- Phương pháp kế thừa: Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của
4.5. Lựa chọn nguyên liệu sản xuất
Khi lựa chọn nguyên liệu, ta phải xem xét các yếu tố chính như tính chất của nguyên liệu, giá thành nguyên liệu, điều kiện gia công chế biến…
Hiện nay nguyên liệu để sản xuất các loại giường nói chung và các loại giường sử dụng cho không gian nội thất có diện tích hạn chế là rất phong phú và đa dạng. Ngoài gỗ tự nhiên rất nhiều các loại vật liệu khác như: kim loại, chất dẻo tổng hợp, ván nhân tạo... cũng được dùng để thay thế gỗ tự nhiên trong quá trình sản xuất đồ mộc. Những vật liệu này được phát triển không những tạo ra sự phong phú, đa dạng cho sản phẩm mộc mà còn tạo ra những đồ mộc có chất lượng cao và có tính kinh tế cao.
Gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm, do vậy việc sử dụng gỗ tự nhiên để sản xuất đồ mộc bị hạn chế dần. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ván nhân tạo dùng cho đồ nội thất gia dụng, các loại ván này gồm: ván dăm, ván dán, MDF, các loại ván mỏng…Đặc điểm chung của các loại ván này là tính chất ổn định kích thước cao hơn hẳn gỗ tự nhiên, tính chất cơ lý tốt, tuy nhiên khả năng chịu ẩm và chịu uốn dẻo kém. Các loại ván này thay thế cho gỗ tự nhiên và có tính kinh tế cao. Ngoài ra, hiện nay ván ép định hình đang chiếm một ưu thế rất lớn trong sản xuất đồ mộc bởi những đặc tính ưu việt của nó so với các loại ván khác.
Ván dăm có tính ổn định kích thước cao hơn hẳn so với gỗ tự nhiên, bởi vậy ván dăm được sử dụng rất phổ biến trong công nghệ sản xuất đồ mộc, nhất là các loại đồ mộc được ghép tấm phẳng. Trước đây, ván dăm chỉ được sử dụng trong một số loại sản phẩm mộc nhất định, nay nó được ứng dụng hầu hết ở các vị trí có thể. Ngay cả những sản phẩm mộc mang tính truyền thống nay cũng có mặt của ván dăm. Khi lựa chọn ván dăm làm nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc cần quan tâm tới các tính chất cơ – lý – hoá, tính độc hại và một số tính chất có yêu cầu đặc biệt khác.
Ván dán thường được sử dụng thay thế cho gỗ tự nhiên ở nhiều vị trí như: mặt bàn, mặt ghế, hồi tủ hay các vách tủ... Ván dán có thể được uốn
cong hay được gia công theo phương pháp ép định hình. Ván dán trước đây thường có chiều dày từ 4 – 6mm và có kết cấu từ 3 – 5 lớp. Ngày nay các loại ván dán có chiều dày từ 10mm trở lên đã được sử dụng tương đối nhiều, ứng dụng rộng rãi như ván dăm. Trong công nghệ sản xuất hàng mộc hiện nay chúng ta thường thấy ván dán còn được sử dụng trong các kết cấu tấm pano. Nếu được xử lý, trang trí bề mặt tốt, chất lượng của chúng không thua kém sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên, hơn nữa nó còn hơn hẳn gỗ tự nhiên bởi tính ổn định kết cấu của nó.
Ván sợi có nhiều loại, sản xuất theo phương pháp ướt có ván sợi ướt, ngược lại sẽ có loại ván sợi khô; theo tính chất có ván sợi chịu nước, ván sợi cách âm, cách nhiệt ; theo hình thức sản phẩm có ván sợi định hình, ván sợi không định hình... Ván sợi được chú ý nhờ những tính năng đặc biệt như cách âm, cách nhiệt của nó là loại vật liệu rất tốt để thay thế gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ mộc.
Ván mộc là loại ván được sản xuất để làm đồ mộc có cấu tạo cơ bản là lõi được ghép bằng gỗ xẻ hay tấm tổ ong cho một khung xác định và lớp áo được dán bọc bằng các lớp ván mỏng (ván dán, ván bóc, ván lạng). Ván mộc thường được sản xuất từ các tấm định hình tạo thành các bộ phận của sản phẩm mộc. Ví dụ như: mặt bàn, đầu giường, vách, hồi tủ...Hiện nay trong sản xuất cũng có những loại ván mộc không có khung.
Ván ghép thanh là loại ván được ghép từ những thanh gỗ xẻ nhỏ gọi là thanh cơ sở để tạo ra một tấm ván có độ rộng lớn hơn rất nhiều so với kích thước của thanh cơ sở. Loại ván này có thể được phủ mặt hoặc không phủ mặt tuỳ theo yêu cầu sản phẩm cụ thể. Người ta có thể trang sức ván ghép thanh bằng một màng trang sức trong suốt nếu các thanh cơ sở đã được tuyển chọn có chất kượng tốt, tương đối đồng đều và được ghép lại với nhau theo một quy luật nào đó.
Do đặc điểm cũng như nguyên lý cấu tạo của sản phẩm trên mà tôi chọn loại gỗ tự nhiên làm nguyên liệu cho sản phẩm của mình. Do đặc thù
của sản phẩm là phải nâng lên, hạ xuống nên nguyên liệu dùng để sản xuất vừa phải đảm bảo tính chất cơ lý tốt, vừa có khối lượng nhẹ. Ở đây tôi chọn gỗ keo lá tràm làm nguyên liệu cho sản phẩm này.
Tính chất cơ lý chủ yếu của gỗ keo lá tràm:
Tính chất cơ lý Đơn vị Giá trị
Khối lượng thể tích cơ bản g/cm3 0.542 Khối lượng thể tích khô kiệt g/cm3 0.502
Tỉ lệ dãn nở thể tích, Yv % 10.33 Độ hút nước % 90.06 Độ hút ẩm % 25.62 Độ bền ép dọc MPa 46.19 Độ bền uốn tĩnh MPa 78.34 Độ bền ép ngang - Xuyên tâm - Tiếp tuyến MPa MPa MPa 7.14 7.06
Mô đun đàn hồi uốn tĩnh MPa 10198.5
Độ bền trượt dọc - Mặt cắt xuyên tâm - Mặt cắt tiếp tuyến MPa MPa MPa 9.548 10.18 Độ cứng tĩnh - Mặt cắt ngang - Mặt cắt xuyên tâm - Mặt cắt tiếp tuyến MPa MPa MPa MPa 61052 52.37 53.92