Theo kết quả thu được, trong 4 sinh cảnh thu mẫu ở khu vực nghiên cứu, rừng trên núi đá vôi có thành phần họ, giống, loài đa dạng nhất với 14 họ, 28 giống, 35 loài (chiếm 100 % số họ, giống, loài) . Tiếp theo là sinh cảnh đất trồng cây lâu năm với 8 họ, 13 giống và 13 loài (tỉ lệ họ, giống, loài lần lượt là 57,14%; 57,14%; 57,14%); đất trồng cây ngắn ngày với 3 họ, 5 giống, 5 loài (21,43% ; 17,86 %; 14,29 %). Sinh cảnh có độ đa dạng về thành phần loài, giống, họ thấp nhất là khu dân cư với 2 họ, 2 giống và 2 loài (14,29 %; 7,14 %; 5,71%).
Kết quả phân bố của nhóm ốc cạn theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu được tóm tắt trong bảng 4:
Bảng 4. Thành phần loài, giống, họ ốc cạn phân bố theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
STT Sinh cảnh Loài Giống Họ
n n % n n % n n %
1 Rừng trên núi đá vôi 35 100 28 100 14 100
2 Đất trồng cây lâu năm 13 37,14 13 46,43 8 57,14
3 Đất trồng cây ngắn ngày 5 14,29 5 17,86 3 21,43
4 Khu dân cư 2 5,71 2 7,14 2 14,29
Về thành phần họ, trong khu vực nghiên cứu, có 1 họ phân bố đồng thời ở 4 sinh cảnh đó là họ Bradybaenidae và 3 họ Achatinidae, Cyclophoridae và Subulinidae phân bố ở 3 sinh cảnh; phân bố ở 2 sinh cảnh có 4 họ Clausiliidae, Glessulidae, Plectopylidae và có 6 họ còn lại chỉ gặp ở rừng trên núi đá vôi, đó
là các họ Ariophantidae, Camaenidae, Diplommatinidae, Euconulidae,
Về thành phần loài, các loài phân bố rộng trong khu vực nghiên cứu bao
gồm: Cyclophorus diplochius, Cyclotus sp., Japonia diploloma, Pterocyclos
marioni, Pupina anceyi, Achatina fulica, Bradybaena jourdyi, Gudeodiscus giardi, Glessula paviei, Sicradiscus cutiscultus, Lamellaxis gracilis, Prosopeas lavillei.
Sự phân bố của các họ ốc cạn theo sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu được cụ thể trong bảng 5:
Bảng 5. Số lượng cá thể (n), tỉ lệ phần trăm (% ) các họ ốc cạn theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
Họ
Rừng trên núi đá vôi
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây ngắn
ngày
Khu dân cư
n % n % n % n % Achatinidae 2 0,08 3 0,12 22 0,90 Ariophantidae 535 21,80 Bradybaenidae 52 2,12 21 0,86 18 0,73 55 2,24 Camaenidae 108 4,40 Clausiliidae 19 0,77 2 0,08 Cyclophoridae 521 21,22 57 2,32 27 1,10 Diplommatinidae 13 0,53 Euconulidae 4 0,16 Glessulidae 73 2,97 2 0,08 Plectopylidae 497 20,24 72 2,93 Pupinidae 124 5,05 1 0,04 Streptaxidae 85 3,46 Subulinidae 71 2,89 16 0,65 3 0,12 Trochomorphidae 52 2,14 Tổng 2156 87,83 174 7,08 48 1,95 77 3,14 Từ bảng 5 ta có biểu đồ sau:
87.83% 7.08% 1.95%
3.14%
Rừng trên núi đá vôi Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây ngắn ngày Khu dân cư
Biểu đồ 4. Độ phong phú (%) về số lượng cá thể các loài ốc cạn giữa các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
Xét về mặt cá thể, tỷ lệ thu được cao nhất ở rừng trên núi đá vôi với 2156 cá thể chiếm 87,83% với 14 họ đã được xác định; đất trồng cây lâu năm thu được 174 cá thể chiếm 7,08% với 8 họ thu được; đất trồng cây ngắn ngày có số lượng cá thể thu được thấp nhất, chỉ có 48 cá thể chiếm 1,95%, thuộc 3 họ. Tuy chỉ với 2 họ là Achatinidae và Bradybaenidae, nhưng số lượng cá thể thu được ở khu dân cư lại cao hơn đất trồng cây ngắn ngày do 2 họ trên phân bố ở sinh cảnh này phổ biến với 77 cá thể chiếm 3,14%. Như vậy, các sinh cảnh chịu nhiều tác động của đời sống con người như đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày và khu dân cư có số lượng cá thể và thành phần loài thu được thấp hơn nhiều so với sinh cảnh ít chịu sự tác động là rừng trên núi đá vôi.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Đã phát hiện ở khu vực xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có 35 loài ốc cạn thuộc 28 giống, 14 họ, 2 bộ và 2 phân lớp. Trong đó phân lớp Có phổi chiếm ưu thế hơn với 24 loài, chiếm 68,57%, phân lớp Mang trước có 11 loài, chiếm 31,43%.
Trong 18 họ đã phát hiện, Cylophoridae có số lượng loài và giống thu được đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 17,13%) và 6 giống (chiếm 21%). Tiếp theo là 2 họ Ariophantidae và Subulinidae với 4 giống (chiếm 14,3 %), tuy nhiên, giữa 2 họ có sự khác nhau về số loài (4 - 5 loài). Họ Pupinidae có 4 loài và 4 loài này đều thuộc một giống. Những họ còn lại có thành phần giống và loài thấp hơn so với ba họ trên (1 - 2 giống, 1 - 3 loài).
- Đề tài tiến hành mô tả đặc điểm chẩn loại, đặc điểm phân bố và đưa ra một số nhận xét đối với 35 loài ốc cạn thu được ở khu vực nghiên cứu.
- Sự phân bố của ốc cạn có sự khác biệt giữa các sinh cảnh. Rừng trên núi đá vôi có thành phần họ, giống, loài đa dạng nhất với 14 họ, 28 giống, 35 loài. Tiếp theo là sinh cảnh đất trồng cây lâu năm với 8 họ, 13 giống và 13 loài; đất trồng cây ngắn ngày với 3 họ, 5 giống, 5 loài. Sinh cảnh có độ đa dạng về thành phần loài, giống, họ thấp nhất là khu dân cư với 2 họ, 2 giống và 2 loài.
2. Kiến nghị
- Kết quả nghiên cứu mang tính tương đối và chưa toàn diện. Điều kiện thời gian hạn chế, đề tài mới dừng lại ở nội dung nghiên cứu sự phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh. Vì vậy cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu về sự phân bố của ốc cạn theo mùa để có những nhận xét và đánh giá đầy đủ về thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu .
- Tiến hành đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, sự biến dị của các loài trong khu vực nghiên cứu.
- Điều tra nhân dân để hiểu thêm về vai trò của nhóm ốc cạn đối với đời sống và sản xuất.
- Tình trạng phá rừng và khai thác tài nguyên quá mức làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp tuyên truyền, bảo vệ rừng và tài nguyên động - thực vật nơi đây, tạo môi trường thuận lợi để ốc cạn cũng như các động vật khác sinh trưởng và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1.Nguyễn Thị Cậy (2006). Bước đầu nghiên cứu Thân mềm Chân bụng trên cạn
ở khu vực thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ khoa học sinh học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2.Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuấn, Hoàng Đức Đạt (2005). “Dẫn liệu
sinh học hai loài ốc ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh”. Những vấn đề nghiên cứu
cơ bản trong khoa học sự sống - Nxb KH&KT, Tr. 126 - 129.
3.Bùi Thị Hòa, Vàng Thị Thêu, Lương Thị Huệ (2013). Nghiên cứu về thành
phần loài và đặc điểm phân bố các loài ốc cạn ở một số sinh cảnh nhân tác khu vực phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Đề tài nghiên
cứu khoa học.
4.Hoàng Ngọc Khắc, Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Thị Cậy, Trần Thập Nhất,
(2012). Ốc cạn (Gastropda) ở vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Sinh học, 34 (3), Tr. 317 - 322.
5.Vũ Tự Lập (1999). Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục.
6.Bùi Thị Mơ(2013). Xác định thành phần loài ốc cạn ở khu vực hang Thẳm Bó,
xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Khóa luận tốt nghiệp đại học.
7.Đỗ Văn Nhượng, Đinh Phương Dung (2012). “Dẫn liệu về ốc (Gastropoda)
trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên”. Tạp chí sinh học, tập 34 (4), Tr.
397 - 404.
8.Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Thị Phương (2010). “Dẫn liệu về ốc
cạn (Gastropoda) ở núi đá vôi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội”. Tạp chí khoa học
Đại học Quốc gia Hà Nội 26 (2S), Tr. 187 - 191.
9.Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc (2011). “Sơ bộ về thành phần loài và
phân bố Động vật Thân mềm ở cạn tại tỉnh Quảng Ninh”. Hội nghị khoa học
toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 4, Tr. 246 - 249.
10. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Khổng Thúy Anh (2010). “Dẫn liệu
bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở xóm Dù, vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”. Tạp chí sinh học tập 32 (1), Tr. 13 - 16.
11. Đỗ Văn Nhượng, Ngô Thị Minh (2011). “Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của ốc cạn (Gastropoda) ở núi Voi, huyện An Lão, Hải Phòng”.
Tạp chí sinh học tập 33 (2), Tr.1 - 43.
12. Đỗ Văn Nhượng, Trần Thập Nhất (2012). “Dẫn liệu bước đầu về thân mềm
chân bụng (Gastropoda) ở cạn khu vực thành phố Sơn La”. Tạp chí khoa
học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 57 (3), Tr. 101 - 109.
13. Nguyễn Thị Quỳnh, (2012). Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân
bố của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn núi đá vôi khu vực Quốc Oai, Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
14. Đỗ Đức Sáng (2009). “Điều tra thành phần loài lớp Chân bụng
(Gastropoda) khu vực thành phố Sơn La”.
15. Đỗ Đức Sáng, Đỗ Văn Nhượng (2013). “Dẫn liệu về ốc (Gastropoda) ở cạn
khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La”. Hội nghị khoa học toàn quốc
về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Tr. 642 - 648.
16. Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2008). “ Tình hình và kết quả điều tra thành
phần loài ốc cạn ở Việt Nam”. Tạp chí sinh học, tập 30 (4), Tr. 1 - 16.
17. Đỗ Thị Thu Thủy (2006). Nghiên cứu khu hệ ốc ở khu vực thị trấn Thuận
Châu - Sơn La. Khóa luận tốt nghiệp.
18. Thái Văn Trừng (1978). Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học và
Kỹ thuật.
19. Phạm Viết Vượng (2001). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
20. Ủy ban nhân dân xã Chiềng Ngần. Đề án xây dựng nông thôn mới xã
Chiềng Ngần (Giai đoạn 2011 - 2020/2011 - 2015).
Tiếng nước ngoài
21. Bavay et Dautzenberg (1899). Description de Coquinles nouvelles de L’indo
- Chine, Extrait du journal de Conchyliologie.
22. Bavay et Dautzenberg ( 1908). Descrition de Coquilles nouvelless de L indo
23. Bavay et Dautzenberg (1909). Description de Coquinles nouvelles de L’indo
- Chine Extrait du journal de Conchyliologie.
24. Bavay và Dautzenberg (1899). Tài liệu mô tả các loài ốc mới ở Đông
Dương (bản dịch).
25. Dautzenberg et Fischer (1908). Liste des mollusques récoltés par M.Mansuy
end Indo - Chine et Description d’ espèces nouvelles. II, Extrait du Journal
de Conchyliogie, vol. LVI, p: 169 - 217.
26. H. Fischer et Ph. Dautzenberg (1904). Catologue des molusques terrestres
et fluviatiles de L’ Indochine orientale cités jusqú a ce jour (dans: Mission pavie Indo - Chine 1879-1895). Etudes diverses, III, p: 390 - 450.
27. Schileyko A. A, 2011. Check - list of land pulmonate molluscs of Vietnam
(Gastropoda: Stylommatophora). Ruthenica, 2011, vol. 21, No. 1: 1 - 68.
28. Vermeulen J. J. et Maassen Wim J.M(2003). The non marine mollusk fauna of
the Pu Luong, Cuc Phuong, Phu Ly and Ha Long regions in northern Vietnam,
A survey for the Vietnam Programme of FFI, pp : 4 -12.
29. W. J. M. Maassen, E. Gottenberger, 2007. Three new Clausiliid land snails
from Tonkin, northern Vietnam (Gastropoda: Pulmonata: Clausiliidae).
Zoologische Mededelingen, 81-1. Trang web 1. http://www.sonla.gov.vn/ 2. http://www.yenbai.gov.vn/vi/pages/chitietsonla.aspx 3. http://www.yenbai.gov.vn/vi/pages/chitietvungtaybac.aspx 4. http://www.sinhhocvietnam.com.vn