- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: Thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên XHCN ", ngày 27-6- 1991: “Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng. Kinh tế cá thể còn có phạm vi tương đối lớn, từng bước đi vào con đường làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do luật pháp quy định. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển mạnh, nhưng không phải là một thành phần kinh tế độc lập. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng. Các tổ chức kinh tế tự chủ và liên kết, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh…”.
- Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “Tiếp tục đổi mới và kiện toàn kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, phát huy và kết hợp hài hoà sức mạnh của tập thể và của xã viên. Phát triển các hình thức hợp tác đa dạng và mở rộng các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, mua bán, tín dụng (nông thôn) ở những nơi cần thiết và có điều kiện".
- Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ “Kinh tế tập thể sẽ được chăm lo phát triển với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã. Điểm khác căn bản đối với các loại hình kinh tế tư nhân được Đại hội lần này nhấn mạnh là hợp tác xã vừa có chức năng kinh tế, vừa có chức năng xã hội; do vậy, việc phát triển các hợp tác xã, các tổ hợp tác kiểu mới và các mô hình kinh tế tập thể khác phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện; đồng thời, các hợp tác xã phải đổi mới hoạt động theo hướng thực sự là các đơn vị kinh doanh thì mới đảm bảo sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện phát triển các trang trại ở nông thôn và hình thành hợp tác xã của các chủ trang trại. Đây là hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta.”
1.3 Kinh tế tư nhân a. Khái niệm a. Khái niệm
Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê, đầu tư vào những ngành vốn ít, lãi cao. Nó là những đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
b. Hình thức tồn tại
Trong kinh tế tư bản tư nhân còn có kinh tế cá thể, tiểu chủ. Tư bản tư nhân tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... Còn kinh tế cá thể tiểu chủ là kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ nhỏ.
c. Thực trạng và xu thế phát triển
- Kinh tế tư nhân: Năm 1991, ở Việt Nam có 122 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật công ty 1990. Năm 1993, sau khi ban hành nghị định 66/HĐBT đã có khoảng 900.000cá nhân, nhóm kinh doanh được cấp đăng kí theo loại hình đơn vị có vốn dưới mức pháp định. Đến cuối năm 2001, đã có trên 30.000 doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo luật doanh nghiệp .
Tổng vốn đăng kí của các loại hình doanh nghiệp của tư nhan từ năm 1991 đến hết tháng 9/2001 đạt 50.795,142 tỉ đồng. Trong đó doanh nghiệp tư nhân 11.470,173 công ty cổ phàn 10.260,770 tỉ chiếm 20,20%.Năm 2000, tổng vốn thực té sử dụng của doanh nghiệp là 110.071,8 tỉ, tăng 38,4% so với năm 1999, trong đó của công ty trách nhiệm hữu hạn tăng 40,07%, doanh nghiệp tư nhân tăng 37,64%, công ty cổ phần tăng 36,79%.
Về số lượng lao động từ năm 1996 – 2000: tốc độ tăng lao động ở doanh nghiệp bình quân 24,15% 1 năm. Số lao động làm viẹc trong doanh nghiệp tăng thêm được 487.459 người (tăng 137,57%)
- Kinh tế cá thể tiểu chủ: Từ khi bước vào thời kì đổi mới thành phần kinh tế này đã không ngưng phát triển cả về mặt số lượng cũng như quy mô hoạt động. Theo luật hợp tác xã việc thực hiện từ tháng 1/1987 các hộ nông dân không tham gia hợp tác xã nông nghiệp thì tồn tại dưới hình thức kinh tế cá thể tiểu chủ.
Số hộ kinh doanh cá thể hoạt động từ 1.498.611 hộ (1992) lên 2.026.259 hộ (1996), tốc độ tăng bình qụân 7,68% /năm, mỗi năm tăng 129.412 hộ. Từ năm 1996-2000 số lượng hộ kinh doanh cá thể hoạt động tăng từ 2.016.259 hộ lên 2.137.731 hộ, tăng bình quân 1,47 % năm, mỗi năm tăng 30.364 hộ. Trong cơ cấu ngành nghề, thời điểm 31/2/2000, các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm tỉ trọng 51,9% tiếp đến là các hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng 30,2%.
Vốn đầu tư phát triển của hộ kinh doanh cá thể năm 2000 là 29.267 tỉ đồng tăng 12,93% so với năm 1999. Năm 2000, vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể chiếm 19,83% trong vốn đầu tư toàn xã hội. Nói chung các hộ kinh doanh cá thể có nhiều khó khăn về vốn hoạt động, phải vay ở thị trường không chính thức với lãi xuất cao và thời hạn ngắn, rất khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước. Về số lượng lao động từ năm 1996 – 2000 tốc độ tăng bình quân là 2,01%/năm.
d. Vai trò
- Kinh tế tư nhân: Đóng góp quan trọng vào GDP: Năm 2000, đóng góp vào GDP là 33.154 tỉ đồng. Đóng góp và huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư sản xuất, kinh doanh: vốn đầu tư phát triển, vốn sử dụng và vốn đăng kí kinh doanh đều tăng nhanh, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đóng góp tích cực cho tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động. Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh.
Hạn chế: Nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch trong kinh doanh, chưa thực hiện đúng các qui định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động. Còn tồn tại nhiều doanh nghiệp với trình độ công nghệ thấp, năng lực quản lý của người lao động và tay nghề của người lao động còn yếu, hiệu quả kinh doanh thấp và kém bền vững, sức cạnh tranh yếu.
- Kinh tế cá thể tiểu chủ: Đóng góp quan trọng vào GDP năm 2000, đóng góp vào GDP là 154.561 tỉ đồng. Giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Lưu thông hàng hóa, vật tư thông thoáng, việc đi lại mua sắm của dân cư thuận tiện dễ dàng hơn, không còn cảnh người và hàng chờ phương tiện như trước
đây, chất lượng phục vụ cũng được tăng lên do có sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của thành phần kinh tế này đã bộc lộ nhiều hạn chế như buôn lậu, làm hàng giả, đầu cơ, trốn tránh đăng kí, kinh doanh và trốn lậu thuế.
e. Chủ trương
- Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng các nhu cầu của dân cư. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ; xoá bỏ định kiến và tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, về khoa học công nghệ, về đào tạo cán bộ - cho thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có viết: “Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế ư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, xây dựng quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp và người lao động
- Đảng ta chỉ rõ: cần giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ, giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn, về khoa học kỹ thuật và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn”. Phát triển các loại hình thông tin với qui mô phù hợp trên từng địa bàn.
- Đại hội Đảng lần thứ XI có nói: Nhất quán với chủ trương phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội, Đại hội XI tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế. Điểm mới trong lần này là Đảng chủ trương thực hiện “Chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp”, trong đó, sẽ tạo điều kiện để hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và để tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, khác với trước đây, việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (nguồn vốn FDI) được thực hiện có chọn lọc, hướng vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển của đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, không làm hại môi trường.
1.4 Kinh tế tư bản nhà nước a. Khái niệm a. Khái niệm
Là sản phẩm của sự can thiệp của nhà nước và hoạt động của các kinh tế tư bản nhà nước Tổ chức, đơn vị kinh tế tư bản trong và ngoài nước.
b. Hình thức tồn tại
Bao gồm tất cả các hình thức hợp tác, liên doanh sản xuất giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản trong và ngoài nước nhằm sử dụng, khai thác, phát huy thế mạnh của mỗi bên tham gia, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
c. Thực trạng và xu thế phát triển
Năm 1988, sau khi nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đó có 37 dự án đầu tư dược cấp phép dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh giữa VN với nước ngoài với tổng số vốn đăng kí 360 triệu USD. Chỉ riêng năm 1995 đó có 404 dụ án vốn 6,6 tỉ USD vốn đăng kí, và đến tháng 12 năm 2000 số dự án được cấp giấy phép lên tới 3112 dự án với vốn đăng kí 43,16 tỉ USD. Trong đó có 27 dự án (156 triệu USD) đó kết thúc đúng thời hạn hoạt động, 452 dự án (3,24 tỉ USD) đó bị giải thể trước thời hạn, 668 dự án xin tăng vốn (4,25 tỉ USD).
Hiện nay ở nước ta, sử dụng kinh tế tư bảnnhà nước phải đặt trong bối cảnh đặc thù của thời đại và dân tộc: sự tác động cửa xu hướng toàn cầu hoá, thương mại hoá các mặt đời sống kinh tế - chính trị - xã hội làm cho cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt giữa các quốc gia trong giả quyết các vấn đề về: vốn, công nghệ, nguyên liệu, lao động … mối quan hệ kinh tế giữa các nước, Tư bản dân tộc ngày càng quan hệ mật thiết với tư bản quốc tế. Điều đó cho ta thấy, việc thực hiện kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta hiện nay vừa có thuận lợi, vừa có nhiều thách thức, khó khăn.
d. Vai trò
Kinh tế tư bản nhà nước kết hợp tối ưu sức mạnh của nhà tư bản với vai trò sức mạnh của nhà nước trong việc huy động, sử dụng vốn, kĩ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, để giành lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Kinh tế tư bản nhà nước không chỉ là “chiếc cầu nối” giữa nhà nước với tư bản tư nhân trong nước mà cũng mở rộng “bàn tay nhà nước” với tư bản nước ngoài hướng chúng vào thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. Thông qua kinh tế tư bản nhà nước để cải tạo tư sản dân tộc, củng cố địa vị thống trị của giai cấp công nhân.
e. Vai trò
- Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế được “khuyến khích phát triển” trong những ngành nghề sản xuất mà pháp luật không cấm và đề ra những biện pháp cụ thể để khuyến khích sự phát triển của nó trong khuôn khổ của luật pháp, với sự điều tiết của Nhà nước nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, khi khẳng định chủ trương “phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh”, Đảng ta đã chỉ rõ: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước vẫn trong tình trạng kém phát triển, kinh tế còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như ở Việt Nam hiện nay không chỉ là con đường, là phương tiện để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mà còn nhằm đưa Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
1.5 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàia. Khái niệm a. Khái niệm
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp liên doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, có thể là doanh nghiệp được đầu tư bởi 100%vốn của nước ngoài. Bao gồm phần vốn của nước ngoài vào các cơ sở sản xuất kinh doanh của nước ta.