Tình hìn hô nhiễm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tuy nguồn nước sinh hoạt ở các khu vực của trường Đại học Y Hà Nội không đạt tiêu chuẩn quy định về các chỉ số coliform và fecal coliform nhưng qua các mẫu xét nghiệm chúng tôi không tìm thấy các vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh cao truyền qua đường nước như: Shigella, Salmonella, P. aeruginosa... các vi khuẩn phân lập được chủ yếu là E.coli. Điều này phản ánh việc xử lý các mẫu xét nghiệm, các chủng vi sinh vật mẫu tại các bộ môn là đạt yêu cầu.

4.2. Mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt tại các khu vực lấy mẫu

Trừ các mẫu tại nhà A1 (khu làm việc của các phòng ban) có giá trị trung bình coliform/100ml không có sự khác nhau với bể đầu nguồn và đạt tiêu chuẩn quy định (coliform/100ml <10), còn lại các mẫu ở các khu vực khác đều không đạt yêu cầu. Giải thích về vấn đề này, chúng tôi cho rằng hệ thống đường ống và bể chứa nước nhà A1 mới được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2003 nên chưa có sự ô nhiễm.

Ngoài khu vực công cộng nguồn nước bị ô nhiễm cao (khu giảng đường và nhà xe) thì khu bộ môn giá trị trung bình coliform/100ml cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với khu nhà ở sinh viên, khu nhà ăn. Có sự khác nhau này có thể là do khu vực bộ môn thường xuyên tiếp nhận các bệnh phẩm từ người bệnh để phục vụ chẩn đoán, nghiên cứu và giảng dạy. Mặt khác các bộ môn còn có khu chăn nuôi động vật thí nghiệm, vì vậy nguồn nước ở khu vực bộ môn có nguy cơ bị ô nhiễm cao hơn các khu vực khác.

Chương 5

kết luận

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Nguồn nước (bể đầu nguồn) cung cấp cho các khu vực tại trường Đại học Y Hà Nội mới chỉ đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm

1992, chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn năm 2002 (Xcoliform ± SD = 7,000±2,828; fecal coliform =0). 7,000±2,828; fecal coliform =0).

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội (Trang 30 - 32)