Giới tính

Một phần của tài liệu Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi trung ương (Trang 39 - 67)

Trong nghiên cứu của tôi, số trẻ nam mắc NKH nhiều hơn trẻ nữ ( nam có 68 trẻ, chiếm 68,7%, nữ có 31 trẻ chiếm 31,3%).

Các tác giả nhƣ K.Nga [11], Ritar Happer [21], Shaffer [38], Nelson [30] cũng cho biết trẻ nam có nguy cơ mắc nhiều hơn trẻ nữ.

Có giả thuyết cho rằng các yếu tố điều hòa tổng hợp miễn dịch nằm trong nhiễm sắc thể X. Trẻ gỏi cú 2 nhiễm sắc thể X nên sẽ đƣợc tăng cƣờng tính bảo vệ cơ thể nhờ hệ thống miễn dịch.Về tỷ lệ tử vong, trong nghiên cứu của tôi trẻ nam tử vong chiếm 86,2% và trẻ nữ là 13,8%.

Nói chung trong nhiều bệnh trẻ trai có tỷ lệ mắc lớn hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn trẻ gái. So sánh với nghiên cứu về NKH sơ sinh, các tác giả cũng có nhận xét tƣơng tự cụ thể:

Tác giả Tỷ lệ tử vong Nam Nữ N % N % K.Nga(7) 47 78,7 34 70,6 F.Mir(21) 32 59 18 44 Chúng tôi 25 86,2 4 13,8 4.3.2 Cân nặng

Ở trẻ sơ sinh, các miễn dịch thể dịch và miễn dich tế bào (sản xuất ra globulin miễn dịch) đều thấp đặc biệt là ở trẻ đẻ non và thiếu cân. Trong giai đoạn đầu khi mới sinh ra, kháng thể của trẻ chủ yếu là kháng thể do mẹ truyền cho vì vậy ở những trẻ thấp cân và đẻ non sẽ ít hơn trẻ bình thƣờng. chức năng bổ sung, thực bào bao gồm quá trình thực bào, xâm lấn và sản sinh độc tố cũng giảm đáng kể [23][16][24].

Những trẻ thiếu cân, đẻ non sẽ có tỷ lệ mắc bệnh và các biến chứng cao hơn trẻ bình thƣờng. Trong 99 trẻ nghiên cứu, có 64 trẻ thấp cân chiếm 64,6%.

4.3.3 Tuổi khi mắc bệnh

Đây là vấn đề đã đƣợc nhắc nhiều đến trong y văn.Thời gian mắc bệnh sớm hay muộn có nhiều liên quan đến nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ tử vong, kháng sinh chọn trong điều trị... Nếu trẻ mắc bệnh sớm, nguyên nhân gây bệnh là do lây truyền dọc từ mẹ trong quá trình mang thai và sinh đẻ, tiên lƣợng bệnh sẽ nặng hơn, trẻ mắc bệnh muộn thì do lây truyền ngang.

Trong nghiên cứu của tôi, nhóm mắc bệnh sớm có 72 trẻ (72,7%), Có 26 trẻ tử vong chiếm 89,7% và nhóm mắc bệnh muộn có 27 trẻ (27,3%), có 3 trẻ tử vong chiếm 10,3%. Có sự khác biệt nhƣ vậy là do những ngày đầu sau

đẻ trẻ đang ở thời kỳ mà sự thích nghi với môi trƣờng ngoài tử cung còn yếu, trẻ chống đỡ với bệnh tật nói chung và NKH nói riêng càng kém. Kết quả tƣơng tự với các tác giả:

Tác giả Tỷ lệ tử vong (%) Mắc bệnh sớm Mắc bệnh muộn F.Mir(21) 67 35 Airede(15) 32 9 K.Nga(7) 82,4 63,3 Chúng tôi 89,7 10,3 4.3.4 Tuổi thai

Nhƣ chúng ta đã biết trẻ đẻ non có nhiều thiệt thòi do chức năng của các hệ cơ quan chƣa hoàn chỉnh nhất là hệ thống miễn dịch vốn đã yếu ở lứa tuổi sơ sinh lại càng thêm yếu kém cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng ở trẻ đẻ non. Cũng nhƣ với nhóm trẻ thiếu cân, tỷ lệ tử vong của nhóm trẻ đẻ non bị NHK cao hơn nhiều so với trẻ đủ tháng. Trong nghiên cứu của tôi có 60 trẻ đẻ non chiếm 60,6%, trong đó có 22 trẻ tử vong chiếm 78,6% .Còn ở nhóm đủ tháng có 38 trẻ(38,8%), có 6 tử vong chiếm 21,4%. .

4.3.5 Ngạt

Ngạt là một trong những yếu tố nguy cơ điển hình của NKH sơ sinh.Trong quá trình ngạt, trẻ bị thiếu oxy máu nghiêm trọng ảnh hƣởng đến chức năng sống của các hệ cơ quan, đú chớnh là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Mặt khác ngạt chính là hậu quả của nhiễm trùng từ trong bào thai trong một số trƣờng hợp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số trẻ NKH bị ngạt là 42 bệnh nhân chiếm 42,4%. Con số này cũng tƣơng tự kết quả của tác giả Airede [15] với 31 trẻ NKH sơ sinh, ngạt chiếm 31%, tác giả K.Nga [11]có 23 bệnh nhân

chiếm 28,3%. Các tác giả nhƣ Behrman [30], Happer [21], Malabuh [31] đều thấy trẻ ngạt có nguy cơ cao mắc NKH.

4.3.6 Các thủ thuật can thiệp trước mắc NKH.

Hiện nay cùng với sự tiến bộ của y học, việc ứng dụng trong điều trị nhƣ đặt ông NKQ, mở khí quản, sử dụng máy thở, tiêm truyền tĩnh mạch, đặt catheter.. lớn dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 35 trẻ có đặt NKQ trƣớc khi mắc bệnh chiếm 35,4%, đặt sode dạ dày, sonde tiểu chiếm 14,1%. Còn lại 50,5% là các thủ thuật nhƣ lƣu kim, tiêm truyền tĩnh mạch, đặt TMTT, ĐMTT. Vì vậy sử dụng các thủ thuật này đảm bảo vô trùng, không nên duy trì ống quỏ lõu và các kỹ thuật phải thành thạo để không gây tổ thƣơng là điều vô cùng quan trọng.

4.3.7 Chế độ dinh dưỡng.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sữa mẹ là dinh dƣỡng tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ có tác dụng trực tiếp bảo vệ trẻ sơ sinh qua nhiều cách khác nhau - nhất là trong những tháng đầu khi hệ miễn dịch của em bé còn yếu ớt chƣa đủ khả năng chống lại ngoại khuẩn. Do đó cả UNICEF lẫn Tổ chức Y tế Thế giới đều khuyến khích ngƣời mẹ cho con bú sữa mẹ cho đến khi em bé hơn hai tuổi (ở các nƣớc phát triển, vì lý do cá nhân hay xã hội, ít có ngƣời mẹ nào làm đƣợc thế).

Mặc dầu trẻ sơ sinh có sẵn một ít kháng thể (antibody) truyền qua nhau khi còn trong bụng mẹ nhƣng những kháng thể này từ từ sẽ tiêu đi. Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể cho đến khi hệ miễn nhiễm của em bé trƣởng thành. Hệ miễn nhiễm của con ngƣời tiếp tục phát triển cho đến sau 5 năm mới hoàn tất.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc nhiễm khuẩn huyết có chế độ dinh dƣỡng chiếm tỷ lệ cao nhất là sữa bò chiếm 63,2%(48

Bệnh nhân), sữa mẹ chỉ chiếm 22,4% (17 Bệnh nhân) và khác là 14,4% (11 Bệnh nhân).

4.3.8 Yếu tố từ mẹ.

Đây là vấn đề đã đƣợc đề cập đến rất nhiều trong y văn trên thế giới cũng nhƣ ở Việt nam. Những yếu tố của mẹ nhƣ: tình trạng sức khỏe, bệnh tật, sự hiểu biết… cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến đứa trẻ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa phần các bà mẹ là nông dân chiếm 43,4% (43 BN).

Bà mẹ đẻ lần 1 chiếm tỉ lệ cao nhất là 60,4% (58 BN)và giảm dần, lần 2 là 26% (25 BN), lần 3 chiếm 9,4% (9 BN) và lần 4 là 4,2% (4 BN).

Về phƣơng thức đẻ thì tỷ lệ đẻ thƣờng đứng đầu chiếm 72,7%(72 BN) còn đẻ mổ chiếm 27,3% (27 BN).

Trong nghiên cứu của chúng tôi số bà mẹ mắc bệnh trong khi mang thai và sinh đẻ chiếm 60,6% trong đó cao nhất là nhiễm khuẩn nƣớc ối chiếm 16,2%(16 BN), sau đó là nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 11,1% (11 BN), Nhiễm khuẩn sinh dục chiếm 10,1% (10) BN, bệnh khác chiếm 23,2% (23 BN ) và không mắc là 39,4% (39 BN).

KẾT LUẬN

Đây là nghiên cứu hồi cứu gồm 99 bệnh nhân. Kết quả phân tích chỳngtụi thấy:

1) NKH sơ sinh là bệnh nặng, biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, không điển hình. Hay gặp nhất là triệu chứng về hô hấp nhƣ khó thở 65,7%, tím tái 54,5%.các dấu hiệu ít gặp nhƣng tiên lƣợng bệnh thƣờng nặng, tỷ lệ tử vong cao nhƣ gan to chiếm 51,7%, Hạ thân nhiệt 55,2%, Phù 51,7%. 2) Vi khuẩn thƣờng gặp là trực khuẩn gram âm đứng đầu là Klebsiella

29,3%, đứng thứ 2 là Serratia marcescens 19,2% tuy nhiên bệnh nhân mắc Serratia marcescens tiên lƣợng bệnh nặng hơn, tỷ lệ tử vong là 37,9%.

NKH thƣờng có rối loạn điện giải 82,8% số bệnh nhân có rối loạn Natri máu, 65,5% số bệnh nhân có rối loạn Kali máu, 69% số bệnh nhân có rối loạn Clo máu, 65,5% số bệnh nhân có rối loạn Canxi máu. Bạch cầu thƣờng tăng cao chiếm 77,9%, glucose cao chiếm 88,8% và tiểu cầu thấp chiếm 79,4%.

3) Các trẻ đẻ non, thiếu cân, ngạt, có can thiệp thủ thuật trƣớc mắc NKH là những trẻ có nguy cơ mắc NKH và tỷ lệ tử vong thƣờng là nặng: Trong nghiên cứu này có:

- Số bệnh nhân đẻ non chiếm 61,2%, trong đó có 76,8% đã tử vong. - Số bệnh nhân thiếu cân chiếm 64,6%, tỷ lệ tử vong là 89,7%.

Ngoài ra ta còn thấy số nam mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn nữ: Có 68,7% trẻ nam mắc bệnh, tỷ lệ tử vong là 86,2%.

Yếu tố của mẹ nhƣ: tiền sử bệnh nhiễm trùng của mẹ trong quá trình mang thai, sinh đẻ, chế độ dinh dƣỡng cho trẻ, lần đẻ,phƣơng thức đẻ, nghề nghiệp cũng ảnh hƣởng đến quá trình mắc bệnh của trẻ. Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mẹ mắc bệnh nhiễm trùng chiếm 60,4%, đa phần trẻ mắc bệnh có chế độ ăn là sữa bò chiếm 63,2%.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc tiến hành một cách nghiêm túc và trung thực. Các thông tin, số liệu, kết quả trong khóa luận này là mới và không trùng lặp với nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2012

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1) Đặng Đức Anh (2005)Nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhi dưới 5 tuổi trước khi sử dụng kháng sinh ”. Tạp chí y học dự phòng (tập XIII, số 4). Tr 21- 25.

2) Lê Huy Chính, Trần Bích Thủy (1997) “Tình hình kháng kháng sinh của Samonella gây bệnh thương hàn ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế và Thanh Hóa 1996”. Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh. Viện thông tin y học trung ƣơng, Hà Nội 1997. Tr 57- 63.

3) Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn (2002) “ Bệnh học truyền nhiễm” Nhà xuất bản y học Hà Nội năm 2002 tr 11 – 16.

4) Võ Công Đồng, Đoàn Thị Ngọc và cộng sự (2003) “Đặc điểm nhiễm trùng huyết tại bệnh viện Nhi Đồng 2”. Kỷ yếu hội nghị chuyên đề hồi sức cấp cứu và chống độc toàn quốc lần thứ IV- 2003. Tr 80- 93.

5) Harrison (1995)Nhiễm khuẩn huyết và schock nhiễm khuẩn”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr 118- 128.

6) Phạm Thị Hằng (2005) Nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng của trẻ trên 1 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn thạc sỹ y học- 2005. Tr 34- 36.

7) Hoàng Ngọc Hiển (1997) “Bệnh thƣơng hàn, khía cạnh dịch tễ học vi khuẩn kháng thuốc”. Vi sinh vật y học, Học viện Quân y. Hà nội 1997. Tr38- 45.

8) Tô Thanh Hƣơng Tình hình bệnh tật trẻ sơ sinh trong 5 năm ( 1981 – 1985) Công trình khoa học nghiên cứu khoa học 1980 – 1985. Tr 143 – 138.

9) Tô Thanh HƣơngĐặc điểm bệnh tật trẻ sơ sinh” Công trình nghiên cứu khoa học 1981- 1990. Tr 35 – 41.

10) Tô Thanh Hƣơng (1991) “Đặc điểm bệnh tật của trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em trong 10 năm 1981- 1990”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học trong 10 năm. Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em. Hà Nội 1991. Tr 232- 276.

11) Nguyễn Thị Kim Nga (1994) “Một số nhận xét về nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh đã điều trị tại khoa sơ sinh Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II. Hà Nội 1994 tr 2- 10. 12) Nguyễn Thị Kim Nga, Tô Thanh Hƣơng (1997) “Nhiễm Khuẩn Huyết

Sơsinh”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Nhi. Tr 17- 52. 13) Hà Thị Tƣ (1990) “Tình hình bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh Việt nam

công trình nghiên cứu khoa học. 1990-Tr 89 – 97.

14) Nguyễn Tấn Viên và Trần Minh Hƣơng: “Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh”. Đề tài báo cáo tại hội nghị sơ sinh toàn quốc năm 1981.

Tài liệu tiếng anh.

15) A.K.Airede: Neonates septicaemia among neonates with tetanus. Journal of tropical Pediatrics. Vol 38 August 1992. P 173- 175.

16) Antenatalsteroidtherapy: American journal of Obstetrics & Gynecology 2008; 199: 404.e1- 404.e5.

17) GordonB. Avery (1994) Sepsic neonatorum, Neonatology. 4th eddion. J.Blippincott company Philadelphia.1994.

18) R.E. Behrman : Neonatal sepsic. Nelson texbook of Pediatric. 4th edition Saunders.co.p 501 – 503.

19) Bates DW, Cook EF, Goldmanl (1990) “Predicting bacteremia in hospitalized patiens a prospecrively validited nodel”. Ann- Intern- Med.1990. Oct; 113(7). 495- 500.

20) Chamberland. Set al (1992) “Antibiotic susceptibility profiles of 941 Gram negative bacteria isolated from septicemia patients throughout Canada”. Clin.Infect.Dis.1992.Oct; 15(4). 615- 628.

21) Rita.G.Harpar Sepsic. Handbook of neonatology. Year book medical publishers. P 462- 466.

22) India (2011) “Risk factors and predictors of mortality in culture proven neonatal sepsis” Department of pediatrics, Jawaharlal institute of Post graduate medical education and Research ( JIPMER), Puducherry.

23) Indian Journal of Paediatrics volume: 75, March 2008.

24) Immunological Profile in Asphyxiated Newborns by vani Bhatt, MD, FAAP, National Institute of Immulogy.

25) Nithin Jayan, Nithin Humayyoon, Nitha J, Dr. Vijaykumar (2008)

Risk factors of neonatal sepsis in trivandrum, kerala” Department of comunity medicine, Govt.Medical college trivandrum. 2008- pp 5 -11. 26) Coli Jodan (1994) “Common infectious disease emegencies”. Infectious

diseases, Fifth edition J.B.Lippincott company, Philadelphia 1994. 127- 132.

27) Kaplan S.L (1998) “Bacteremia and Septic shock”. Textbook of Pediatric Infectious Diseases. 807- 820.

28) Lopez Sastre JB, Fermandez Colomer B (2005) “Trends in the epidemiology of neonatal septis of vertical transmission in the era of group B Steptococcal prevention” – Service of Neonatology, Department of Paediatrics, Hospital Centrel de Asturias, Oviedo,Spain-2005.

29) M.I.Maliavin: “Một số nhận xét về nhiễm trùng máu từ trong tử cung và viêm phổi do hít sau các tai biến sản khoa”. Bopro.Oxpa. Matep.Gect Số 1- 1987 tr 52.

30) F.Mir, S.Aman: Neonatal sepsic , Areview with a study of 50 cases Journal of Tropical Pediatrics. Vol 33. Jun 1987 p 131- 135.

31) G.P. Mondal: Neonatal septicaemia among inborn and outborn babies in a referral hospital. Indian.J. Pediart.1991. Jun- August. 58(4), p529- 533. 32) Munfor (1998) “Sepsis and septic shock”. Harrison’s principles of interal

Medicin. Fourteen edition. Mcgraw- Hill, New York, 1998. 776- 780.

33) Nathoo et al (1990) “Neonatal septicemia in Harare hospital Entiology and risk factor” Cent- Aft- Med 1990; June 36(6). 150- 156.

34) Oda , Matsuo Y (2000) “Sepsis in children”. Dediatr Inf. 2000 Oct; 42(5). 528- 533.

35) Phair J.P(1992) “Approach to bacteremia and septic shock”. Textbook of internal Medicine. 1634- 1637.

36) Powell K.R (1996) “Septis and shock” Nelsons Textbook of Pediatric. 704- 706.

37) Lorraine Baas Rubarth (2005) “Nursing pattern of knowing in assessment of newborn sepsis” In Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree of Docror of Philosophy 2005. pp57.

38) A.J.Shaffer. Septicia. Diseases of the newborn. 4th eddition. W.B Saunders company. P 776- 780.

PHỤ LỤC 1

Mẫu bệnh án nghiên cứu đề tài:

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH TẠI

KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG NĂM 2011

Ngày điều tra: --/--/--

Số thứ tự BN:……... Mã BN:---

A.THễNG TIN CHUNG Danh sách bệnh nhân 1. Họ và tên: 2. Tuổi: 3. Giới 3.1Nam  3.2Nữ  4. Địa chỉ: Xó/Phƣờng………..Quận/Huyện……… Tỉnh/Thành phố………. 5. Nơi sinh 5.1BV Trung Ƣơng  5.2Tuyến Huyện, Tỉnh  5.3Trạm y tế Xã  5.4Tại nhà  5.5Đẻ rơi  5.6Không rõ 

6. Tình trạng lúc ra viện 6.1Khỏi  6.2Tử vong  6.3Không rõ  7. Tổng số ngày điều trị……… B. TIỀN SỬ: I. Tiền sử bản thân: 8. Cân nặng khi đẻ: 8.1<1500gr  8.21500-2500gr:  8.3> 2500gr:  8.4Không cân  9. Tuổi thai 9.1≤27 tuần:  9.2 28-30 tuần:  9.331-33 tuần:  9.433-34 tuần:  9.5Đủ tháng  10.Tuổi khi mắc bệnh: 10.1 ≤7 ngày:  10.2 ≥ 8 ngày:  11. Thời gian ngạt: 11.1 1-5 phút:  11.2 6-15 phút:  11.3 ≥ 20 phút:  11.4 Không ngạt:  11.5 Không rõ 

12. Chế độ dinh dƣỡng:

12.1 Sữa mẹ 

12.2 Sữa bò 

12.3 Khác 

12.4 Không rõ 

13.Các thủ thuật can thiệp trƣớc khi mắc NKH:

13.1 Đặt NKQ, mở khí quản  13.2 Đặt sonde: tiểu, dạ dày… 

13.3 Thủ thuật tiêm truyền (Đặt ống ĐMTT, TMTT, truyền

dịch,lƣu kim…) 

13.4 Không can thiệp 

14. Bệnh kèm theo:………

15. Tiêm vitamin K sau đẻ:

15.1 Có  15.2 Không  15.3 Không rõ  16. Các bệnh mắc trƣớc khi mắc NKH:

Một phần của tài liệu Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi trung ương (Trang 39 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)