Kết quả cấy máu:

Một phần của tài liệu Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi trung ương (Trang 37 - 38)

Trƣớc đây, khi nói tới NKH sơ sinh ngƣời ta hay đề cập tới liên cầu tan huyết nhóm A, B và E.coli... Ngày nay các nghiên cứu về NKH sơ sinh đã nói nhiều đến nhóm trực khuẩn Gram âm là nguyên nhân thƣờng gặp. Chúng ta biết rằng vi khuẩn Gram õm khụng gây bệnh cho trẻ lành.Khi trẻ sơ sinh có

sức đề kháng giảm, bệnh nặng... là điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn Gram âm gây bệnh NKH.

Trong nghiên cứu của tôi, số trực khuẩn gram âm chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,6% bao gồm đứng đầu là Klebsiella có 29 bệnh nhân chiếm 29,3 %, sau đó đến Serratia marcescens Trong đó trẻ mắc bệnh do vi khuẩn Serratia marcescens có tiên lƣợng nặng hơn cụ thể có 19 bệnh nhân mắc NKH do Serratia marcescens chiếm 19,2% thỡ cú 11 bệnh nhân tử vong chiếm 37,9%. Và các vi khuẩn gram âm còn lại chiếm 11,1%.

Ngoài vi khuẩn gram õm thỡ cú Burkholderia chiếm 23,2%, Nấm candida chiếm 10,1%,Tụ cầu chiếm 8,1% và steptoccocus chiếm 2,0%.

Đối chiếu với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn thị Kim Nga [11] chúng tôi thấy tác giả này cũng thấy 90% vi khuẩn gây NKH sơ sinh là vi khuẩn gram âm, tác giả Nguyễn Tấn Viên và Trần Minh Hƣơng [14] thấy 80% vi khuẩn gây NKH sơ sinh là vi khuẩn gram âm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ thấy có 2 bệnh nhân mắc liên cầu tan huyết nhóm A,B. Đây là loại vi khuẩn gây bệnh NKH sơ sinh hay đƣợc các tác giả Shaffer [38], Happer [21] nhắc tới, có thể là do vi khuẩn này chỉ gây NKH ở những thời kỳ rất sớm có liên quan đến nhiễm trùng nƣớc ối, nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản, sinh dục, tiết niệu.

Một phần của tài liệu Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi trung ương (Trang 37 - 38)