Đối ngoại

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển so sánh nghiên cứu về đất nước hungary (Trang 49 - 52)

VI/ Cộng hòa Hungary và mối quan hệ với Việt Nam

3/ Đối ngoại

Từ sau khi chuyển đổi, các chính phủ đều nhất quán thực hiện 3 mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại: nhanh chóng hội nhập các tổ chức Châu Âu và Đại Tây

Dương, trước hết là NATO và EU, củng cố quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và bảo vệ lợi ích của cộng đồng Hungary sống ở nước ngoài, trước hết là ở các nước láng giềng.

Tháng 3/1999, Hungary được kết nạp vào NATO. Từ 1/5/2004, Hungary là thành viên EU. Hungary bắt đầu chuyển đổi thể chế từ năm 1989. Tình hình chính trị cơ bản ổn định. Năm 1999 Hungary được kết nạp vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương

(NATO) và trở thành thành viên chính thức của Liên minh Châu Âu (EU) từ 1/5/2004. Sau khi trở lại cầm quyền, Chính phủ trung tả chủ trương "p hát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho công cuôc xây dựng đất nước", trong đó nhấn mạnh thực hiện các mục tiêu ưu tiên, tháng 5/2004 đã hoàn thành việc gia nhập Liên minh Châu Âu, đồng thời cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, góp phần vào việc ổn định tình hình ở Trung Đông Âu. Về mục tiêu bảo vệ lợi ích Hung kiều, Chính phủ trung tả khẳng định tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ để Hung kiều sống ổn định, hạnh phúc ở nước họ đang cư t rú và được hưởng các quyền lợi theo tiêu chí chung của EU, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Hungary.

Sau 4 năm cầm quyền của lực lượng trung tả, nhìn chung quan hệ giữa Hungary với các nước láng giềng, khu vực và với các nước lớn, kể cả với Nga, đều được cải thiện rõ rệt.

Với các nước thuộc khu vực khác, Hungary quan tâm phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật với các nước có tiềm năng ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Ưu tiên hàng đầu của Hungary sau khi hội nhập các cơ cấu Châu Âu - Đại Tây Dương là tham gia đầy đủ, tích cực vào các cơ chế Châu Âu, NATO, duy trì quan hệ tốt với M ỹ, các nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi Hung kiều và mở rộng quan hệ ra ngoài Châu Âu. Hungary coi vai trò thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở vùng Balkan là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mình trong EU.

Hungary cũng triển khai chính sách đối ngoại mới với châu Á. Hungary đánh giá đây là châu lục có tốc độ phát triển năng động nhất thế giới và là một trong những trọng

điểm trong chính sách đối ngoại không chỉ của Hungary mà của cả EU. Chính phủ Hungary đã lập Ủy ban thúc đẩy quan hệ với châu Á do Thủ tướng làm Chủ tịch, các Bộ trưởng Kinh tế và Ngoại giao là hai Phó Chủ tịch.

Triển khai chính sách châu Á mới, Thủ tướng Hungary từ tháng 9/2004 đến nay đã thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Hungary là một trong số ít quốc gia tại châu Âu thuộc hệ ngôn ngữ Finno - Ugric, cùng với tiếng Phần Lan và tiếng Estonia. Nước này là một địa điểm du lịch yêu thích nổi tiếng toàn thế giới với nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp, tiêu biểu là hồ Balaton. Thủ đô

Budapest với rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử và văn hóa cũng là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch tới Hungary.

Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm 1950. Sông Đanuýp chảy qua đồng bằng châu Âu và dọc theo đôi bờ của nó có rất nhiều thành phố xinh đẹp, trong đó nổi bật nhất là Buđapét - thủ đô của Hunggary, nơi được mệnh danh là hòn ngọc của dòng Đanuýp. Sự kết hợp hài hòa giữa quá khứ và hiện tại đã đem đến cho thành phố này một vẻ đẹp đa dạng. Trên vùng gò đồi tuyệt đẹp phía tả ngạn sông Đanuýp là quần thể các di tích văn hóa cổ. Còn phía đối diện là những công trình hiện đại, tráng lệ. Ta hãy bắt đầu chuyến tham quan Buđapet từ núi Pháo Đài. Vùng đất này được hình thành từ thế kỷ 15. Tại đây, trên quảng trường mang tên Thánh Ba ngôi có đài tưởng niệm những người đã chết vì bệnh dịch hạch hồi đầu thế kỷ 18 và ngôi đền

M achiasa rất nổi tiếng. Kế đó là pháo đài Ngư p hủ. Từ đây du khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh ngoạn mục hai bên dòng Đanuýp. Phía nam núi Pháo Đài là quần thể cung điện Hoàng gia đồ sộ được xây dựng cách đây 7 thế kỷ. Ngày nay nhiều tòa nhà ở đây được sử dụng làm bảo tàng, trong đó có Viện bảo tàng Quốc gia, nơi lưu giữ những tác phẩm của các họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng nhất Hunggari thế kỷ 19 - 20.

Từ sân thượng của Viện bảo tàng này, nhìn chếch về phía nam ta sẽ nhìn thấy ngọn Hellert. Vào năm 1850, người ta đã xây dựng một hệ thống thành lũy trên đỉnh núi này để bảo vệ thủ đô. Còn ngày nay, công trình này đã trở thành các nhà hàng, tiệm cà phê phục vụ du khách. Dưới chân núi Hellert có một hệ thống nhà tắm được xây dựng ngay tại nguồn suối nước nóng. Nói chung, Buđapest có rất nhiều suối nước nóng với các khu nhà tắm chữa bệnh, trong đó nổi tiếng nhất p hải kể đến khu Xetreni ở công viên

Varoslighet được xây dựng từ năm 1913. Varoslighet cũng là nơi dạo chơi được du khách ưa thích. Tại đây, bên bờ một chiếc hồ nhân tạo, vào năm 1896 người ta đã xây một quần thể gồm 21 công trình thể hiện các phong cách kiến trúc đặc trưng của Hung. Còn mặt hồ, mùa hè là nơi để lướt ván, mùa đông thì trở thành sân trượt băng nghệ thuật. Cũng trong công viên này còn có một vườn sinh vật với các loài chim, thú được sống trong một môi trường gần như hoang dã.

Phía tây công viên Varoslighet là quảng trường Những người Anh hùng, nơi có đài kỷ niệm 1000 năm Hunggary với hàng cột xếp thành hình bán nguyệt và những bức tượng các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Tại quảng trường này còn có bảo tàng nghệ thuật tạo hình trưng bày các tác phẩm nghệ thuật quý của Ai Cập, Hy Lạp, La M ã cổ đại cũng như của châu Âu hiện đại. Buđapest có 2 cầu đường sắt và 7 cầu đường bộ bắc ngang qua sông Đanuýt đều là những công trình kiến trúc nổi tiếng. Nằm ngay trên dòng Đanuýt, giữa hai cây cầu M arghit và Arpad là hòn đảo Marghid, một điểm nghỉ mát lý tưởng của thủ đô. Trên diện tích khoảng 1,2 km2 của hòn đảo này có hai khách sạn sang trọng, nhiều nhà hàng, quán cà phê, một bãi tắm, một khu vườn Nhật Bản xinh xắn và một nhà hát. Đối diện đảo M arghit, trên bờ tây Đanuýt là Obuđa, khu phố cổ nhất thủ đô với những ngôi nhà kiểu xưa, những ngõ hẹp với các quán ăn nhỏ.

M ột trong những đường phố nổi tiếng nhất của Buđapest là phố Vaxi. Ban ngày nơi đây là nơi trung tâm mua bán sầm uất, nhưng ban đêm lại là chốn vui chơi với khoảng 30 nhà hát (trong đó có 2 nhà hát op era). Ngoài ra còn nhiều khu giải trí, nhà hàng, hộp đêm, sòng bạc... hoạt động thâu đêm. Các nhà hàng ở Buđapét sẽ phục vụ bạn các món ăn nổi tiếng kiểu Hung với rất nhiều gia vị. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé vào các nhà hàng mang phong cách Âu, Viễn Đông hoặc các quán điểm tâm M ỹ đang phát triển mạnh ở Buđapét.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển so sánh nghiên cứu về đất nước hungary (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)