Nhóm giải pháp về tăng cường và nâng cao quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.doc (Trang 30 - 31)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠO SẮC THÁI KINH DOAN HỞ VIỆT NAM

2. Nhóm giải pháp về tăng cường và nâng cao quản lý nhà nước.

- Hoàn thiện khung khổ pháp luật: Khung khổ pháp luật là một công cụ quan trọng có tác động đến toàn bộ nền kinh tế chung, cũng như việc xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam.

Để hoàn thiện khung khổ pháp luật cần giải quyết.

+ Thể chế kinh tế phải tiếp tục cụ thể hóa những quan điểm, đường lối của Đảng thành luật, chính sách của nhà nước.

+ Sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chính sách như: Chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tài chính và tín dụng, chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại, chính sách phát triển doanh nghiệp, chính sách lao động – tiền lương, chính sách đất đai, chính sách khoa học – công nghệ, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực...

+ Các văn bản cụ thể hóa thể chế kinh tế cần phải được đội ngũ những nhà doanh nghiệp và quần chúng nhân dân tham gia đóng góp tuỳ theo nội dung và yêu cầu.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh gia nhập thị trường như tiếp tục rà soát để bãi bỏ các giấy phép con, bảo đảm tự do kinh doanh theo pháp luật, không gây trở ngại cho việc bỏ vốn đầu tư vào sản xuất – kinh doanh của người dân.

+ Tiếp tục thi hành luật doanh nghiệp, đồng thời với đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ của thể chế kinh tế, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường.

- Cải cách thủ tục hành chính.

+ Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện việc thi hành luật doanh nghiệp, đưa luật doanh nghiệp đi vào cuộc sống hơn nữa để thực sự tạo ra bước chuyển biến mới. Trong đời sống kinh tế nước ta.

Loại bỏ các rào cản đang gây phiền hà và làm tăng chi phí đầu tư kinh doanh.

+ Cần đổi mới nhận thức theo hướng nhà nước các cấp cũng như các cơ quan chức năng của nó phải được coi là những pháp nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật như người dân và doanh nghiệp.

+ Đổi mới nhận thức về văn hoá trong doanh nghiệp của các cán bộ công chức của các cơ quan chức năng liên quan tới quản lý các loại hình doanh nghiệp.

- Nâng cao vai trò của nhà nước + Những vấn đề về thuế

+ Tạo ra triển vọng phát triển

+ Các vấn đề thương hiệu và bảo vệ sở hữu trí tuệ. + Đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng.

+ Đào tạo nguồn nhân lực.

+ Đối xứ bình đẳng đối với các thành phần kinh tế.

+ Giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến giảm chi phí kinh doanh.

+ Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu và tham nhũng. + Các vấn đề thực thi luật và chính sách.

Một phần của tài liệu Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w