Truyền máu

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình bệnh lý gây chảy máu trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương huế (Trang 41 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6.2. Truyền máu

Theo nghiên cứu của tôi thì có 14 trường hợp được truyền máu chiếm tỷ lệ 10,37%. Chỉ định truyền máu phụ thuộc vào tình trạng mất máu là chủ yếu, bên cạnh đó còn tùy theo kinh nghiệm và quan điểm điều trị của mỗi bác sĩ điều trị. Tuy nhiên đây là tỷ lệ khá cao do đó cân nhắc trong quyết định truyền máu cũng là một việc làm cần thiết.

4.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ4.7.1. Ảnh hưởng đối với mẹ 4.7.1. Ảnh hưởng đối với mẹ

Trong 135 sản phụ được nghiên cứu thì không có tử vong mẹ. Theo Benson và Pernoll (1994) thì tỷ lệ tử vong mẹ trong NBN là 0,5 – 5% [37], trong NTĐ là 0,2 hoặc < 1% tùy tác giả [37], [52], còn VTC là 10 – 14% theo

Phan Trường Duyệt và Đinh Thế Mỹ [16] thì của tôi thấp hơn. Đây là một kết quả khả quan nhờ những tiến bộ trong gây mê hồi sức, chỉ định mổ lấy thai kịp thời và cầm máu tốt.

Choáng do chảy máu theo nghiên cứu của tôi có 5 trường hợp chiếm 3,70% và thiếu máu là 45,19% đã được đề cập đến ở phần lâm sàng và cận lâm sàng.

Số sản phụ phải cắt tử cung cầm máu là 14 trường hợp chiếm 10,37% trên tổng số mổ lấy thai. Đây là một phương pháp cầm máu hiệu quả nhưng chỉ được chỉ định trong những trường hợp mất máu nặng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân, ngoài ra nó còn liên quan đến nhu cầu sinh con của họ. Ở nghiên cứu của tôi chỉ định cắt tử cung là phù hợp chủ yếu rơi vào những trường hợp mẹ lớn tuổi và đã có đủ con.

4.7.2. Ảnh hưởng đối với con

Nghiên cứu của tôi cho thấy sinh non chiếm tỷ lệ là 38,52%. Sinh non là biến chứng phổ biến cho con trong các nguyên nhân gây chảy máu làm tăng tỷ lệ tử vong và mắc bệnh sau sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Theo Benson và Pernoll trong NTĐ có 60% số trẻ sinh non [37] thì tỷ lệ của tôi nhìn chung nhỏ hơn. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm các bệnh gây chảy máu đặc biệt là NTĐ qua siêu âm sẽ giúp sản phụ chủ động nhập viện, kịp thời điều trị nội khoa, theo dõi tích cực gíúp kéo dài tuổi thai cho đến khi phổi trưởng thành, hạn chế sinh non và tử vong sơ sinh.

Theo kết quả nghiên cứu, nhóm trẻ có cân nặng dưới 2500 gram chiếm tỷ lệ 26,67%. Như vậy trẻ thiếu cân chiếm tỷ lệ còn cao, điều này có thể lý giải là do các bệnh lý gây CMBTC có tuổi thai non tháng cao, đồng thời nói lên tình trạng thiếu dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ. Vì vậy khi mang thai mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo đảm sự phát triển tốt cho cả mẹ và thai.

Số thai nhi có APGAR < 7 điểm/phút thứ nhất là 33 trẻ chiếm 24,44%. Theo Võ Văn Minh Quang thì tỷ lệ trẻ sơ sinh ngạt trong NTĐ là 26,40% [26], Vũ Bá Quyết là 43,07% [28] thì tỷ lệ của tôi thấp hơn. Trong những năm qua, nhờ trang thiết bị và áp dụng Mornitoring sản khoa có thể phát hiện sớm thai suy trong thai kỳ hạn chế được mức độ và tình trạng con ngạt lúc sinh kết hợp tốt với công tác hồi sức sơ sinh nên đã giảm được tỷ lệ tử vong sơ sinh.

Về tử vong chu sinh, theo nghiên cứu của tôi có 11 trường hợp chiếm 8,15%. Theo bảng 3.17, NBN có 8 trường hợp chiếm 32% tất cả đều là NBN thể nặng chiếm 100%. Trong nghiên cứu của Võ Văn Đức, tử vong con do NBN là 47,20% [20], Phạm Trường Duyệt và Đinh Thế Mỹ là 100% tử vong con trong NBN thể nặng [14]; các tác giả nước ngoài là: Benson 50 – 80% [38] Impey Lawrence 30% [45] thì tỷ lệ của tôi thấp hơn có lẽ do sự tiến bộ trong điều trị của chúng ta cao hơn so với những năm trước. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong con trong NBN vẫn còn rất cao.

NTĐ có 2 trường hợp tử vong chiếm 2,17%. Theo Võ Văn Minh Quang là 2,4% [26], Lê Văn Thương là 4,46% [32], Nguyễn Hồng Phương là 9,5% [25], Hohlfeld và CS là 5 – 6% [52] thì tỷ lệ của tôi thấp hơn chứng tỏ việc phát hiện sớm NTĐ để xử trí kịp thời có ý nghĩa quan trọng cho cả mẹ và con.

Tử vong con trong VTC chiếm 33,33% thấp hơn của Phạm Trường Duyệt và Đinh Thế Mỹ là 100% [16] có lẽ trong 3 trường hợp VTC theo tôi nghiên cứu được có 1 trường hợp do đặt Alsoben, 2 trường hợp còn lại VTC không hoàn toàn do vết mổ cũ.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu 135 sản phụ chảy máu ba tháng cuối vào điều trị tại khoa Phụ Sản Bệnh Viện Trung Ương Huế từ ngày 06/04/08 đến ngày 16/04/09 tôi rút ra một số kết luận sau:

Tỷ lệ mắc bệnh chung là 2,25%, trong các nguyên nhân CMBTC

thì nhau tiền đạo hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 68,14%, NBN chiếm 18,51%, VTC ít nhất chiếm 2,22%.

Các yếu tố thuận lợi:

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình bệnh lý gây chảy máu trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương huế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w