0
Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Task Description:

Một phần của tài liệu DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT AMÔN NITRAT 200000 TẤN NĂM (Trang 31 -41 )

2.1. Thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. Thiết kế cơ sở gồm các subtask sau:

- Sơ đồ tổng mặt bằng. - Cote cao độ công trình.

- Nguyên tắc thiết kế nhà xưởng.

Mục đích của thiết kế cơ sở:

Là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Đây là giai đoạn đầu tiên tạo nền tảng cho việc hình thành các sản phẩm của dự án.

Trách nhiệm chính của thiết kế cơ sở:

Công việc này cần được tìm hiểu thông tin, thông số kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn; phân tích, sáng tạo và xây dựng theo các nội dung:

- Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

Chạy thử và hiệu chỉnh

b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

- Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;

b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

Hoặc lựa chọn một công ty tư vấn thiết kế có uy tín để thực hiện các nhiệm vụ trên một cách chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao nhất.

Hình thức làm việc: theo nhóm.

Liên hệ: báo cáo với Ban quản lý dự án.

Yêu cầu:

- Tư duy logic.

- Tinh thần trách nhiệm và sáng tạo.

- Có kinh nghiệm trong việc lập thiết kế xây dựng nhà máy và am hiểu dây chuyền sản xuất Amôn Nitrat .

2.2. Lập kế hoạch và lựa chọn thầu cung cấp bản quyền công nghệ

Việc lựa chọn các nhà thầu cung cấp bản quyền công nghệ được tiến hành trước khi nhà thầu PMC thực hiện thiết kế kỹ thuật và được tiến hành bằng hình thức đấu thầu quốc tế.

Mục đích công việc:

Đảm bảo cho dây chuyền sản xuất có công nghệ tiên tiến và chất lượng, đáp ứng được công suất 200.000 tấn Amon nitrat/năm.

Sắp xếp các công việc và phân tích, xem xét, đánh giá các nhà thầu có thể cung cấp bản quyền công nghệ.

Tổ chức đấu thầu quốc tế theo đúng thủ tục và quy định để lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn:

- Kinh nghiệm và uy tín.

- Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật. - Giá hợp lý.

- Bản quyền công nghệ đã được sử dụng và chứng minh đạt hiệu quả cao.

Hình thức làm việc: theo nhóm

Liên hệ: báo cáo và thông qua Ban quản lý dự án, báo cáo Chủ đầu tư;

Yêu cầu:

- Đánh giá khách quan, trung thực, tạo sự công bằng cho tất cả các nhà thầu. - Đảm bảo thông tin an toàn tuyệt đối, không để rò rỉ ra bên ngoài.

- Thực hiện đúng thủ tục và quy trình đấu thầu phù hợp quy định Việt Nam và quốc tế.

2.3. Thiết kế kỹ thuật (kết cấu bên trong và bên ngoài nhà máy)

Mục đích công việc:

- Giúp người tham gia thi công có cái nhìn chi tiết hơn về kết cấu kỹ thuật trong và ngoài nhà máy. Kết cấu kỹ thuật đồng bộ, hiện đại giúp quá trình xây dựng nhà máy diễn ra đúng tiến độ và đáp ứng được các yêu cầu chất lượng đăt ra.

- Thiết kế kỹ thuật tạo điều kiện để hoàn thành những công việc liên quan (lựa chọn địa điểm, giải tỏa mặt bằng, lựa chọn nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, thiết bị, công nghệ).

Trách nhiệm chính:

Nhà thầu EPC có trách nhiệm chính trong việc thiết kế kết cấu bên trong và ngoài nhà máy. Hỗ trợ nhà thầu trong quá trình khảo sát, nghiệm thu là bộ phận kỹ thuật, hành chính và tài chính của dự án

Hình thức làm việc:

Theo nhóm, mỗi cá nhân trong nhóm đảm bảo hoàn thành một nhiệm vụ khác nhau. Dưới sự tư vấn của các bộ phận liên quan của dự án và nhà tư vấn PMC.

Liên hệ:

EPC có trách nhiệm hoàn thành thiết kế kỹ thuật và báo cáo cho ban Quản lý dự án. Bên có quyền phê duyệt quyết định là MICCO.

Trong quá trình thực hiện công tác, EPC có quyền yêu cầu hỗ trợ từ các bên liên quan.

Yêu cầu:

Bản thiết kế hoàn thành đúng thời hạn, đạt được các yêu cầu chặt chẽ về kỹ thuật, mỹ thuật, tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu và thời gian hoàn thành.

2.4. Giải tỏa mặt bằng

Mục đích của nhiệm vụ giải tỏa mặt bằng:

Do đặc thù của Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat có liên hệ mật thiết đến địa điểm của nhà máy nhằm đáp ứng những yêu cầu về:

- Nguyên liệu nhập: nguyên liệu của quá trình sản xuất là Amoniac lỏng được nhập về nhà máy theo đường cảng lỏng nếu kế hoạch tự sản xuất nguyên liệu của nhà máy không được triển khai.

- Thị trường tiêu thụ: thị trường tiêu thụ của sản phẩm trải khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam nên nhà máy cần nằm ở nơi có vị trí thuận lợi nhất cho quá trình vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.

- Quá trình sản xuất sản phẩm có nhiều yêu cầu về an toàn chất lượng. Vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, nhà máy cần đặt ở nơi xa dân cư. Điều này cũng là một lợi thế cho quá trình giải tỏa mặt bằng.

- Tận dụng tiện ích từ các dự án khác: điện, nước, hơi thấp áp.

- Tích hợp với các dự án khác: Sản xuất Amoniac lỏng.

Những yêu cầu trên đặt ra nhu cầu cấp bách cho việc chọn một địa điểm phù hợp, đảm bảo việc giải tỏa diễn ra đúng tiến độ theo kế hoạch đã định.

Trách nhiệm chính:

Chịu trách nhiệm chính cho nhiệm vụ này là Bộ phận Hành chính. Nhóm hành chính cần kết hợp với Ban Kỹ thuật và Tài chính để thống nhất những tiêu chuẩn, yêu cầu về địa điểm đảm bảo quá trình xây dựng nhà máy diễn ra thuận lợi nhất. Sau khi thống nhất, bộ phận hành chính sẽ tiến hành khảo sát địa điểm, lên danh sách chi tiết và nộp cho Ban quản lý và bên tư vấn lựa chọn và phê duyệt.

Hình thức làm việc: Theo nhóm.

Liên hệ:

Chỉ đạo trực tiếp cho nhiệm vụ này là Ban Quản lý dự án và MICCO.

Nhóm Hành chính có trách nhiệm phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm và liên hệ với các Bộ phận liên quan khi có yêu cầu giúp đỡ.

Yêu cầu:

- Đảm bảo nhiệm vụ hoàn thành đúng như timeline đã định.

- Lên danh sách chi tiết những địa điểm phù hợp (cả về kỹ thuật, tài chính, yếu tố dân cư, xã hội….).

Chủ đầu tư và nhà thầu PMC kết hợp với nhà thầu Tư vấn tài chính sẽ lựa chọn nhà thầu EPC thông qua đấu thầu quốc tế.

Mục đích công việc:

Để đảm bảo việc thực hiện cung ứng vật tư thiết bị theo nội dung hợp đồng EPC thông qua các hình thức mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

Trách nhiệm chính:

Sắp xếp các công việc và phân tích, xem xét, đánh giá các nhà thầu có thể cung cấp thiết bị.

Tổ chức đấu thầu quốc tế theo đúng thủ tục và quy định để lựa chọn tổng thầu EPC phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

- Chứng minh được khả năng làm nhà thầu EPC trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy hóa chất nói chung và các nhà máy sản xuất Amôn Nitrat nói riêng.

- Kinh nghiệm trong thiết kế chi tiết.

- Có khả năng tổ chức mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị trên toàn thế giới. - Thành thạo về xây dựng.

- Chứng minh được chất lượng công việc. - Sẵn sàng cung cấp các nguồn lực.

- Cam kết chuyển giao công nghệ. - Có kế hoạch đào tạo.

- Sử dụng các nhà thầu phụ Việt Nam. - Giá cả cạnh tranh.

- Có dự phòng cho yêu cầu bảo hành. - Chấp nhận đền bù tổn thất.

- Đồng ý cung cấp bảo lãnh dự thầu. - Cam kết thực hiện đúng tiến độ.

- Có khả năng cung cấp các đảm bảo về tài chính.

Hình thức làm việc: theo nhóm

Liên hệ: báo cáo và thông qua Ban quản lý dự án, báo cáo Chủ đầu tư.

Yêu cầu:

- Đánh giá khách quan, trung thực, tạo sự công bằng cho tất cả các nhà thầu. - Đảm bảo thông tin an toàn tuyệt đối, không để rò rỉ ra bên ngoài.

- Thực hiện đúng quy trình đấu thầu phù hợp quy định Việt Nam và quốc tế.

2.6. Thiết kế bản vẽ thi công

Mục đích:

Có cái nhìn tổng thể về sơ đồ nhà máy. Điều này tạo thuận lợi cho việc thi công, vừa tạo điều kiện hoàn thành các nhiệm vụ khác có liên quan hệ sơ đồ, bố trí của nhà máy song song với quá trình xây dựng.

Trách nhiệm chính:

Nhà thầu EPC kết hợp với bộ phận kỹ thuật của dự án.

Hình thức làm việc: Theo nhóm

Liên hệ:

Nhà thầu EPC có trách nhiệm báo cáo bản vẽ sơ bộ và bản vẽ hoàn chỉnh cho Ban Quản lý dự án và MICCO.

Trong quá trình đảm nhiệm nhiệm vụ, EPC có thể liên hệ với các phòng ban dự án để được cung cấp thêm thông tin.

Yêu cầu:

Bản vẽ đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, tài chính. Hoàn thành đúng tiến độ để Ban Quản lý dự án phê duyệt.

2.7. Mua sắm vật tư, máy móc thiết bị

Mục đích:

Để đảm bảo công suất 200.000 tấn Amôn Nitrat một năm đã đặt ra ngay từ khi bắt đầu dự án, cần có những máy móc thiết bị phù hợp để đảm bảo hoàn thành yêu cầu đó. Tất cả các máy móc, thiết bị này đều đảm bảo về yêu cầu bản quyền.

Trách nhiệm chính:

Nhà thầu EPC kết hợp với bộ phận kỹ thuật, PMC có trách nhiệm khảo sát và lựa chọn ra những máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu năng suất và tài chính.

Hình thức làm việc: Theo nhóm

Liên hệ:

MICCO và Ban Quản lý dự án có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch mua máy móc, thiết bị. EPC có thể yêu cầu hỗ trợ từ bộ phân kỹ thuật, PMC để có phương án thỏa đáng nhất.

Yêu cầu:

Đảm bảo yêu cầu về giá cả, bản quyền, bảo hành và đặc biệt là cần đáp ứng tốt yêu cầu về công suất và chất lượng sản phẩm.

2.8. Tiến hành xây dựng nhà xưởng

Mục đích công việc:

Việc xây dựng nhà máy sản xuất Amôn Nitrat nhằm chủ động cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất thuốc nổ trong cả nước, các cơ sở sản xuất phân bón hỗn hợp. Đặc biệt kết hợp chặt chẽ gữa phát triển kinh tế với quốc phòng trong việc phát triển ngành VLNCN, đảm bảo phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc, An ninh Quốc gia.

Là bước tiếp theo nối tiếp sau thiết kế sơ bộ và kỹ thuật, nói cách khác giai đoạn tiến hành xây dựng nhà xưởng là quá trình hiện thực hóa các mô tả trong bản thiết kế.

Trách nhiệm chính:

Nhà thầu EPC, nhà thầu phụ nếu có.

Hình thức làm việc:

Chia thành nhiều nhóm đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

Liên hệ:

EPC có toàn quyền thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà xưởng nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo thiết kế và tiến độ.

EPC có thể liên hệ với các bộ phận liên quan để được hỗ trợ khi cần thiết.

Yêu cầu:

Đúng tiến độ.

Đúng theo yêu cầu chất lượng, bản vẽ kỹ thuật.

2.9. Tiến hành lắp ráp dây chuyền máy móc

Sau khi hoàn thành việc xây dựng và tiến hành nhập khẩu máy móc, thiết bị, để nhà máy đi vào hoạt động, cần tiến hành lắp ráp dây chuyền máy móc.

Trách nhiệm chính:

Bộ phận kỹ thuật kết hợp với nhà cung cấp dây chuyền máy móc tiến hành nhiệm vụ này.

Hình thức làm việc: theo nhóm.

Liên hệ: tổ trưởng tổ kỹ thuật, chuyên môn và ban quản lý dự án.

Yêu cầu:

- Có trình độ chuyên môn. - Cẩn thận, tỉ mỉ.

- Có nguyên tắc, trách nhiệm.

2.10. Giám sát và quản lý chất lượng

Các subtask của việc giám sát và quản lý chất lượng: - Quá trình xây dựng nhà xưởng.

- Quy trình lắp đặt máy móc.

Mục đích:

Giám sát, theo dõi công trình xây dựng. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, duyệt biện pháp thi công công trình. Đồng thời theo dõi và quản lý công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dự án. Giám sát việc thực hiện các quy trình kiểm nghiệm. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Quản lý.

Trách nhiệm chính:

a) Giám sát thi công các công trình theo sự phân công:

- Trực tiếp kiểm tra, theo dõi, đánh giá quá trình thi công công trình tại hiện trường. Cập nhật.

- Thông tin vào sổ nhật ký công tác hàng ngày.

- Nhắc nhở và đình chỉ thi công khi phát hiện vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, chất lượng.

- An toàn công trình theo thiết kế và biện pháp đã duyệt.

- Làm đầu mối giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong thực tế thi công trên công trường.

- Lập biên bản nghiệm thu công việc, hạng mục công trình.

b) Theo dõi công trình xây dựng được phân công:

- Mở sổ theo dõi công trình.

- Kiểm tra công tác thi công của các đơn vị căn cứ vào khối lượng thực tế, phiếu nghiệm thu... định kỳ/đột xuất.

- Phát hiện các tồn tại về hồ sơ và tổ chức thi công hiện trường, cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn (nếu có).

c) Xác nhận khối lượng, hạng mục đã được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng tháng của các đơn vị phụ trách.

d) Tham gia lập, thẩm định/duyệt biện pháp thi công, thiết kế kỹ thuật các công trình:

- Hướng dẫn, tư vấn đơn vị lập biện pháp thi công công trình. Duyệt sơ bộ các biện pháp thi công do đơn vị trực thuộc lập.

- Tham gia thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án do Công ty làm chủ đầu tư theo phân công của Trưởng phòng.

e) Nghiên cứu đồ án thiết kế của các công trình được giao giám sát và theo dõi, phát hiện các sai sót, tồn tại và đưa ra các phương án sửa đổi, bổ sung.

f) Thực hiện các công việc khác:

- Tham gia/hỗ trợ các đơn vị lập hồ sơ dự thầu.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT AMÔN NITRAT 200000 TẤN NĂM (Trang 31 -41 )

×