TRIỆU CHỨNG:

Một phần của tài liệu Cấp cứu - Chống độc part 9 ppsx (Trang 35 - 37)

Thay đổi tuz theo loại nấm đã được mô tả ở bảng trên. Trong hầu hết các trường hợp, nôn và đi ngoài thường xuất hiện sớm. Nếu nôn và đi ngoài xảy ra muộn sau 6 giờ thì gợi ý do ngộ độc nấm loại Amatoxin, Monomethylhydrazine hoặc

Orellanine. IV. CHẨN ĐOÁN:

Thường khó vì bệnh nhân không nghĩ mình bị ngộ độc nấm đặc biệt nếu triệu chứng xuất hiện muộn 12 giờ sau ăn. Nếu còn lại nấm chưa ăn hết thì bảo bệnh nhân mang nấm đến bệnh viện và nhờ các chuyên gia về nấm xác định loại nấm. Tuy vậy cũng cần chú ý là nấm đấy có thể không phải đúng là loại nấm mà bệnh nhân đã ăn.

Xét nghiệm đặc hiệu tìm độc tố của một số loại nấm độc chỉ làm được ở một vài phòng xét nghiệm cao cấp.

Các xét nghiệm khác: công thức máu, đường, điện giải đồ, urê, creatinin, AST, ALT, tỉ lệ prothrombin, INR. Nếu bệnh nhân tím thì nghĩ đến loại nấm gây methemoglobin và cho định lượng methemoglobin.

V. XỬ TRÍ:

A. Các biện pháp hồi sức

1. Truyền dịch nâng huyết áp bằng các dung dịch sinh l{ như NaCl9%0 và đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp. Điều trị chống kích thích. Điều trị hạ sốt và chống co giật nếu có.

2. Theo dõi bệnh nhân ít nhất trong vòng 12 đến 24 giờ để phát hiện những triệu chứng tiêu hoá xuất hiện muộn do loại Amatoxin hoặc Monomethylhydrazine. 3. Theo dõi chức năng thận trong vòng 7 đến 14 ngày nếu nghi do ăn nấm loại Cortinarius, 2 đến 3 ngày sau khi ăn nấm Amanita smithiana. Chạy thận nhân tạo khi cần.

1. Đối với loại Monomethylhydrazine: vitamin B6 20-30 mg/kgTMC để điều trị co giật. Đối với loại nấm gây Mehemoglobin điều trị bằng xanh methylen 1mg/kg TM.

2. Đối với loại nấm gây Hc muscarin: Atropin 0,01-0,03 mg/kg TM sẽ làm giảm các triệu chứng cholinergic.

3. Physostigmin để điều trị các loạ nấm gây độc bằng axit Ibotenic và muscinol sẽ cải thiện các triệu chứng kháng cholinergic.

4. Điều trị ngộ độc nấm loại amatoxin (Bài dưới đây). C. Điều trị tăng cường loại bỏ chất độc

1. Trước bệnh viện: dùng than hoạt tính càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân đến muộn sau 60 phút có thể gây nôn bằng Ipecac.

2. Tại bệnh viện: rửa dạ dày nếu bệnh nhân đến sớm và cho uống than hoạt tính. D. Các biện pháp tăng cường thải trừ: không có vai trò trong đào thải chất độc.

100. NGỘ ĐỘC NẤM LOẠI AMATOXIN

Amatoxin (bao gồm a-amanitin, mu-amanitin, và loại khác) là một nhóm peptid có độc tính cao được tìm thấy ở một số loài nấm bao gồm Amanita phalloid, A

virosa, A bisporigera, A ocreata, A verna, Gallerina autumnalis, G marginata, và một vài loại Lepiota và Conocybe. Những người ăn các loại nấm này thường là bị nhầm với loại nấm ăn được.

Một phần của tài liệu Cấp cứu - Chống độc part 9 ppsx (Trang 35 - 37)