Biểu đồ 2: Thể hiện nợ xấu so với tổng dự nợ qua các năm nămnăm
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế chính sách khuôn khổ pháp luật như vấn đề về thuế trong trường hợp bán và thuê lại, hoặc khi thu hồi tài sản CTTC chưa được thực hiện như phát mãi tài sản thế chấp khi vay từ NHTM, khấu trừ thuế GTGT khi khách hàng thanh toán tiền thuê, về việc thu hồi tài sản, về giới hạn cho thuê.
Thứ hai, phần lớn các công ty CTTC ở VN trực thuộc các NHTM, do đó, hoạt động CTTC như là một mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh của công ty CTTC phụ thuộc vào chiến lược của NHTM mình trực thuộc. Nguồn vốn hoạt động của các công ty CTTC chủ yếu dựa trên cơ sở vốn điều lệ và vốn điều chuyển từ NHTM trực thuộc. Mặc dù, các công ty có chức năng huy động vốn nhưng so với sản phẩm huy động vốn của NHTM thì sản phẩm huy động vốn của các công ty CTTC quá đơn điệu. Cụ thể theo Quyết định số 1160/QĐ- NHNN, công ty CTTC không được huy động vốn ngắn hạn và khách hàng không được rút vốn trước hạn nếu thời gian chưa gửi vốn chưa đủ 12 tháng và việc dùng khoản tiền gửi tại công ty CTTC để cầm cố vay vốn tại các NHTM là không hề đơn giản. Mặt khác, khách hàng cá nhân chưa có thói quen gửi vốn vào
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Khách hàng gửi vốn tại các công ty CTTC chủ yếu là một số bạn hàng có hợp tác trong kinh doanh như đơn vị bảo hiểm, nhà cung cấp. Tuy nhiên, nguồn vốn này không đáng kể so với nhu cầu vốn kinh doanh. Do đó, việc huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế đối với khối các công ty CTTC là rất thấp.
Thứ ba, do trình độ nhân viên của công ty CTTC chủ yếu được điều động từ NHTM sang nên hạn chế về mặt kỹ thuật. Đối với hoạt động CTTC có đặc trưng là gắn với tài sản nên tính chuyên nghiệp trong kinh doanh của các công ty CTTC được thành lập dưới hình thức này không cao. Ở các nước các công ty CTTC được hình thành từ các nhà sản xuất công nghiệp, các tập đoàn công nghiệp - tài chính, CTTC mang tính chuyên dùng, gắn với một loại hay một số loại tài sản cho thuê. Chẳng hạn như như công ty CTTC thuộc tập đoàn công nghiệp tài chính Hyundai chuyên cho thuê ô tô; công ty CTTC thuộc tập đoàn công nghiệp tài chính Doosan chuyên cho thuê thiết bị thi công xây dựng công trình.
Thứ tư, chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao vay của các NHTM. Bởi lẽ để có vốn kinh doanh các công ty CTTC phải huy động từ các NHTM và các chủ thể khác để có lợi nhuận đòi hỏi công ty CTTC phải xây dựng lãi suất cho thuê cao hơn lãi suất đầu vào của công ty CTTC. Mặt khác, bên thuê còn phải nộp một khoản tiền ký quỹ cũng như phải chiụ các khoản chi phí vận hành chạy thử vào mua bảo hiểm cho tài sản thuê. Chính điều đó làm cho lãi suất đi thuê cao hơn lãi suất vay từ các NHTM. Đây là một trong điểm yếu của các công ty CTTC so với các TCTD cung cấp vốn.
Thứ năm, công tác thẩm định dự án còn hạn chế. Mặc dù công tác thẩm định dự án đã được quan tâm nhưng kết quả chưa đạt được như mong đợi, chất lượng thẩm định dự án cho thuê còn bất cập như thông tin số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định các dự án cho thuê (nhất là dự án mới) chưa đầy đủ và chưa cập nhật kịp thời dẫn đến khó đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi của dự án cho thuê, chưa đánh giá hiệu quả dự án trong mối liên hệ với dự án đầu tư tổng thể hoặc các dự án vay vốn khác của khách hàng, chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu “chuẩn” cho từng loại dự án cho thuê theo từng lĩnh vực đầu tư giúp cho việc so sánh, đánh giá khi tiến hành thẩm định. Qua khảo sát cho thấy việc tuân thủ quy trình CTTC của một số công ty chưa được đảm bảo. Cụ thể nhiều tài sản thuê chưa được mua bảo hiểm hoặc chỉ mua bảo hiểm một năm một lần chứ không mua toàn bộ thời hạn thuê thêm vào đó là sự quản lý theo dõi không sát sao, đến khi hết hạn bảo hiểm không mua kịp thời đến khi rủi ro xảy ra không có nguồn để bù đắp. Ngoài ra, các công ty CTTC thiếu chuyên môn trong quá trình kiểm tra, theo dõi và hỗ trợ bên thuê tài chính trong quá trình khai thác tài sản nên rủi ro là điều khó tránh khỏi.
Thứ sáu, đối tượng khách hàng là DNNVV nên ý thức chấp hành luật pháp vẫn chưa nghiêm, sổ sách không minh bạch. Khách hàng thường có ba số liệu về hoạt động SXKD phục vụ cho ba mục đích khác nhau. Để NHTM dễ dàng cấp tín dụng, số liệu “đẹp hơn” thực tế, nhưng để giảm bớt nghĩa vụ thực hiện NSNN số liệu thường thấp hơn thực tế và phải nộp ngân sách nhà Số liệu về hoạt động sổ sách để vay vốn ngân hàng thường “đẹp” hơn để NHTM dễ dàng cấp tín
dụng, sổ sách đúng đã phản ánh trung thực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ bảy, sự hiểu biết của công chúng đối với hoạt động cho thuê tài chính còn hạn chế, chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá rộng rãi. Công tác tiếp thị, quảng cáo tại các công ty dường như bỏ ngỏ, tự phát manh mún, chưa đưa ra một định hướng chiến lược phát triển dài hạn và hướng tiếp cận với các dự án lớn, hiệu quả.
Thứ tám, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại...
2.6. Tình hình hoạt động của Công ty CTTC Ngân hàng Á châu (ACBL). 2.6.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ và lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 3 năm 2009 - 2011
Bảng 2.3: Tóm tắt các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2009 - 2011
Đơn vị tính: 1,000 đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng tài sản 199,680,582 177,290,985 474,485,255 921,268,067 2 % tăng, giảm so với năm gốc -12.63% 167.63% 94.16%
3
Doanh thu
thuần 14,035,490 14,808,647 33,083,374 67,960,480
4 % tăng, giảm so với năm gốc 6% 123% 105%
5 Lợi nhuận từ HĐKD -2,385 100,136 273,354 112,015 6 % tăng, giảm so với năm gốc 4299% 172.98% -59.02% 7 Lợi nhuận khác 42 0 7 0 8 Lợi nhuận trước thuế 9,694,292 9,832,298 23,833,152 49,280,550
10 % tăng, giảm so với năm gốc 20.24% 112.98% 106.78%
Năm 2009, mặc dù có nhiều diễn biến không thuận lợi đối với hoạt động cho thuê tài chính, nhất là khi các doanh nghiệp thuê mua tài chính không được thụ hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ, ACBL vẫn duy trì ổn định hoạt động, tổng dư nợ thuê tài chính đến 31/12/2009 là 172 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế đạt 9,8 tỷ đồng.
Năm 2010, ACBL có nhiều đổi mới và biến chuyển tích cực. ACBL đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhiều hơn và tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ cho thuê tài chính bằng ngoại tệ được triển khai. Bộ máy bán hàng được tập trung phát triển và đào tạo. Năng suất và hiệu quả công việc được chú trọng hơn. Số lượng nhân sự tại ACBL đã tăng hơn gấp đôi, trong đó 60% nhân viên trực tiếp kinh doanh.Thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, đa dạng hóa ngành nghề tài trợ và tài sản cho thuê tài chính, ACBL đã đạt được kết quả hoạt động như sau:
- Kết quả kinh doanh: Trong năm 2010, lợi nhuận trước thuế của ACBL là 23,8 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với lợi nhuận trước thuế năm 2009 và vượt 64% so với kế hoạch lợi nhuận năm 2010 (14,5 tỷ đồng).
- Quy mô hoạt động: Đến 31/12/2010, tổng tài sản của ACBL đạt khoảng 474 tỷ đồng, tăng mạnh 297 tỷ đồng so với đầu năm do tăng vốn điều lệ 100 tỷ đồng và tiền gửi của các TCTD tăng hơn 156 tỷ đồng. So với đầu năm, số lượng khách hàng của ACBL tăng 26 khách hàng so với năm 2009, đạt 68 khách hàng với 34 khách hàng mới phát triển trong năm. Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn duy trì ở mức 0%. ACBL đã ứng cử và trở thành Ủy viên của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam trong nhiệm kỳ II (2010 2014).
- Dư nợ cho thuê tài chính đạt 423,3 tỷ đồng, tăng trưởng 2,5 lần so với năm 2009.
- Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn là 0%.
Trọng tâm hoạt động năm 2011 của ACBL vẫn là đẩy mạnh tiếp thị bán hàng, tập trung cạnh tranh bằng chính chất lượng dịch vụ và khả năng tư vấn chuyên nghiệp. ACBL dự kiến mở rộng mạng lưới hoạt động tại miền Bắc, gia tăng phạm vi phục vụ khách hàng trên cả nước.
Năm 2011, sau 4 năm hoạt động, ACBL đã ổn định bộ máy tổ chức, đạt sự tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh và đảm bảo chất lượng hoạt động. Năm qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng quy mô hoạt động của ACBL, đưa dịch vụ cho thuê tài chính đến rộng rãi hơn đến khách hàng trên toàn quốc thông qua việc thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội.
Kết thúc năm tài chính 2011, ACBL đạt lợi nhuận là 50,86 tỷ đồng, tăng gấp 2,13 lần so với năm 2010. Tổng tài sản đạt 922,8 tỷ đồng, tăng gấp 1,95 lần so với năm 2010 và tăng gấp 5,2 lần so với năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức 0%.
Bảng 2.4: Tỷ trọng của các ngành nghề kinh doanh trên tổng dư nợ STT Ngành nghề kinh doanh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Sản xuất và gia công chế biến 78.91% 74.19% 54.74%
2
Kho bãi, giao thông vận tải và
thông tin liên lạc 3.03% 1.42% 6.60%
3 Xây dựng 3.52% 8.57% 4.26%
4 Thương mại 9.02% 7.15% 24.07%
5 Dịch vụ cá nhân và công cộng 3.27% 3.15% 5.30%
6 Khoa học kĩ thuật 1.06% 0.31% 2.83%
7 Các ngành nghề khác 1.13% 5.23% 2.20%
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho thuê có xu hướng tăng trội nhiều hơn giảm qua các năm cụ thể ở các ngành như sau:
+ Sản xuất và gia công chế biến: doanh số cho thuê của ngành sản xuất và gia công chế biến có xu hướng tăng mạnh dần qua các năm: năm 2009 chỉ thu được 136.294 triệu đồng chiếm 78,91% trên tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2010 tăng 177,714 triệu đồng tương ứng với 130,39% so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục tăng 136,301 triệu đồng ứng với tăng 43,41%, nhưng chiếm với tỉ trọng thấp hơn là 54,71% trên tổng dư nợ.
+ Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc: năm 2009 cho thuê được 5.240 triệu đồng, nhưng năm 2010 chỉ thu được 5.997 triệu đồng tăng 756 triệu đồng ứng với 14,45%. Năm 2011 có nhiều hợp đồng cho thuê lên tới 54.286 triệu đồng tăng 48.289 triệu đồng gấp 8 lần so với năm 2010.
+ Ngành xây dựng: năm 2009 cho thuê được là 6.071 triệu đồng chiếm 3,37% tổng dư nợ. Năm 2010 tăng 30.182 triệu đồng gấp 5 lần so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại giảm 1.179 triệu đồng ứng với giảm 3,25% so với năm 2010.
+ Ngành thương mại: Cũng đang có xu hướng tăng chậm và chiếm tỉ trong cao trong tổng dư nợ, năm 2011 là năm có doanh thu cao nhất là 197.972 triệu đồng chiếm 24,07% tổng dư nợ tăng 167,7 triệu đồng tăng gấp 5 lần so với năm 2010, và năm 2010 cũng tăng 14.672 triệu đồng tăng 94,14% so với năm 2009.
+ Dịch vụ cá nhân và công cộng: năm 2009 cho thuê được là 5.642 triệu đồng chiếm 3,5% tổng dư nợ. Năm 2010 tăng 7.681 triệu đồng ứng với 136,14% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại tăng khá 30.271 triệu đồng so với năm 2010, chiếm 5,3% trên tổng dư nợ.
+ Khoa học kĩ thuật: năm 2011 là cao nhất với 23.261 triệu đồng chiếm 2,83% trên tổng dư nợ
+ Khác: năm 2010 tăng khá 20.158 triệu đồng gấp 10 lần so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 giảm 4.016 triệu đồng ứng với giamr18,16% so với năm 2010.
2.6.3. Tình hình cho thuê theo thành phần kinh tế (TPKT)
Thành phần
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CHÊNH LỆCH Giữa 2010 & 2009