Giảm thiể uô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện giao thông

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án Lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng (Trang 30 - 38)

Ngoài ra, để giảm bớt ảnh hưởng của bụi và các khí độc từ các phương tiện giao thông vận chuyển ra vào Lò mổ, Dự án sẽ có biện pháp như sau:

- Đối với đội xe chuyên chở của Lò mổ, lái xe sẽ được học đầy đủ về các luật giao thông và sẽ được giao trách nhiệm quản lý, bảo quản xe cụ thể. Luôn chở đúng trọng tải của xe.

- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của xe.

- Định kỳ kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng xe theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải đạt yêu cầu về kỹ thuật và môi trường.

- Quy hoạch gara để xe hợp lý, đúng hướng ra vào.

IV.2. Khống chế tiếng ồn và điều kiện vi khí hậu:

Để khống chế tiếng ồn từ hoạt động của Lò mổ, Dự án đề xuất các biện pháp sau:

- Đối với tiếng ồn từ heo bò sống, khi bắt nhốt hoặc bắt ra để chuẩn bị giết mổ, người công nhân phải được tập luyện thao tác dứt khoát, không do dự để tránh trường hợp heo bò vùng vẫy, kêu hét nhiều.

- Đối với các máy móc thiết bị tại Lò mổ, thường xuyên kiểm tra, bôi trơn, lắp đệm cao su các trục quay để giảm phát sinh tiếng ồn.

Để phòng tránh các tác động tiêu cực do điều kiện vi khí hậu tại dây chuyền giết mổ, phân xưởng giết mổ sẽ được thông gió tự nhiên hợp lý nhằm tránh bức xạ nhiệt cũng như ẩm mốc ảnh hưởng sức khỏe công nhân.

IV.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

Như đã trình bày ở phần III, trong quá trình sản xuất chúng tôi sẽ tách riêng nguồn nước thải do giết mổ (cạo lông, nước rửa các thịt…) và nước vệ sinh nhà xưởng để đưa về hệ thống xử lý riêng, lưu lượng nước thải này là 35m3/ng.đêm.

Còn nước thải vệ sinh chuồng trại có chứa phân, cùng với phân trong gia súc khi giết mổ, phần dạ bò sẽ được tách riêng đem xử lý tại hệ thống hầm biogaz (trình bày trong phần xử lý chất thải rắn) và nước thải đầu ra hệ thống hầm biogaz cũng được đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung, lưu lượng nước thải này là 12m3/ng.đ. Vậy, tổng lưu lượng nước thải cần được xử lý là 47m3/ngày đêm. Việc tách riêng các nguồn thải để xử lý sẽ làm tăng cường hiệu quả xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng cho hệ thống biogaz. Chúng tôi đưa ra 2 phương án xử lý nguồn nước thải này như sau:

I. Phương án 1:

+ Thuyết minh: nước thải từ quá trình giết mổ và nước thải sinh ra từ hệ thống các hầm biogas được tập trung về bể điều hòa và trung hòa. Sau đó, toàn bộ nước thải này được đưa vào bể aeroten để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ các vi sinh vật hiếu khí có trong bể. Hỗn hợp bùn và nước thải được đưa qua bể lắng đứng. Phần nước trong, được thu ở máng thu phía trên của bể lắng, chảy về bể tiếp xúc để khử trùng trước khi thải ra ngoài. Phần bùn lắng, một phần được tuần hoàn về bể aeroten, phần bùn dư được đưa về bể nén bùn và được hút định kỳ bởi Công ty MTĐT thành phố.

+ Ưu điểm:

- Hiệu quả xử lý cao + Nhược điểm:

- Chi phí vận hành cao do phải chạy máy sục khí. - Có mùi hôi sinh ra từ bể aeroten.

+ Kinh phí xây dựng:

Dự kiến tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo phương án này khoảng: 470 triệu đồng.

II. Phương án 2:

Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng Tel: 892823 Fax: 822864 31

Nước thải từ quá

trình giết mổ thống hầm biogas Nước thải sau hệ

Bể điều hòa, trung hòa

+ Thuyết minh: nước thải từ quá trình giết mổ và nước thải sinh ra từ hệ thống các hầm bogas được tập trung về bể điều hòa và trung hòa. Sau đó, toàn bộ nước thải này được đưa vào bể xử lý yếm khí có tầng cặn lơ lửng (UASB) để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ các vi sinh vật yếm khí thành khí (khoảng 70-80% khí metan và 20-30% khí CO2). Tại bể UASB, bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hòan cục bộ trong lớp cặn lơ lửng, khi hạt cặn nổi lên trên va phải tấm chắn làm hạt cặn bị vỡ ra, khí thoát lên trên và cặn rơi xuống dưới. Hổn hợp bùn nước đã tách hết khí đi vào ngăn lắng. Nước thải trong ngăn lắng tách bùn lắng xuống dưới đáy và tuần hòan lại vùng phản ứng yếm khí. Nước dâng lên trên được thu vào máng thu theo ống sang bể lọc sinh học với vật liệu lọc là đá sỏi.

Nước trong sau bể lọc được đưa qua bể lắng, sau đó phần nước trong được khử trùng tại bể tiếp xúc để khử trùng nước thải bằng clorua vôi trước khi thải ra ngoài. Phần cặn thu từ bể UASB và bể lắng được đưa về bể nén bùn, được thu gom định kỳ và đổ tại nơi qui định bởi Công ty MTĐT thành phố.

+ Ưu điểm:

- Hiệu quả xử lý cao - Chi phí vận hành thấp - Dễ vận hành.

+ Chi phí xây dựng:

Tổng chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo phương án này ước tính khoảng: 220 triệu đồng. Bể tiếp xúc Thải ra ngoài Cặn Clorua vôi Cặn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh 2 phương án trên, chúng tôi chọn phương án 2 là phù hợp do chi phí đầu tư thấp nhưng đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945- 1995 (loại B).

+ Một số thông số về kích thước các bể theo phương án 2:

- Bể điều hòa, trung hòa: dài=5,2m; rộng=4m; cao=3m (V=63m3) - Bể UASB: dài:2m; rộng= 1,65; cao=5,7m (V=18,5m3)

- Bể lọc sinh học: đường kính D=2,3m; cao=3,4m (V=14m3) - Bể lắng đứng: hình vuông cạnh C=2,7m; cao=5,1m

- Bể nén bùn: hình vuông cạnh C=2,2m; cao=2m (V=9,7m3)

IV.3.2. Nước mưa chảy tràn:

Dự án sẽ thiết kế hệ thống mương thu dẫn nước mưa riêng, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng sân bãi Lò mổ sẽ chảy tập trung vào hệ thống mương này, đi qua song chắn rác, sau đó chảy thẳng ra khu vực ruộng lúa.

Vào mùa mưa, công nhân vệ sinh thường xuyên theo dõi hệ thống dẫn nước mưa, song chắn rác để vét bùn và rác ứ đọng.

IV.3.3. Nước thải sinh hoạt

Số lượng cán bộ và công nhân làm việc tại Lò mổ là 50 người. Nhu cầu nước cấp sinh hoạt cho mỗi người là 35lít/người/ngày, lượng nước thải sinh ra là Qn=1,75m3/ngđ. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. Tại đây, nước thải sẽ được làm sạch nhờ hai quá trình lắng cặn và lên men cặn. Nước sau khi ra khỏi bể tự hoại sẽ tự thấm xuống đất. Chất thải sinh ra trong quá trình làm sạch không sinh ra thêm loại chất thải nào.

+ Dung tích bể tự hoại thường được xác định theo công thức sau : W = Wn + Wc

Trong đó : Wn : thể tích phần nước của bể; m3

Wc : thể tích phần cặn của bể; m3

Trị số Wn có thể lấy bằng 1 - 3 lần lưu lượng nước thải ngày đêm tùy thuộc yêu cầu vệ sinh và lý do kinh tế. Ở đây, chọn Wn =1,5Qn = 2,6m3.

Trị số Wc được xác định theo công thức sau :

Nước m a ch y qua ư ả

sân bãi Lò mổ Ch y ra ngoàiả

Mương d nẫ

Wc = [a.T(100 - W1)b.c].N/[(100 - W2).1000] ; m3

Trong đó :

a : lượng cặn trung bình của một người thải ra một ngày (0,5-0,8 l/ng.ngđ) T : thời gian gữa 2 lần lấy cặn, ngày;

W1, W2 : độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men, %; tương ứng bằng 95%, 90%.

b : hệ số giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%) và lấy bằng 0,7.

c : hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn (20%) và lấy bằng 1,2.

N : số người mà bể phục vụ => Wc = 4,5m3

Tổng thể tích của bể tự hoại tối thiểu là : W = 7,1m3. + Hiệu suất xử lý của bể tự hoại là khoảng 70%.

+ Sơ đồ mặt cắt của bể tự hoại được thể hiện như sau :

IV.4. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn:

* Phương án 1:

Đối với nước thải vệ sinh chuồng trại có chứa phân, cùng với phân trong gia súc khi giết mổ, phần dạ bò sẽ được tập trung tách riêng đem xử lý tại hệ thống hầm biogaz. Phương án này ngoài việc xử lý phân thải, giảm mùi hôi, nó còn lợi ích trong việc sử dụng nhiên liệu khí đốt sinh ra từ hầm biogaz (chủ yếu là khí mêtan) dùng cho việc đun nước sôi, luộc huyết hoặc thắp sáng và như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, đồng thời đảm bảo vệ sinh nơi giết mổ so với dùng các nhiên liệu khác. Dưới đây là sơ đồ hệ thống hầm biogaz (xem kết cấu ở phần phụ lục) Ghi chú : I- ng n c vàoỐ ướ II- ng n c raỐ ướ III- ng thoát khí Ố IV- N p v sinhắ ệ 1. Ng n ch aă ứ 2. Ng n lên menă 3. Ng n l ng c nă ắ ặ 4. Ng n l c, t th mă ọ ự ấ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuyết minh: Biogas là một hệ thống dùng để xử lý các loại phân động vật và các chất hữu cơ. Nó có dạng bể kín có tác dụng lên men các chất hữu cơ trong điều kiện không có không khí (quá trình yếm khí). Vi sinh vật phân hủy các chất tổng hợp và khí được sinh ra nhờ các vi khuẩn phá hủy nguyên liệu hữu cơ trong điều kiện không có không khí, quá trình đó được gọi là quá trình phân hủy yếm khí. Quá trình phân hủy gồm 3 giai đoạn như sau: giai đoạn 1, nhóm vi khuẩn phân hủy hợp chất các loại phân động vật trong bể trộn (protein, cacbonhydrat và chất béo) thành acid hữu cơ như gluco, acid amino glycerol; giai đoạn 2, nhóm vi khuẩn phân hủy acid hữu cơ thành acid acetic; giai đoạn 3, nhóm vi khuẩn phân hủy acid acetic thành khí sinh vật hoặc khí gas đun nấu (hay còn gọi là khí Metan).

Khí gas sinh ra được dùng làm nhiên liệu đun nước sôi hoặc thắp sáng. Còn phân sau khi được phân hủy hết trong hầm biogaz được thoát ra ngoài bể chứa dạng bùn sệt. Phần nước thải này chúng tôi sử dụng một phần để làm phân bón, tưới cây rất tốt trong khuôn viên Dự án và phần nước thải còn lại được đưa qua hệ thống xử lý nước thải chung để tiếp tục xử lý.

Theo [12], chúng tôi ước tính được các thông số sau: + Tổng lượng phân thải ra: 3,8 tấn/ngày.

+ Tổng thể tích hầm biogas: 650m3. + Lượng gas sinh ra: 208m3/ngày đêm.

+ Tổng nhiệt lượng sinh ra: 1.688.960 Kcal/ngày đêm. + Lượng nước có thể đun sôi trong ngày: 22,5m3.

Theo công nghệ giết mổ tại Lò, với công suất giết mổ 400 con heo và 100 con bò, thì lượng nước cần đun sôi cho công đoạn trụng cạo lông khoảng 5- 7m3/ngày. Như vậy, việc Lò mổ tận dụng lượng nhiệt sinh ra từ hầm biogas để nấu nước trụng cạo lông có tính khả thi cao.

Theo tính toán, thì để xử lý hết lượng phân thải ra của Dự án, chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng khoảng 32 hầm biogas và thể tích mỗi hầm 20 m3. Tổng kinh phí xây dựng dự kiến khoảng 400 triệu.

Đối với một hầm biogas được xây dựng đúng kỹ thuật và vận hành tốt, thì tuổi thọ tối thiểu là 10 năm.

- Đối với lượng da bò và lòng lợn phế thải sẽ được thu gom gọn gàng hàng ngày sau ca giết mổ, tập trung tại một vị trí cố định để bán cho dân cư đến mua làm thức ăn gia súc.

- Đối với toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ song chắn rác và lượng lông lợn cũng được thu gom gọn gàng hàng ngày, tập trung tại một vị trí cố định, sau đó đổ theo xe thu rác của khu vực vận chuyển đến nơi quy định của thành phố.

* Phương án 2:

Thuê Công ty môi trường đô thị thành phố đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

Toàn bộ lượng phân của Lò giết mổ (khoảng 4m3/ngày) sẽ được quét dọn thu gom hàng ngày vào các thùng chứa, sau đó đẩy đến đổ ở bể chứa cố định. Xe của Công ty môi trường đô thị đến thu phân tại bể chứa này.

Với lượng phân thải ra tại Lò mổ, mỗi ngày cần thuê một chuyến xe đến thu gom, chi phí là 500.000 đồng/chuyến. Như vậy chỉ trong vòng 2 năm, Lò mổ đã tốn khoảng 400 triệu đồng cho việc xử lý lượng phân.

So sánh 2 phương án 1 và 2 ta thấy rõ ràng là phương án 1 có ưu điểm hơn phương án 2, áp dụng phương án 1 sẽ tiết kiệm được nhiều hơn cho cả khâu xử lý và tiết kiệm được nhiên liệu đốt do thu hồi khí Metan. Vì vậy, Dự án sẽ chọn phương án 1.

IV.5. Vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống sự cố:

Khi đi vào sản xuất, Lò mổ cần xây dựng nội qui an toàn đầy đủ, yêu cầu cán bộ quản lý cũng như công nhân thao tác phải nắm trước được những điểm chủ yếu về kỹ thuật của dây chuyền công nghệ và an toàn lao động, phòng tránh đến mức thấp nhất các sự cố có khả năng xảy ra.

- Công nhân lao động sản xuất trực tiếp phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ như áo quần, găng tay, khẩu trang, mũ, ủng.

- Máy móc, thiết bị cần có đầy đủ hồ sơ, lý lịch, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ một cách khoa học nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành.

- Có chương trình kiểm tra, khám tuyển và giám sát định kỳ về sức khỏe cho công nhân theo như Luật định.

- Đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp cho công nhân.

- Đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các yếu tố vi khí hậu cũng như các loại hơi khí độc khác và điều kiện lao động do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

- An toàn điện : Ngoài các biện pháp tổ chức và quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, khi tiến hành lắp đặt thiết bị và hệ thống điện luôn tuân thủ các qui trình, qui phạm kỹ thuật.

- Chống cháy, chống sét: khi triển khai dự án sẽ lắp đặt hệ thống phòng chống cháy và chống sét theo đúng qui định hiện hành.

Trong khu sản xuất, kho nguyên liệu và thành phẩm được lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và trong tình trạng sẵn sàng. Bố trí mặt bằng phù hợp với yêu cầu PCCC. Đề ra các phương án PCCC, tổ chức huấn luyện phổ biến công tác PCCC và có kiểm tra định kỳ.

IV.6. Phương án trồng cây xanh:

Ngoài các giải pháp nhằm hạn chế bụi, tiếng ồn, các hơi khí độc, mùi hôi sinh ra trong quá trình hoạt động, Dự án còn dự kiến trồng cây xanh xung quanh tường rào, trồng cây xanh thành từng cụm trong khuôn viên xí nghiệp nhằm hạn chế các tác động từ hoạt động sản xuất đến khu vực xung quanh cũng như ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất lân cận đến Lò mổ.

Hơn nữa, trồng cây xanh, cây cảnh còn tạo thêm vẻ mỹ quan cho khuôn viên Lò mổ. Diện tích đất trồng cây xanh chiếm từ 10 đến 15% tổng diện tích đất của Dự án.

Dự kiến kinh phí trồng cây xanh: khoảng 3 - 4 triệu đồng.

IV.7. Các biện pháp hỗ trợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây đã trình bày một số giải pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng tránh, hạn chế và giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của Lò mổ. Nhưng một yếu tố không kém phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường đó là ý thức của cán bộ quản lý và công nhân lao động đối

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án Lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng (Trang 30 - 38)