PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT
3.1.3. Biện pháp thực hiện
•Các công ty cho thuê tài chính cố gắng giảm các loại chi phí đầu vào nhằm hạ giá dịch vụ để thu hút khách hàng.
•Tăng nguồn vốn kinh doanh bằng việc sử dụng phương thức mua hàng trả chậm, đẩy mạnh phát hành trái phiếu để thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán.
•Đa đạng hoá các hình thức cho thuê tài chính như mua và cho thuê lại, cho thuê hợp vốn đồng thời mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ như cho thuê giáp lưng, cho thuê vận hành, cho thuê uỷ thác, tư vấn và bảo lãnh liên quan
đến hoạt động CTTC. Ngoài ra, cần đa dạng hoá phương thức tính tiền thuê để cho phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
•Gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính thông qua việc cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác và tiến hành trích lập dự phòng chung để tăng nguồn vốn tự có; Huy động tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên; Khai thác nguồn hàng trả chậm từ các nhà cung cấp nước ngoài.
•Đa dạng hoá nguồn vốn hoạt động thông qua việc liên doanh liên kết với các công ty bảo hiểm, các nhà cung ứng trong và ngoài nước, các định chế tài chính để tạo nguồn cho thuê theo hình thức cho thuê hợp vốn, cho thuê trả góp hoặc gửi vốn có kỳ hạn tại công ty với mức lãi suất hợp lý.
•Đưa nhiệm vụ thu nợ và xử lý nợ xấu lên hàng đầu và là nhiệm vụ sống còn xuyên suốt cho hoạt động kinh doanh.
•Tích cực chủ động tìm kiếm các giải pháp huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và nhu cầu phát triển dư nợ.
•Nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm chuyên biệt, phù hợp với thị trường, phù hợp với khả năng và nguồn lực của ACBL.
•Đẩy mạnh Marketing nhằm tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu tạo cơ hội sàng lọc, chọn lựa khách hàng tốt.
•Tăng cường công tác quản lý dư nợ và phân loại nợ.
•Tăng cường sắp xếp lại bộ máy tổ chức để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận.