Triệu chứng.

Một phần của tài liệu Bệnh học nội tiết part 5 pdf (Trang 29 - 30)

3.1. Lâm sàng:

+ Người mệt lả, suy sụp, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội, đi lỏng, sốt rất cao, có thể sốt là do rối loạn trung khu điều hoà thận nhiệt, (sốt không do nhiễm khuẩn). + ý thức lú lẫn, mê sảng, vật vã, có thể co giật và dẫn đến hôn mê.

+ Mạch nhanh, nhỏ khó bắt, tiếng tim mờ, huyết áp tụt, có thể trụy mạch, sốc. + Khó thở do suy tim cấp, da tím tái, niêm mạc nhợt nhạt, xuất huyết dưới da. + Chảy máu chân răng, xuất huyết kết mạc, có thể xuất huyết tiêu hoá.

3.2. Cận lâm sàng:

+ Công thức máu: bạch cầu thường tăng, công thức bạch cầu chuyển trái, bạch cầu ái toan (E) tăng rất có giá trị chẩn đoán.

+ Ure máu có thể tăng.

+ Na+ máu giảm, K+ máu tăng. + Đường huyết giảm.

+ Định lượng cortisol trong máu và nước tiểu giảm (bình thường 30-300mmol/24h). + Điện tim: sóng T cao, QT kéo dài. Đó là biểu hiện của tăng kali máu.

4. Điều trị:

Cần phải điều trị tích cực và khẩn cấp:

+ Bồi phụ đủ nước và điện giải bằng truyền dịch (thanh huyết mặn, thanh huyết ngọt) truyền nhanh (bổ sung dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm).

+Truyền huyết thanh ngọt để làm tăng đường huyết.

+ Hydrocortison succinat 100 mg tiêm tĩnh mạch trong giờ đầu, sau đó cho tiếp

hydrocortison 100 mg vào thanh huyết ngọt 5%. Tổng liều trong ngày có thể cho 600-1000 mg. + Nếu bệnh nhân thoát được choáng, những ngày tiếp theo có thể giảm liều hoặc điều

trị bằng desoxycorticosteron acetat 2,5 - 5 mg tiêm bắp thịt. + Điều trị suy tim: ouabain, digoxin.

+

Nếu đường huyết bình thường thì có thể cho truyền insulin nhanh để làm giảm bớt K+ và kích t hích cho bệnh nhân ăn.

+ Nếu huyết áp không lên được thì cần cho các thuốc nâng huyết áp như: heptamin, aramin, dopamin...

Một phần của tài liệu Bệnh học nội tiết part 5 pdf (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)