Kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội (Trang 29 - 30)

tại trường Đại học Y Hà Nội

Qua kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội cho thấy: nước đầu nguồn cung cấp cho toàn bộ khu vực trường là đạt tiêu chuẩn vệ sinh (Theo tiêu chuẩn Bộ Y tế năm 1992). Tuy nhiên khi kiểm tra các mẫu nước tại các vị trí khác nhau trong trường có tới 50% số mẫu được kiểm tra không đạt tiêu chuẩn qui định của nước sinh hoạt về coliform, 94,3% số mẫu được kiểm tra không đạt tiêu chuẩn về fecal coliform (bảng 1 và 3).

Kết quả bảng 2 và 4 cho thấy: chỉ số coliform và fecal coliform ở tất cả các vị trí lấy mẫu đều cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các mẫu lấy ở bể đầu nguồn, trừ labo trung tâm và nhà A1.

Giá trị trung bình của fecal coliform ở các vị trí lấy mẫu dao động từ 3,5- 21 fecal coliform/100ml, giá trị trung bình của coliform dao động từ 9-19 coliform/100ml, trừ bộ môn Dựơc lý chỉ số coliform/100ml là 104,5 ± 135,057, nhà xe là 200,000 ± 0,000, giảng đường Hồ Đắc Di là 200,000 ± 0,000.

- ở bộ môn Dựơc lý, chỉ số coliform rất cao so với tiêu chuẩn quy định là do: có một mẫu nước được lấy ở bể chứa không có nắp đậy ngay cạnh khu chăn nuôi động vật thí nghiệm.

- Tại nhà xe, mặc dù bể chứa nước có nắp đậy kín nhưng chỉ số coliform cũng rất cao so với tiêu chuẩn quy định, có thể đây là một bể lớn và đã nhiều năm không được thau rửa.

- Tại khu vực giảng đường, các mẫu nước được lấy tại các bể không có nắp đậy, trong khu vệ sinh.Vì vậy nguồn nước tại đây đã bị nhiễm bẩn.

Một điều rất đáng quan tâm là tất cả nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt tại tất cả các khu vực: phòng ban, bộ môn, giảng đường, nhà ăn, ký túc xá của

sinh viên...đều không đạt tiêu chuẩn về fecal coliform (mặc dù bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn). Như vậy có thể khẳng định rằng nguồn nước bị ô nhiễm ở ngay tại các khu vực sử dụng: có thể do bể chứa nước tại các khu vực lâu ngày không thau rửa, bể không có nắp đậy và cũng không loại trừ sự ô nhiễm có một phần liên quan đến chất thải ở từng khu vực trong trường Đại học Y hà Nội.

Qua kết quả trong bảng 9 và 10, chúng ta thấy phần lớn các mẫu nước lấy tại các dụng cụ chứa (86,37%) là không đạt tiêu chuẩn quy định. Như vậy, có thể nói rằng bể chứa không có nắp đậy và không được thau rửa thường xuyên là một trong số các nguyên nhân gây ô nhiễm nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội.

Điều này cũng đã được khẳng định trong đề tài: "Đánh giá tình trạng quản lý chất thải bệnh viện, ảnh hưởng của chất thải bệnh viện lên môi trường và sức khoẻ cộng đồng": Nguồn nước sinh hoạt tại 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh bị ô nhiễm chủ yếu là do dụng cụ chứa nước không có nắp đậy [7].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Hồng vân về " Tình hình ô nhiễm vi khuẩn ở môi trường trong và ngoài bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái và Phú Thọ", 2002, nguồn nước cung cấp cho bệnh viện và thành phố đạt tiêu chuẩn nhưng do bể chứa chung của bệnh viện bị nhiễm bẩn, vì vậy có tới 50% các khoa phòng của bệnh viện Phú Thọ và 36% các khoa phòng của bệnh viện Yên Bái là không đạt tiêu chuẩn quy định của nước sinh hoạt [22].

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy: trừ bể đầu nguồn cung cấp nước cho toàn bộ các khu vực tại trường Đại học Y Hà Nội đạt tiêu chuẩn quy định về vi sinh (Theo quy định của Bộ Y tế năm 1992) nhưng nếu theo quy định mới năm 2002 thì kể cả nước bể đầu nguồn này cũng không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng cho cán bộ và sinh viên trường Đại học Y Hà Nội cần bổ xung thêm các biện pháp xử lý nguồn nước hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w