Các hình thức chảy máu âm đạo

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình bệnh lý gây chảy máu trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương huế (Trang 38 - 39)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.4.Các hình thức chảy máu âm đạo

Trong các hình thức chảy máu âm đạo, tỷ lệ sản phụ chảy máu một lần chiếm 65,19% và chảy máu tái phát chiếm 34,81%. Số thai phụ chảy máu tái phát là 47 trường hợp thì cả 47 đều do nhau tiền đạo, chiếm 49,47% tổng số NTĐ. So với Vũ Bá Quyết, chảy máu lần 2 trở lên trong NTĐ là 38,27% [28], còn Võ Văn Minh Quang là 38,70% [26] thì tỷ lệ của tôi có cao hơn, có lẽ do đối

tượng nghiên cứu của tôi không lấy những trường hợp NTĐ không chảy máu phát hiện tình cờ sau sinh nên tỷ lệ này tăng lên so với tổng số NTĐ vào sinh.

4.4. THĂM KHÁM VÀ PHÁT HIỆN4.4.1. Triệu chứng toàn thân 4.4.1. Triệu chứng toàn thân

Trong số 135 sản phụ chảy máu, tỷ lệ có choáng là 3,70% với 5 trường hợp được thể hiện ở bảng 3.11. Các nguyên nhân gồm NTĐ có 1 trường hợp chiếm 1,05% tổng số NTĐ, NBN có 3 trường hợp chiếm 12% tổng số NBN và VTC có 1 trường hợp chiếm 33,33% tổng số VTC.

Trong NTĐ, tỷ lệ choáng theo Nguyễn Hồng Phương là 1,2% [25], Cavanagh và Woods là 10 – 37% [44]. Đối với NBN, theo báo cáo của Nguyễn Thị Ngọc Khanh và Tạ Xuân Lan tại Viện Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Sơ Sinh Hà Nội là 18% [22], Võ Văn Đức là 43,2% [20]. Như vậy tỷ lệ choáng trong nghiên cứu của tôi thấp hơn có lẽ hiện nay tại Bệnh Viện Trung Ương Huế, phương tiện chẩn đoán và điều trị sản khoa đã có nhiều tiến bộ, đội ngũ nhân viên y tế có nhiều kinh nghiệm có hướng xử trí đúng đắn kịp thời nên tỷ lệ choáng có giảm xuống nhiều. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm và vận chuyển thai phụ đến cơ sở đáp ứng cho điều trị chảy máu cũng làm giảm các trường hợp chảy máu nặng và tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình bệnh lý gây chảy máu trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương huế (Trang 38 - 39)