OPC và tổng quan về kiến trúc OPC

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MÔ HÌNH NHÀ KÍNH (Trang 25 - 27)

OPC (OLE for Proccessing Control) là chuẩn giao tiếp do Hiệp hội OPC Foundation xây dựng và phát triển. Dựa trên mô hình hướng đối tượng (D) COM của hàng Microsoft, OPC định nghĩa thêm một số giao diện từ khai thác các quá trình kĩ thuật, tạo cơ sở cho các ứng dụng điều khiển phân tán mà không bị phụ thuộc và mạng công nghiệp cụ thể. OPC qui định một số giao diện chuẩn cho các chức năng :

- Khai thác truy quét dữ liệu quá trình (Data Access) từ nhiều nguồn khác nhau (PLC, các thiết bị trường, bus trường, cơ sở dữ liệu …).

- Xử lí sự kiện và sự cố (Event and Alarm). - Truy nhập dữ liệu quá khứ (Historical Access);. - Ưu điểm sử dụng OPC :

- Cho phép các ứng dụng khai thác, truy nhập dữ liệu theo một cách đơn giản thống nhất.

- Hỗ trợ truy nhập dữ liệu theo cơ chế tuần tự (polling) hoặc theo sự kiện (Driven – event).

- Kiến trúc không phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị. - Linh hoạt và hiệu suất cao.

- Sử dụng được hầu hết các công cụ phần mềm SCADA thông dụng, hoặc bằng một ngôn ngữ cấp cao (C , Visual Basic, Delphi…).

Cốt lõi của OPC là chương trình phần mềm phục vụ gọi là OPC Server, trong đó chứa các mục dữ liệu (OPC – Item) được tổ chức trong các nhóm (OPC-Group). Thông thường một OPC Server đại diện cho một thiết bị thu thập dữ liệu như PLC, RTU, I/O hoặc một cấu hình mạng truyền thông. Các OPC – Items sẽ đại diện cho các biến quá trình, các tham số điều khiển…

Hình 2.15 : Kiến trúc sơ lược của OPC[15]

Giao tiếp qua cổng nối tiếp

Cổng nối tiếp được sử dụng để truyền dữ liệu hai chiều giữa máy tính và thiết bị ngoại vi, có các ưu điểm sau:

- Khoảng cách truyền xa hơn truyền song song. - Số dây kết nối ít.

- Có thể truyền không dây dùng hồng ngoại. - Có thể ghép nối với Vi điều khiển và PLC. - Cho phép nối mạng.

- Cho phép tháo lắp thiết bi trong lúc máy tính làm việc. - Cung cấp nguồn cho các mạch điện đơn giản.

Các thiết bị ghép nối chia làm 2 loại: DTE (Data Terminal Equipment) và DCE (Data Communication Equipment). DCE là thiết bị trung gian như modem, DTE là Q thiết bị tiếp nhận hay truyền dữ liệu như máy tính, vi điều khiển, PLC

Tín hiệu truyền theo chuẩn RS-232 của EIA (Electronics Industry Association) cho phép truyền tín hiệu với tốc độ 20000 bps đến 115200 bps.

Cổng COM có 2 dạng đầu nối đực D-25 và D-9:

Hình 2.16 : ơ đồ c ng COM[16]

Bảng 2.5 Danh sách chân trong cổng COM và chức năng [17]

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MÔ HÌNH NHÀ KÍNH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)