Kết quả xác định cường độ nén bê tông của các công trình vùng chua mặn ĐBSCL:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ĂN MÒN BÊ TÔNG, BIẾN ĐỔI KHẢ NĂNG CHỊU LỰC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG MÔI TRƯỜNG CHUA MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG (Trang 43 - 48)

mặn ĐBSCL:

Trong nhữngtỉnh của vùng nghiên cứu, mỗi tỉnh chọn một số công trình, mỗi công trình chọn các vị trí khác nhau (tuỳ điều kiện mỗi công trình) để khoan lõi xác định cường độ nén.

Tính toán xác định cường độ bê tông hiện trường đối với khoan mẫu như sau:

Xác định cường độ chịu nén của của từng mẫu khoan (Rmk) Rmk = P/F (2 - 2)

Trong đó:

P là tải trọng phá hoại thực tế khi nén mẫu. F là diện tích bề mặt chịu lực của mẫu lõi khoan.

Xác định cường độ bê tông hiện trường của từng mẫu khoan (Rhti) Rhti = k x D x Rmk / (1,5 + 1/λ) (2 - 3)

Trong đó:

D là hệ số ảnh hưởng của phương khoan so với phương độ bê tông. D = 2,5 khi phương khoan vuông góc với phương đổ bê tông. D = 2,3 khi phương khoan song song với phương đổ bê tông.

λ là hệ số ảnh hưởng của tỷ lệ chiều cao (h) và đường kính (dmk) của mẫu khoan đến cường độ bê tông, và λ = 1 ÷ 2

H là chiều cao của mẫu lõi khoan sau khi đã làm phẳng bề mặt. dmk là đường kính thực tế của mẫu khoan.

K là hệ số ảnh hưởng của cốt thép trong mẫu khoan : Trường hợp không có cốt thép K = 1

Trường hợp mẫu khoan có 1 thanh thép: K = 1 + 1,5.dt.a/(h.dmk)

dt là đường kính danh định của cốt thép nằm trong mẫu khoan. a là khoảng cách từ trục thanh thép đến đầu gần nhất mẫu khoan. Xác định cường độ bê tông hiện trường của các vùng, cấu kiện hoặc kết cấu (Rht) :

Rht = ∑ Rhti/n (2 - 4) Trong đó:

Rhti là cường độ bê tông hiện trường của mẫu khoan thứ i. n là số mẫu khoan trong tổ mẫu.

Kết quả thí nghiệm cường độ nén bê tông hiện trường của một mẫu lõi khoan theo ví dụ đại diện ở bảng 2 - 1:

Bảng 2 – 1: Thí nghiệm cường độ nén mẫu bê tông lõi khoan của mẫu đại diện

TT Các thông số cần tính toán Kí hiệu Đơn vị kết quả

1 Đường kính mẫu dmk cm 9,8 2 Chiều cao mẫu h cm 15,24 3 Tỉ số λ = h/dmk λ - 1,555 4 Tiết diện mẫu F cm2 75,4 5 Lực nén phá hủy mẫu P kG 13250 6 Cường độ nén mẫu lõi khoan Rmk kG/cm2 176 7 Hệ số theo phương khoan D - 2,5 8 Cường độ nén bê tông hiện trường Rhti kG/cm2 205

Tại các vị trí có khoan lõi bê tông ta thí nghiệm đồng thời siêu âm và bắn súng bê tông để xác định vận tốc sóng âm và độ nẩy khi bắn súng. Kết quả tổng hợp cường độ nén bê tông mẫu lõi khoan và siêu âm kết hợp súng bật nẩy, bảng 2 – 2(PL) phần phụ lục.

Từ kết quả cường độ nén mẫu bê tông lõi khoan cùng với kết quả siêu âm, bắn súng tại kết cấu công trình ở vị trí khoan mẫu bảng 2 – 2(PL), ta có biểu đồ quan hệ (V ∼ R) và (n ∼ R)

• Từ biểu đồ quan hệ vận tốc sóng âm với cường độ nén bê tông (V ∼ R) ta xác định được quan hệ của đường tương quan như sau:

R = 14.266141 e0.000687V (2 - 5)

Trong đó: R: là cường độ nén của bê tông (kG/cm2) V: là vận tốc sóng siêu âm (m/s)

• Từ biểu đồ quan hệ trị số bật nẩy bắn súng với cường độ nén bê tông (n ∼ R) ta xác định được quan hệ của đường tương quan như sau:

R = 46.12424 e0.05296n (2 - 6)

Trong đó: R: là cường độ nén của bê tông (kG/cm2) n: là trị số bật nẩy bắn súng

2.2.2.2 Kết quả xác định cường độ nén bằng phương pháp không phá hủy:

Từ kết quả thí nghiệm xác định quan hệ vận tốc sóng âm với cường độ nén bê tông (V ∼ R), quan hệ trị số bật nẩy bắn súng với cường độ nén bê tông (n ∼ R), ta xác định được cường độ bê tông tại kết cấu công trình.

Để xác định được cường độ bê tông của các công trình thuỷ lợi thuộc các vùng môi trường nước chua, môi trường nước mặn, môi trường nước thường, ta dựa vào sự phân vùng môi trường khác nhau, mỗi vùng ta chọn ra những công trình đại diện để nghiên cứu khảo sát, xác định cường độ bê tông công trình của từng vùng môi trường. Trong từng vùng, chọn ra các công trình có tuổi bê tông khác nhau để thí nghiệm khảo sát.

Với sự lựa chọn ra các vùng miền và thời gian khác nhau, ta xác định được diễn biến cường độ bê tông theo thời gian của từng vùng môi trường nước ăn mòn khác nhau. Từ đó có được sự nhìn nhận đánh giá tổng quát cho mỗi vùng miền về cường độ bê tông tại kết cấu công trình thủy lợi vùng ĐBSCL.

Kết quả xác định cường độ bê tông bằng phương pháp không phá huỷ, của các công trình vùng môi trường nước chua phèn vùng ĐBSCL, bảng 2 - 3 (PL) phần phụ lục.

Kết quả xác định cường độ nén bê tông bằng phương pháp không phá hủy, của các công trình vùng môi trường nước mặn vùng ĐBSCL, bảng 2 – 4 (PL) phần phụ lục.

Kết quả xác định cường độ nén bê tông bằng phương pháp không phá hủy, của các công trình trong môi trường nước thường vùng ĐBSCL, bảng 2 – 5 (PL) phần phụ lục

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ĂN MÒN BÊ TÔNG, BIẾN ĐỔI KHẢ NĂNG CHỊU LỰC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG MÔI TRƯỜNG CHUA MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w