Máy Timken

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY KHẢO NGHIỆM MA SÁT, HAO MÒN, BÔI TRƠN DÙNG TRONG NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY (Trang 49 - 50)

Ngoài máy 4 bi người ta còn sử dụng nhiều loại máy khác để khác để đánh giá tính bôi trơn của dầu, trong đó có máy Timken. Sơ đồ của thiết bị này được trình bày trên (hình 2.7). Cặp ma sát được khảo nghiệm là tiếp xúc đường, trượt thuần tuý. Máy có thể khảo nghiệm được độ bền vững của màng dầu bôi trơn giữa hai chi tiết trượt với nhau ở dạng tiếp xúc đường, đồng thời có thể đo được hệ số ma sát giữa chúng. Mẫu thử dạng vòng xuyến tấm phẳng được làm từ thép nhiệt luyện để có độ cứng bề mặt 60-62 HRC. Vòng xuyến có chuyển động quay còn tấm phẳng được giữ cố định và được ép vào vòng xuyến nhờ hệ thống tay đòn với lực biến đổi từ 50 đến 1.000N. Tốc độ quay của vòng xuyến có thể điều chỉnh theo 4 cấp 500, 750, 1.000 và 1.500 vòng/phút, ứng với tốc độ trượt tương đối 0,92, 1,34, 1,84, và 2,74 m/s. Bề mặt ma sát giữa hai mẫu thử được bôi trơn bằng dầu khảo nghiệm được chứa trên bình và cho chảy xuống mẫu thử liên tục đảm bảo dầu đi vào bề mặt ma sát luôn ở trạng thái sạch.

Tính bôi trơn của dầu hợăc mỡ được xác định bởi lượng mòn của tấm phẳng theo thời gian khảo nghiệm và mô men ma sát. Và cũng có thể đánh giá bằng các thông số sau:

- Tải trọng lớn nhất mà mẫu thử bị tróc,

- Độ bền vững của màng dầu bôi trơn khi thay đổi P,V,T,

- Hệ số ma số ma sát,

Hình 2.6: Sơ đồ của máy Tim ken. A – sơ đồ của máy , B – mẫu thử. 1,2 – vòng xuyến và khối vật liệu ma sát , 3-quả nặng gây tải, 4- cần đòn bảy, 5- bơm, bình chứa dầu nghiên cứu.

- Diễn biến của quá trình mòn.

Các kết quả khảo nghiệm trên máy Timken có thể phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả bôi trơn cho dầu nhớt bôi trơn cho ổ trượt và hộp số bánh răng. Đồng thời còn có thể dùng máy Timken để nghiên cứu khả năng phối hợp vật liệu của cặp ma sát với môi trường bôi trơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY KHẢO NGHIỆM MA SÁT, HAO MÒN, BÔI TRƠN DÙNG TRONG NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY (Trang 49 - 50)