II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠO SẮC THÁI KINH DOAN HỞ VIỆT NAM
4. Nhóm giải pháp chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Cần tổ chức chương trình nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước để làm rõ lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam hiện nay .
+ Cần nhanh chóng đưa vào chương trình giáo dục, đào tạo các trường đại học, nhất là các trường kinh tế để cho sinh viên - những nhà kinh doanh tương lại nắm được văn hóa kinh doanh.
+ Cần có các huân chương, huy chương và cúp thưởng cho các doanh nghiệp được tuyển chọn hàng năm.
+ Các phương tiện thông tin đại chúng cần quảng bá rộng rãi và mạnh mẽ hơn nữa văn hóa kinh doanh.
+ Củng cố, hoàn thiện hội doanh nghiệp, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trở thành một trong những mắt khâu quan trọng của thiết chế văn hóa kinh doanh Việt Nam. Xây dựng và củng cố các thiết chế văn hóa kinh doanh ở cơ sở làm nền tảng cho văn hóa kinh doanh Việt Nam là các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Không lúc nào hết chúng ta thấy được tầm quan trọng của văn hóa trong kinh doanh như lúc này. Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu hóa để đứng vững và tồn tại, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp tự khẳng định mình, tự xây dựng cho mình những thang giá trị đạo đức được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận. Bỏ lề lối kinh doanh chộp giựt, lừa đảo, cơ hội... đạt lợi nhuận bằng bất cứ giá nào. Thay vào đó, là cách thức kinh doanh hiện đại phù hợp, là sự kết hợp giữa cái lợi, cái đẹp, cái chân thiện mỹ giao thoa nhau. Tạo ra sự thăng hoa, là nấc thang đưa doanh nghiệp tạo cho mình hình ảnh về thương hiệu là những sản phẩm mới giá trị kết tinh trong sản phẩm của mình, qua chất lượng qua công nghệ của mình.
Tuy là muộn so với môi trường kinh doanh thế giới, nhưng nó không bao giờ là muộn, nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, tự khẳng định mình và vươn ra xa thị trường thế giới. Câu trả lời là việc kinh doanh của doanh nghiệp cần kết hợp giữa văn hóa và kinh doanh. Bằng cách chọn cho mình sự kết hợp giữa lợi ích của doanh nghiệp, gắn với lợi ích của xã hội, của người tiêu dùng. Làm được điều đó, tức là giúp doanh nghiệp có một vũ khí cạnh tranh hiệu quả, đó là cạnh tranh bằng thương hiệu. Bằng chính gía trị của mình.
Để khép lại vấn đề văn hóa trong kinh doanh, chúng ta cần khẳng định lại vai trò hết sức to lớn của kinh doanh có văn hoá. Chính vai trò to lớn đó là động lực cho sự tìm tòi nghiên cứu đề tài này. Tuy chưa đầy đủ, nhưng là những đóng góp cho sự phát triển của môi trường văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Để thực sự tạo ra môi trường kinh doanh có văn hóa các doanh nghiệp cần thực sự có thái độ cầu tiến, cần coi văn hóa kinh doanh thực sự là vũ khí là sự sống còn trong cạnh tranh hội nhập.
Do vấn đề còn là mới mẻ ở Việt Nam, cho nên bài viết còn cần có sự hoàn thiện, còn cần sửa chữa và bàn bạc. Mọi đóng góp tạo thêm sự hoàn
chỉnh cho vấn đề. Để tương lai không xa văn hoá và kinh doanh phát huy hiệu quả to lớn ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn hoá tiêu dùng (Lê Như Hoa) – NXBVH Thông tin
2. Văn hoá và kinh doanh (GS Phạm Xuân Nam) – NXB KHXH
3. Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam.
4. Văn hoá và kinh doanh – NXB – lao động 2001
5. Giáo trình triết học – Lênin – Trường ĐHKTQD, NXBGD2001 6. Tạp chí cộng sản năm 2001,2002.
7. Giáo trình Quản lý xã hội – Trường ĐHKTQC – NXB KHKT
8. Tạp trí kinh tế và phát triển số 80 tháng 2 (2004), số 83 tháng 5(2004)
9. Báo thời báo KTVN số 149 (thứ sáu 17/9/2004)
10. Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng số (5,6)/2004 và số (7,8) năm 2004.