- Số trung bình Theo công thức
4.1.2. Cấu trúc buổi tập, cách thức biên soạn bài tập Thể dục Sport Aerobic và phương pháp giảng dạy.
Aerobic và phương pháp giảng dạy.
Cấu trúc buổi tập
Buổi tập Thể dục Sport aerobic bao gồm 3 phần chính: phần chuẩn bị (phần khởi động), phần cơ bản (phần chính) và phần kết thúc.
+Phần chuẩn bị:
Nhiệm vụ của phần khởi động: Ổn định tổ chức lớp, tạo trạng thái tâm lý thuận lơi để phát huy tính tự giác, tích cực và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh. Tập trung học sinh theo đội hình phù hợp để bắt đầu khởi động.
Nội dung của phần khởi động: gồm các bài tập thể dục cơ bản như: các tư thế đi kiễng, nhún chân kết hợp với các tư thế vũ đạo của tay, than; Các động tác bật, chạy, nhảy theo nhịp nhạc (tạo sự thích ứng với âm nhạc) kết hợp với các dạng hoạt động của than như: gập, duỗi, thẳng thân, nghiêng, xoay thân sang trái, phải...; Các động tác lăng chân theo các hướng (trước ,ngang ,sau); Các tư thế ép dẻo cơ bản.
Mục đích của các bài tập này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện những hoạt động có kỹ thuật phức tạp hơn ở phần cơ bản.
Giáo viên cần phải tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của phần khởi động và đảm bảo tính hệ thống giữa các tiết học.
+ Phần chính
Chiếm tỷ lệ 70 đến 80% tổng số thời gian của buổi tập.
Nhiệm vụ của phần cơ bản: Học và vận dụng các kỹ thuật Thể dục Sport aerobic vận động; Phát triển các tố chất thể lực (chú trọng phát triển toàn diện các nhóm cơ tham gia vận động).
Nội dung chính của phần cơ bản: học các tổ hợp động tác đã lựa chọn.
Yêu cầu: Xắp xếp tuần tự động tác theo các nhóm cơ lớn; Giáo viên cần xác định rõ yêu cầu học kỹ thuật và hướng dẫn học sinh một cách chi tiết và cụ thể phương phát tập luyện. Nên sắp xếp nội dung như sau: các động tác mới, kỹ thuật phức tạp nên đưa vào đầu phần cơ bản, tiếp tục củng cố hoặc hoàn thiện động tác nên đưa vào giữa hay cuối phần cơ bản.
+ Phần kết thúc
Nhiệm vụ chủ yếu của phần này là hồi tĩnh, đưa cơ thể học sinh chuyển dần từ trạng thái hoạt động sang trạng thái bình thường, để góp phần chuyển hướng thuận lợi sang một hoạt động học tập khác.
Nội dung chính của phần kết thúc: là các hoạt động nhẹ nhàng, các bài tập mang tính điều hồ hô hấp, thả lỏng đến mức tối đa kết hợp với trò chơi vận động nhẹ giúp học sinh trở về trạng thái bình thường và tạo không khí vui vẻ sau buổi tập.
Giáo viên nhận xét đánh giá những ưu và nhược điểm kết quả buổi tập một cách ngắn gọn và giao bài tập về nhà cho học sinh.
Cách thức biên soạn bài tập Thể dục Sport aerobic
Thể dục Sport aerobic là môn có tính nghệ thuật phong phú đòi nên hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn cơ bản, nắm vững các kỹ thuật động tác và phải hiểu biết được ý nghĩa tác động của mỗi động tác đối với cơ thể. Phải biết liên kết các động tác với nhau một cách logic.
Khi biên soạn cần phải tìm hiểu về đối tượng thực hiện bài tập và xác định rõ mục đích cần phát triển của đối tượng để từ đó lựa chọn những động tác phù hợp, vì các động tác Thể dục Sport aerobic không những chỉ nhằm phát triển các tố chất cơ thể mà còn mang tính biểu diễn nghệ thuật được thể hiện qua các hành vi vận động.
Với đối tượng là học sinh tiểu học giáo viên cần phải lựa chọn những động tác mang tính phát triển toàn diện cơ thể, tăng cường sức khoẻ, hoàn thiện kỹ năng phối hợp vận động, uốn nắn sửa chữa những tư thế cơ bản. Động tác mang tính nhịp điệu vui vẻ, sôi động, thể hiện được sự ngây thơ, hiếu động ở lứa tuổi này.
Chọn nhạc phù hợp là một yếu tố quan trọng. Nên lựa chọn các bản nhạc đã có sẵn, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ của học sinh. Giáo viên
cần phải ghi lại các nhịp nhạc và từ đó xác định các động tác sắp xếp cho phù hợp với từng tiết tấu của nhạc.
Bài nhạc phải có đủ những tiết tấu nhạc như: chậm,vừa phải,nhanh,rất nhanh...để tạo sự sôi động trong mỗi bài nhạc và người giáo viên phải kết hợp những động tác sao cho người tập biểu lộ được hết cảm xúc cùng với nhịp điệu của nhạc tạo nên một sự đồng nhất giữa âm nhạc và các động tác,đó chính là sự thành công của bài tập.
Khi biên soạn giáo viên cần phải chuẩn bị cho mình kỹ các tổ hợp động tác,và phải có khả năng chuẩn bị thể lực tốt để thực hiện lại các động tác trong bài tập làm mẫu cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy sẽ không tránh khỏi những động tác ngẫu hứng để tạo cho bài tập được phong phú hơn,đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn bị tốt về chuyên môn của mình để từ đó tạo ra những khả năng ngẫu hứng mang lại hiệu quả cao cho bài tập.
* Phương pháp giảng dạy:
Đối với giảng dạy môn thể dục Sport aerobic cho học sinh tiểu học vấn đề ổn định tổ chức đòi hỏi người giáo viên luôn chú ý, coi đó là một bước không thể thiếu được trong quá trình thực hiện một buổi lên lớp.
Khi thực hiện chỉ dẫn cho học sinh,trước hết người giáo viên phải chỉ dẫn trực tiếp, thực hiện các động tác làm mẫu,tư thế phải chuẩn, đẹp và dễ hiểu. Các tư thế làm mẫu phải thực hiện cùng chiều đứng với học sinh,làm với nhịp điệu chậm,và xoay các hướng cho học sinh nắm bắt được cách thức thực hiện một cách dễ dàng nhất. Đối với tổ hợp động tác cần phải phân chia dạy theo từng giai đoạn sau đó mới lắp ghép động tác.
Khi giảng dạy sport aerobic giáo viên cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sư phạm là: sắp xếp thứ tự từ dễ đến khó theo logic,dễ nhìn,dễ hiểu,có kỹ
thuật độ khó phù hợp với đối tượng học sinh.