Sau khi làm thủ thuật: nằm bất động trên giường trong vòng 4h, theo dõi tình trạng chảy máu và phản ứng của bệnh nhân.
Khi ra viện, bệnh nhân sẽ được theo dõi sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị.
2.4 Các biến số nghiên cứu
2.4.1 Thông tin chung về bệnh nhân
- Tuổi: tính theo năm.
- Giới: nữ, nam.
2.4.2 Đặc điểm lâm sàng trước tạo hình đốt sống qua da
- Tiền sử bệnh, yếu tố khởi phát đau (sau mang vác nặng, sau tư thế bất thường...).
- Thời gian khởi phát đau: tính theo ngày.
- Mức độ đau: được đánh giá theo thang điểm VAS, là thang điểm được biểu thị bởi đường thẳng và được đánh số từ 0 đến 10 tương ứng với mức độ đau tăng dần (không đau đến đau không chịu nổi).
Hình 2.6 Thang điểm VAS
Không
đau Đau không chịu đưng nổi
- Mức độ tàn tật, hạn chế vận động: được đánh giá theo bộ câu hỏi Roland-Morris (phụ lục C).
- Mật độ xương: chỉ số T-score cột sống thắt lưng và cổ xương đùi.
- Các phương pháp điều trị bệnh nhân đã được áp dụng.
2.4.3 Đặc điểm xẹp đốt sống
- Số lượng, vị trí các đốt sống bị xẹp.
- Số lượng, vị trí các đốt sống bị xẹp có phù tủy xương trên CHT (xẹp cấp).
- Mức độ xẹp của các đốt sống bị xẹp cấp (xẹp độ 1, 2, 3).
2.4.4 Đặc điểm kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da
- Phương pháp giảm đau.
- Số lần thưc hiện thủ thuật.
- Phương tiện chọc: 2 cơ kim được dùng 11G và 13G.
- Một số đặc điểm kỹ thuật: tổng số lượng xi măng, biến chứng xảy ra khi bơm xi măng.
2.4.5 Đặc điểm lâm sàng ngay sau can thiệp và sau theo dõi
- Thời gian theo dõi: tính theo tháng.
- Thời điểm theo dõi: 24h sau khi tạo hình, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
- Kết quả ngay sau khi tạo hình đốt sống được đánh giá bằng tỉ lệ ngấm xi măng trong thân đốt trên hình chiếu ở tư thế thẳng theo 3 mức độ: dưới 1/3, từ 1/3 đến 2/3 và trên 2/3 thân đốt.
- Quá trình theo dõi sau điều trị được tiến hành bằng cách thu thập tiến triến lâm sàng của bệnh nhân qua gọi điện thoại trưc tiếp hoặc viết thư, kết hợp chụp X quang cột sống định kì.
- Theo dõi bệnh nhân chủ yếu dưa vào đáp ứng lâm sàng, chụp phim X quang cột sống định kì cho phép phát hiện sớm các tổn thương khác trước khi có biểu hiện lâm sàng đặc biệt ở những bệnh nhân loãng xương có biến chứng tràn xi măng vào đĩa đệm làm tăng nguy cơ xẹp đốt sống kế cận.
2.5 Phương pháp thống kê và xử lí kết quả
Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục B). Việc nhập số liệu được thưc hiện bởi nghiên cứu viên tham gia đề tài.
Tất cả các số liệu được thống kê và xử lý bằng máy vi tính theo chương trình IBM SPSS Statistics 19.0.0 của hiệp hội thống kê Hoa Kỳ.
Thống kê mô tả với các biến số về đặc điểm lâm sàng, đặc điểm kỹ thuật và kết quả can thiệp.
So sánh cặp (paired t-test) khi tìm sư khác biệt về mức độ đau, mức độ hạn chế hoạt động giữa các thời điểm trước và sau can thiệp, có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05.
Tính mức độ tương quan tuyến tính về mức độ đau, mức độ hạn chế hoạt động trước và sau thủ thuật với hệ số tương quan r, có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05.
2.6 Đạo đức nghiên cứu
Tham gia nghiên cứu là dưa trên sư chấp thuận của đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng được quyền từ chối không tham gia nghiên cứu.
Số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu được lưu giữ bảo mật. Các số liệu thu được đều được kiểm tra lại ở nhiều khâu để đảm bảo tính chính xác.
Đề cương học viên được thông qua Hội đồng xét duyệt đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu được sư chấp nhận của Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai và trường Đại học Y Hà nội.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013 chúng tôi đã tiến hành tạo hình đốt sống cho tổng số 17 bệnh nhân bị xẹp đốt sống giai đoạn cấp do loãng xương tại Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có 15 bệnh nhân được đổ xi măng đơn thuần không có bóng và 2 bệnh nhân được đổ xi măng có bóng. Trong số 15 bệnh nhân đổ xi măng không có bóng, chúng tôi chỉ có điều kiện theo dõi dọc theo thời gian trên 10 bệnh nhân, 5 bệnh nhân còn lại được hồi cứu qua hồ sơ bệnh án.
3.1.1 Các thông số chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1.1 Tuổi của các đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi trên 15 đối tượng có độ tuổi trung bình là 75,87 ± 9,11 tuổi. Tuổi cao nhất là 90 tuổi và tuổi thấp nhất là 58 tuổi.
Chúng tôi chia đối tượng nghiên cứu thành 4 nhóm tuổi (50 – 59 tuổi, 60 – 69 tuổi, 70 – 79 tuổi và trên 80 tuổi). Dưới đây là biểu đồ phân bố số lượng bệnh nhân theo từng nhóm tuổi trên.
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nhân đều có độ tuổi trên 50, trong đó 7 bệnh nhân trên 80 tuổi (46,7%).
3.1.1.2 Giới tính của các đối tượng nghiên cứu
Kết quả đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu được trình bày trong biểu đồ 3.2.
Biều đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Nhận xét: Trong 15 bệnh nhân được tiến hành tạo hình đốt sống, chiếm phần lớn là các bệnh nhân nữ giới, 14 bệnh nhân (93%), chỉ có 1 bệnh nhân là nam giới (7%).
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng trước tạo hình đốt sống
3.1.2.1 Tiền sử bệnh ly
Bảng 3.1 Phân bố tiền sử bệnh ly
Tiền sử bệnh ly Số lượng BN Tỷ lệ %
Không có tiền sử bệnh 8 53,3
Xẹp đốt sống 1 6,7
Bệnh lý nội khoa 6 40
Nhận xét: Qua thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh, có khoảng 40% các đối tượng nghiên cứu bị mắc các bệnh lý nội khoa trước đó, có 1 đối tượng có tiền sử xẹp đốt sống, số còn lại (53,3%) không phát hiện thấy tiền sử bệnh đặc biệt.
3.1.2.2 Yếu tố khởi phát cơn đau
Có nhiều yếu tố khởi phát cơn đau như đau sau ngã, đau sau làm động tác cúi, xoay người hoặc không rõ nguyên nhân gây đau. Sư phân bố các yếu tố này được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2 Một số yếu tố khởi phát cơn đau
Các yếu tốt khởi phát Số lượng BN Tỷ lệ %
Không rõ 9 60
Sau nâng vật nặng 1 6,7
Ngã 5 33,3
Tổng 15 100
Nhận xét: Trong tổng số 15 đối tượng nghiên cứu, phần lớn không rõ yếu tố khởi phát cơn đau, có 1 trường hợp xuất hiện cơn đau sau nâng vật nặng và 5 trường hợp đau lưng do ngã.
3.1.2.3 Mức độ đau theo thang điểm VAS
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 10 đối tượng được tiến hành theo dõi dọc có mức độ đau trung bình trước khi tiến hành tạo hình đốt sống là 9.1 ± 0.8 (8 – 10) điểm, tương ứng với mức độ nặng.
Bảng 3.3 Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS
Mức độ đau Số lượng BN Tỷ lệ %
8 3 30
9 3 30
10 4 40
Tổng 10 100
Nhận xét: Trong 10 đối tượng nghiên cứu được theo dõi dọc có 4 người có mức độ đau 10 điểm, còn lại 6 người có mức độ đau 8 và 9 điểm.
3.1.2.4 Thời gian đau
Triệu chứng đau lưng sau khi xẹp đốt sống thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng. Thời gian đau trung bình của các đối tượng trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 18,93 ± 10,21 ngày. Thời gian đau ngắn nhất là 5 ngày và thời gian đau dài nhất là 43 ngày.
3.1.2.5 Chỉ số T-score của các đối tượng nghiên cứu
Chỉ số T-score cột sống thắt lưng và cổ xương đùi trung bình của 15 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tương ứng là -3,2 ± 1,0 và -2,9 ± 0,6. Phân bố đối tượng nghiên cứu của chúng tôi theo chỉ số T-score được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.4 Phân bố theo chỉ số T-score
T-score CSTL CXĐ
Số lượng BN Tỷ lệ % Số lượng BN Tỷ lệ %
-1 < T-score (bình thường) 0 0 0 0 -2,5 < T-score < -1 (thiếu xương) 2 13,33 4 26,67 T-score < -2,5 (loãng xương) 13 86,67 11 73,33 Tổng 15 100 15 100
Nhận xét: 15 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đều có T-score < -1SD và T-score < -2,5SD, được chẩn đoán là thiếu xương và loãng xương theo định nghĩa của WHO.
3.1.2.6 Mức độ hạn chế vận động theo thang điểm Roland-Morris
Để đánh giá ảnh hưởng của việc đau lưng do xẹp đốt sống lên hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn Roland-Morris (phụ lục C). Bộ câu hỏi gồm 24 câu, mỗi câu được chọn có giá trị 1 điểm, tổng số điểm của bộ câu hỏi có giá trị từ 0 đến 24 điểm. Số điểm trung bình của 15 đối tượng nghiên cứu sau khi phỏng vấn là 20,3 ±1,8 điểm.
3.1.2.7 Các phương pháp điều trị đã dùng
Các đối tượng nghiên cứu thường được điều trị nội khoa (thuốc giảm đau), vật lý trị liệu hoặc kết hợp các phương pháp trước khi được tạo hình đốt sống. Một số phương pháp điều trị mà các đối tượng đã sử dụng được trình bày trong bảng 3.5.
Phương pháp điều trị Số lượng Tỷ lệ %
Thuốc giảm đau 7 46,7
Vật lý trị liệu 2 13,3
Không điều trị 6 40
Tổng 15 100
Nhận xét: Đa phần các bệnh nhân đều tư điều trị thuốc giảm đau trước can thiệp (46,7%), 2 bệnh nhân điều trị bằng vật lý trị liệu và số còn lại không sử dụng các phương pháp điều trị khác.
3.1.3 Đặc điểm xẹp đốt sống của các đối tượng nghiên cứu
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân được chụp Xquang và CHT cột sống thắt lưng.
3.1.3.1 Số lượng và vị trí các đốt sống bị xẹp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 15 đối tượng nghiên cứu có 28 đốt sống bị xẹp, trong đó có 18 đốt sống xẹp có biểu hiện phù tủy xương trên lâm sàng. Phân bố về vị trí cũng như số lượng của các đốt sống bị xẹp được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 3.3 Phân bố số lượng và vị trí các đốt sống bị xẹp
Nhận xét: Tổng số các đốt sống bị xẹp là 28 đốt sống trong đó có 9 đốt sống lưng và 19 đốt sống thắt lưng. Trong 28 đốt sống có 18 đốt sống tăng tín hiệu trên chuỗi xung STIR (phù tủy xương), trong đó có 5 đốt sống lưng và 13 đốt sống thắt lưng.
3.1.3.2 Phân bố đối tượng theo số lượng đốt sống bị xẹp
Bảng 3.6 Phân bố theo số lượng đốt sống xẹp
Số lượng ĐS bị xẹp Số lượng BN Tỉ lệ %
Một đốt 8 53,3
Hai đốt 4 26,7
Trên hai đốt 3 20
Nhận xét: Có 8/15 bệnh nhân bị tổn thương ở một đốt sống duy nhất, 4/15 trường hợp tổn thương hai đốt sống và 3/15 bệnh nhân tổn thương nhiều hơn hai đốt sống.
3.1.3.3 Phân bố đối tượng theo vị trí đốt sống bị xẹp
Bảng 3.7 Phân bố theo vị trí đốt sống xẹp
Vị trí Số lượng Tỉ lệ %
Lưng 1 6,7
Thắt lưng 7 46,7
Lưng và thắt lưng 7 46,7
Tổng 15 100
Nhận xét Tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương đốt sống vùng lưng là 6,7% và vùng thắt lưng là 46,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương cả 2 vị trí lưng và thắt lưng là 46,7%.
3.1.3.4 Mức độ xẹp đốt sống của các đốt sống có phù tủy xương trên CHT
Mức độ xẹp đốt sống được chia làm 3 độ theo Genant và cs . Độ 1, 2, 3 tương ứng với chiều cao của thân đốt sống giảm 20 – 25%, 25 – 40% và >40%. Sư phân bố mức độ xẹp đốt sống của các đốt sống xẹp cấp được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.8 Phân bố mức độ xẹp đốt sống
Độ xẹp Số lượng Tỉ lệ %
Độ 1 10 55,56
Độ 2 8 44,44
Độ 3 0 0
Tổng 18 100
Nhận xét: Trong số 18 đốt sống xẹp cấp, có 10/18 đốt sống xẹp độ 1 (55,56%) và 8/18 đốt sống xẹp độ 2 (44,44%).
3.2 Đặc điểm kỹ thuật tạo hình đốt sống
3.2.1 Một số thông số chung
3.2.1.1 Số lượng đốt sống được tạo hình
15 bệnh nhân trong nhóm nghiên của chúng tôi xẹp một hoặc nhiều đốt sống ở nhiều giai đoạn (độ tuổi) khác nhau. Chúng tôi chỉ tiến hành thủ thuật ở các bệnh nhân xẹp đốt sống có biểu hiện phù tủy xương trên CHT.
Tổng số đốt sống được tạo hình là 18 đốt sống. Có 3/15 bệnh nhân được tạo hình 2 đốt sống, 12/15 bệnh nhân được tạo hình 1 đốt sống. Như vậy tỷ lệ đốt sống được tạo hình của 15 đối tượng nghiên cứu là 1,2.
3.2.1.2 Phương pháp giảm đau
Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2%.
3.2.1.3 Kích cỡ Trocar đưa vào thân đốt sống
Trong 18 lần thưc hiện tạo hình đốt sống, hai kích cơ Trocar được dùng là 11G và 13G. Chỉ có 1 bệnh nhân dùng kim 13G, 1 bệnh nhân dùng 2 loại kim 11G và 13G, còn lại 13 bệnh nhân dùng kim 11G.
3.2.1.4 Đường chọc Trocar
100% bệnh nhân được tiến hành chọc Trocar qua cuống sống hai bên vào thân đốt sống.
3.2.2 Bơm xi măng vào thân đốt sống
3.2.2.1 Lượng xi măng trung bình/1 đốt sống
Trong nghiên cứu này, lượng xi măng trung bình được bơm vào thân đốt sống của các đối tượng nghiên cứu vào khoảng 6,67 ± 2,60ml. Lượng xi măng bơm ít nhất là 2ml, lượng xi măng bơm tối đa là 10ml.
3.2.2.2 Thời gian bơm xi măng và tổng thời gian tiến hành thủ thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 10 bệnh nhân được tiến hành theo dõi dọc được thu thập biến số thời gian bơm xi măng ngay sau khi làm thủ thuật. 5 bệnh nhân hồi cứu không đánh giá được biến số này.
Như vậy trong 10 đối tượng nghiên cứu, thời gian bơm xi măng trung bình là 6,3 ± 2,1 phút và tổng lượng thời gian tiến hành thủ thuật là 49,2 ± 18,3 phút.
3.3.2.3 Tỉ lệ ngấm xi măng trong thân đốt sau khi tạo hình
Bảng 3.9 Phân bố tỷ lệ ngấm xi măng trong thân đốt sống Tỉ lệ ngấm xi măng trong thân đốt Số lượng BN Tỉ lệ %
Dưới 1/3 1 5,55
Từ 1/3 đến 2/3 10 55,56
Trên 2/3 7 38,89
Tổng 18 100
Nhận xét: Trong số 18 đốt sống được tạo hình, có 10/18 đốt sống có tỷ lệ ngấm xi măng từ 1/3 đến 2/3 thân đốt sống chiếm tỷ lệ chủ yếu (55,56%). Chỉ có 1 trường hợp tỷ lệ ngấm dưới 1/3 thân đốt sống (5,55%).
3.3.2.4 Tương quan giữa số lượng đốt sống được can thiệp, tổng lượng xi măng với thời gian bơm xi măng, tổng thời gian tiến hành thủ thuật và tỷ lệ ngấm xi măng trong thân đốt sống
Bảng 3.10 Tương quan giữa thời gian bơm xi măng, thời gian thủ thuật, tỷ lệ ngấm xi măng với lượng xi măng và số lượng đốt sống
Thời gian bơm xi măng (phút)
Tổng thời gian thủ thuật
(phút)
Tỷ lệ ngấm xi măng
Lượng xi măng (ml) 0,638* 0,122 0,719* *p<0.05
Nhận xét: Tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê với p<0,05 giữa lượng xi măng được bơm vào thân đốt sống với thời gian bơm xi măng và tỷ lệ ngấm xi măng trong thân đốt sống; giữa số lượng đốt sống được can thiệp với tổng thời gian tiến hành thủ thuật. Điều này có nghĩa là lượng xi măng bơm vào