Chiến lược tài chính

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ MERCURE SƠN TRÀ RESORT (Trang 87 - 88)

3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

3.2.3 Chiến lược tài chính

Để đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mang lại lợi ích tối đa cho chủ đầu tư, ban quản lý khu nghỉ dưỡng cần phải hoạch định một chiến lược tài chính hợp lý và chặt chẽ.

Với mục tiêu đã đề ra từ phía nhà đầu tư và doanh nghiệp, bộ phận tài chính lập ra các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Hệ thống kế hoạch tài chính này đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát toàn doanh nghiệp. Nó có vai trò trong việc làm cơ sở cho ban quản lý lập kế hoạch cho tương lai, phát triển định hướng chung cho toàn khu nghỉ dưỡng, sử dụng và phối trí nguồn lực một cách hiệu quả.

Việc lập kế hoạch tài chính tại Mercure Sơn Trà được tiến hành bởi phòng tài chính theo tiến trình như sau:

3.2.3.1 Thu thập thông tin lập ngân sách

Trước khi lập ngân sách, trưởng phòng tài chính sẽ thông báo cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp về nhu cầu thu thập thông tin cho việc lập ngân sách.

Dự đoán doanh thu

Trưởng bộ phận lễ tân có trách nhiệm trong việc tổng kết doanh thu trong kỳ và dự đoán doanh thu cho kỳ đến dựa trên số liệu đã thu thập, xu hướng biến động doanh thu qua từng kỳ cũng như những tác động của môi trường bên ngoài.

Dự đoán chi phí

Ngoài việc dự đoán doanh số, phòng tài chính cũng sẽ phối hợp với các bộ phận và phòng ban khác để dự đoán chi phí cho kỳ tới. Việc xem xét chi phí được tiến hành dựa trên số liệu lịch sử kết hợp với việc phân tích các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài để đưa ra dự đoán phù hợp nhất.

3.2.3.2 Xây dựng các ngân sách hoạt động

Ngân sách hoạt động bao gồm các ngân sách cấu thành sau đây: Ngân sách bán hàng

Nhóm 3 Trang 87

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú

Ngân sách sản xuất Ngân sách mua sắm Các ngân sách khác

Với thông tin dự đoán về doanh thu, bộ phận tài chính sẽ lập ngân sách bán hàng. Từ đó, với thông tin này, các bộ phận tác nghiệp sẽ xác định được kế hoạch về lao động, nguyên vật liệu, … để tập hợp trong ngân sách sản xuất và ngân sách mua sắm trong kỳ.

3.2.3.3 Xây dựng các ngân sách tài chính

Các ngân sách tài chính gồm ngân sách ngân quỹ, dự toán báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán.

a. Ngân sách ngân quỹ

Ngân sách ngân quỹ là một kế hoạch chi tiết biểu diễn tất cả các dòng tiền vào và dòng tiền ra dự đoán của công ty trong một thời kỳ trên cơ sở tiền mặt. Việc theo dõi dòng ngân quỹ cho biết tình trạng thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt để doanh nghiệp lập kế hoạch vay tiền khi cần hoặc trả nợ trong thời kỳ dư thừa tiền mặt.

b. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bảng tóm tắt về doanh thu và tổng chi phí dự kiến của một thời kỳ trong tương lai, dự toán kết thúc với thông tin về tình hình lời (lỗ) của thời kỳ đó. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên sự tổng hợp các số liệu về ngân sách bán hàng, ngân sách sản xuất, ngân sách mua sắm và các ngân sách hoạt động khác.

c. Dự toán bảng cân đối kế toán

Dự toán bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp vào cuối thời kỳ lập kế hoạch, nó phản ánh tổng hợp các thay đổi tài chính do các quyết định và hành động của ban quản trị đã hoạch định trong kỳ. Dự toán bảng cân đối kế toán phản ánh vị thế tài chính dự toán của công ty trong kỳ tới.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ MERCURE SƠN TRÀ RESORT (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w