Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cửu Long

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cửu long (Trang 100 - 105)

tính giá thành sản phẩm tai công ty cổ phần Cửu Long

3.2.1. Về công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Cửu Long

- Về tài khoản kế toán: Công ty chỉ nên mở tài khoản cấp 4 cho một số tài khoản cần

thiết và có số lượng nghiệp vụ phát sinh lớn không nên mở cho tất cả các tài khoản. Ví dụ như việc sử dụng tài khoản cấp 4 cho 627.

- Về Sổ sách: Số lượng sổ sách công ty là khá lớn do đó yêu cầu cần có sự phân loại

chi tiết hơn cụ thể tủ lưu trữ sổ sách cần chia ra nhiểu ngăn và mỗi ngăn là sổ sách của từng quý từng năm có ghi chú đánh dấu cùng với đó các sổ sách như vậy sẽ thuận tiện cho việc kiểm tra và lấy thông tin để nên các báo cáo.

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Công ty có những chính sách khuyến khích

nhân viên trong phòng kế toán tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ. Cụ thể là sẽ trợ cấp 50% hoặc 100% khi nhân viên tham gia khóa học.

Công ty nên lắp thêm một chiếc máy tính tại phòng kế toán sẽ được nối mạng và liên kết với máy ở các phòng, phân xưởng thuận tiện trong việc lấy thông tin và kiểm tra. Ví dụ liên kết vơi máy tính ở Tổng kho vật tư

3.2.1. Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cửu Long Công ty cổ phần Cửu Long

- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Đối với việc sản xuất sản phẩm, nguyên vật liệu được coi là nhân tố quyết định để tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp. Tuy thuận lợi do có vị trí gần nguồn nguyên liệu dồi dào, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, khai thác nguyên vật liệu. Nhưng hàng kỳ trong các Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục phí, vì vậy nếu muốn hạ giá thành sản phẩm ta cần tìm biện pháp làm giảm chi phí nguyên vật liệu sản xuất, nhưng đồng thời tránh không làm giảm chất lượng sản phẩm của Công ty.

Để xác định chi phí nguyên vật liệu ta sử dụng công thức: Cvl = Vđk + Vx - Vt

Trong đó:

Cvl là chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong kỳ Vđk là trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ

Vx là trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất 100

Vt là trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ, giá trị phế liệu thu hồi (nếu có). - Công ty nên quản lý việc tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu chặt chẽ hơn nữa, cần quy định thời gian để kế toán tại các phân xưởng xác định kịp thời số nguyên vật liệu nhập - xuất - tồn trong kỳ hạch toán, số nguyên vật liệu xuất dùng không hết và báo cáo số liệu lên Tổng kho, để Tổng kho lập báo cáo Nhập - Xuất - Tồn nguyên vật liệu gửi lên phòng kế toán. Số nguyên vật liệu dùng không hết ta có thể không nhập kho nhưng vẫn phải hạch toán như sau

Ta căn xứ vào Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng bút toán đỏ (ghi âm)

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có Tk 152

Sang đầu kỳ sau, kế toán lại ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng bút toán thường

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152

Trường hợp cuối tháng, NVL sử dụng không hết được nhập lại kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi:

Nợ TK 152 Có TK 621

- Công ty nên thu hồi những phế liệu sau khi sản xuất. Công ty nên tiến hành thu hồi và phản ánh giảm chi phi nguyên vật liệu trực tiếp, từ đó làm giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Nhưng công ty cũng phải có các biện pháp quản lý mức phế liệu thu hồi nhỏ tới mức tối đa tránh lãng phí nguồn nguyên vật liệu.

- Công ty nên nghiên cứu tìm các loại vật liệu thay thế để giảm bớt chi phi giá thành nhưng vẫn phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Công ty cần phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường để tìm các nguồn cung cấp vật liệu vớí giá cả và chất lượng phù hợp để tiết kiệm chi phí giá thành. Cần tìm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu gần nơi sản xuất để hạ chi phí giá thành sản phẩm.

- Về chi phí nhân công trực tiếp

Đối với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở công ty thì kế toán có thể phân bổ chi phí nhân công theo từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ dựa trên doanh thu của đơn đặt hàng đó. Cụ thể là thực hiện theo dõi

101101 101

tổng tiền lương trong tháng cho công nhân trực tiếp sản xuất một sản phẩm nào đấy sang tổng tiền lương cơ bản dựa trên tỷ lệ giữa tổng tiền lương cơ bản và tổng tiền lương sản phẩm.

-Về việc xác định khấu hao tài sản cố định và phân bổ

Trong công ty theo em nên phân loại tài sản sau đó lựa chọn hình thức khấu hao cho từng loại tài sản. đối với nhà xưởng thì có thể áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, còn với máy móc phục vụ cho sản xuất thì nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh trong thời gian đầu của tài sản. Với cách kết hợp như vậy vừa đảm bảo cho công ty có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh mà không làm cho giá thành tăng quá lớn. Công ty nên lựa chọn một hình thức phân bổ thống nhất.

-Về kế toán chi phí sản phẩm hỏng

Việc hạch toán chi tiết sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất là rất quan trọng. Vì qua đó sẽ biết được chính xác tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm của công ty và giúp công ty rút ra được những biện pháp giảm chi phí sản phẩm hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Do doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng. Vì vậy mà số lượng và chất lượng hàng của đơn đặt hàng luôn luôn chính xác và đầy đủ.

Nhưng có thể do những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan có những đơn đặt hàng vẫn có những sản phẩm hỏng. Khi đó, doanh nghiệp phải tiến hành bắt đầu lại quy trình làm bù lại những sản phẩm theo đơn đặt hàng cho kịp tiến độ bàn giao. Bên cạnh đó, những sản phẩm hỏng còn được quy ra trách nhiệm cho cá nhân và bộ phận liên quan.

Việc làm đó sẽ làm giảm đi mức sản phẩm hỏng trong các đơn đặt hàng dẫn đến làm giảm chi phí giá thành sản phẩm. Ngoài ra, nó cũng có tác động gián tiếp đến tinh thần và trách nhiệm làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất, thúc đẩy tay nghề và nâng cao hiệu quả làm việc của các phân xưởng.

-Về việc xuất dùng công cụ dụng cụ nhỏ và phân bổ dần công cụ vào chi phí sản xuất

Đối với các loại công cụ dụng cụ nhỏ Công ty tiến hành phân bổ một lần và gộp vào chung một loại như nhau vào giá thành trong kỳ là chưa hợp lý, vì các loại công cụ dụng cụ này có giá trị lớn nhỏ cũng như thời gian sử dụng ngắn dài khác nhau cho nên khi phân bổ để tính giá thành trong từng kỳ ta phải phân loại chúng ra theo thời gian sử dụng để phân bổ đồng thời đảm bảo sự ổn định về giá thành mỗi kỳ.

Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ Công ty có thể tiến hành kế toán như sau: 102

- Đối với những công cụ nhỏ giá trị lớn và thời gian sử dụng dưới một năm, khi xuất dùng trong tháng công ty nên hạch toán qua tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn, từ đó theo dõi và phân bổ dần cho các kỳ trong 1 niên độ kế toán.

Phương pháp kế toán:

Khi xuất dùng công cụ dụng cụ ta ghi: Nợ TK 142

Có TK 153

Sau đó tuỳ vào số lần phân bổ công cụ dụng cụ trong kỳ để ta hạch toán vào tài khoản chi phí:

Nợ TK 627 Có TK 142

- Đối với các công cụ dụng cụ thời gian sử dụng trên 1 năm thì ta phân bổ qua TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn, để tiến hành theo dõi và phân bổ dần cho các kỳ trong nhiều niên độ kế toán. Ta hạch toán như sau:

Khi xuất dùng công cụ dụng cụ: Nợ TK 242

Có TK 153

Khi phân bổ nhiều lần trong kỳ: Nợ TK 627

Có TK 242

103103 103

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu rõ nhưng ưu và nhược điểm trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Cửu Long. Căn cứ vào đó đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện công tác tại công ty bao gồm các phần sau:

- Ưu nhược điểm của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

- Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

- Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm tại công ty.

104104 104

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cửu long (Trang 100 - 105)