Các thành phần kinh tế tồn tại ở nước ta hiện nay vô cùng phức tạp, chính vì vậy, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế mới, việc nhận thức vận dụng đúng qui mô, phạm vi của các thành phần kinh tế sẽ đảm bảo vững chắc cho tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế đất nước “mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật”. Điều đó khẳng định rằng mỗi thành phần kinh tế đều có vai trò nhât định đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chúng ta cần tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước XHCN và làm cho khu vực kinh tế nhà nước đủ mạnh, có thực lực, để đảm bảo vững chắc cho mọi thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN trong cơ chế thị trường vì đất nước một dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh: “mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật”. Điều đó khẳng định rằng mỗi thành phần kinh tế đều có vai trò nhất định đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Qua thực tiễn hơn 20 năm đổi mới với những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, kinh tế Nhà nước đã và đang là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam. Khẳng định phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay ở Việt Nam.
Nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH hội nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần đang trong quá trình chuyển đổi. Các thành phần kinh tế tồn tại, hoạt động đan xen lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau, luôn vận động và có sự chuyển hoá trong quá trình phát triển. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò mở đường dẫn dắt cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN. Để giữ vững định hướng XHCN đối với nền kinh tế, cần phải tạo điều kiện cho thành phần kinh tế Nhà nước lên nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền. Được lựa chọn là một trong những vấn đề hấp dẫn đối với mỗi sinh viên cũng như trong thực trạng kinh tế - xã hội hiện nay, vì vậy việc nghiên cứu nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giúp ta nắm vững đường lối kinh tế chủ trương của Đảng, Nhà nước đồng thời đây cũng là một trong những văn bản khẳng định vai trò của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN.