Một số tính chất của bê tông xây dựng các công trình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ĂN MÒN BÊ TÔNG, BIẾN ĐỔI KHẢ NĂNG CHỊU LỰC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG MÔI TRƯỜNG CHUA MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG (Trang 25 - 27)

Bê tông dùng để làm kết cấu chịu lực cần phải thỏa mãn những yêu cầu về các tính năng vật lý và cơ học mà quan trọng nhất là: Có đủ cường độ, độ chặt sít, có lực bám dính tốt với cốt thép.

Ngoài ra còn có những yêu cầu khác tùy thuộc vào nhiệm vụ kết cấu và điều kiện sử dụng chúng. Với kết cấu nằm trong môi trường xâm thực thì độ bền chống ăn mòn là một yêu cầu quan trọng.

Các công trình thủy công còn yêu cầu bê tông có độ chống thấm tốt, có nhiệt lượng tỏa ra ít khi khô cứng.

Để đạt được các yêu cầu đề ra, cần phải chọn thành phần bê tông cho thích hợp, thi công đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm chất lượng cao.

• Muốn xác định cường độ của bê tông trong xây dựng công trình, trong quá trình thi công đổ bê tông các kết cấu, đồng thời phải chế tạo và dưỡng hộ các mẫu thử riêng, có hình khối lập phương hoặc hình khối trụ. Kích thước mẫu thử cũng như phương pháp chế tạo và bảo dưỡng mẫu phải tuân thủ theo các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN : 3105 – 1993). Trong trường hợp cụ thể, kích thước mẫu thử tùy thuộc vào độ lớn của hạt tham gia trong hỗn hợp bê tông và tối thiểu phải lớn hơn 4 lần kích thước hạt lớn nhất.

Khi độ lớn của hạt cốt liệu đến Dùng mẫu kích thước 30 mm 100 x 100 x 100 mm 40 mm 150 x 150 x 150 mm 60 mm 200 x 200 x 200 mm 150 mm 300 x 300 x 300 mm

Trong quy phạm của các quốc gia dùng mẫu lập phương để xác định cường độ chịu nén của bê tông đều chọn mẫu kích thước 150 x 150 x 150 mm là mẫu chuẩn.

Ngày nay nhiều nước trên thế giới dùng phổ biến loại mẫu hình trụ với quy định kích thước chiều cao H = 300 mm và đường kính D = 150 mm khi cỡ hạt lớn nhất là 50 mm.

Đối với các mẫu lấy trực tiếp trên công trình bằng biện pháp khoan lõi có thể có đường kính khác nhau (tuỳ thuộc vào đường kính mũi khoan) nhưng vẫn phải đảm bảo tỉ lệ H/D = 2; chẳng hạn như các mẫu 143/71,5 và 200/100. Cũng có thể không theo tỉ lệ H/D = 2 như quy định, nhưng khi đó muốn đưa kích thước mẫu khoan về tỉ lệ quy định (H/D = 2) cần phải nhân với hệ số K, có giá trị như trong bảng sau:

H/D 1,9 1,8 1,7 1,6 1,5 1,4 1,3 1,2 1,1 1,0

K 0,99 0,98 0,97 0,95 0,94 0,93 0,92 0,91 0,90 0,89

• Mẫu thử được thí nghiệm phá hoại trên máy ép thủy lực chuyên dùng hoặc các máy thí nghiệm vạn năng. Máy thí nghiệm được chọn phải thỏa mãn các yêu cầu: Có công suất không vượt quá 20% giá trị tải trọng cần thiết để phá hoại hoàn toàn mẫu thử, có độ chính xác của phép đo không lệch quá ± 2% đại lượng của tải trọng đo, có khả năng tăng đều lực nén trên mẫu với tốc độ gia tải khoảng 2 – 3 kG/cm2/s.

• Cường độ giới hạn của bê tông khi nén được xác định trên mẫu có kích thước chuẩn 150 x 150 x 150 mm, được xác định theo công thức:

R = P/F (kG/cm2)

Trong đó : P - Tải phá hoại mẫu (kG)

F - Diện tích tiết diện ngang mẫu (cm2)

• Độ chống thấm của bê tông được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 3116 : 1993. Mẫu bê tông để xác định độ chống thấm có đường kính là D = 150 mm, chiều cao H = 150 mm, phương pháp chế tạo và bảo dưỡng mẫu phải tuân thủ theo các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN : 3105 – 1993). Đến tuổi thí nghiệm, mẫu được đưa lên máy thí nghiệm thấm, tạo áp lực để xác định độ chống thấm của bê tông .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ĂN MÒN BÊ TÔNG, BIẾN ĐỔI KHẢ NĂNG CHỊU LỰC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG MÔI TRƯỜNG CHUA MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w