Mount St.Helens:

Một phần của tài liệu Địa chất môi trường - Tìm hiểu về núi lửa ppt (Trang 26 - 28)

Ngày 18/5/1980, sự phún xuất của núi St.Helens ở góc Tây Nam Washington là ví dụ điển hình cho nhiều sự kiện núi lửa từ một núi lửa Cascade. Sự phún xuất như nhiều sự kiện tự nhiên khác là độc nhất và phức tạp.

Núi St.Helens tỉnh giấc vào tháng 3/1980 sau 120 năm ngủ quên, liên quan đến hoạt động địa chấn và sự nổ nhỏ khi nước ngầm tiếp xúc với đá nóng. Ngày 1/5 sự lồi lên đáng kể ở

sườn núi phía Bắc có thể quan sát rõ ràng và nâng lên với tỉ lệ 1.5m/ngày. Vào 8h32’ sáng 18/5/1980, trận động đất cấp 5 sinh ra biến cố dồn dập của núi lửa, lở đất, đổ nát, tuyết lở (khoảng 2.5km3. Tuyết đổ xuống sườn núi phía Bắc, chuyển nước đến hồ

Spirit gần đó, va đập vào và giày xéo một dãy 8km về phía Bắc, sau đó nó bất ngờ di chuyển một khoảng xa 18km xuống sông Toutle.

Ban đầu những chỗ lồi lên không đủ khả năng để giải thoát áp suất bên trong và những giây sau đó, núi St.Helens phún xuất những luồng hơi trực tiếp từ khu vực có những chỗ lồi lên đó. Sau luồng hơi đó,1 đám mây lớn theo chiều thẳng đứng đi lên nhanh chóng đến độ cao 19km so với mặt nước biển. Sự phún xuất của cột này kéo dài hơn 9h, và thể tích lớn tro núi lửa rơi xuống một khu vực rộng lớn của Washington, Bắc Idaho, Tây và trung tâm Montana. Tổng lượng tro núi lửa phát ra khoảng 1km3 và trong suốt 9h phún xuất, một số dòng tro quét xuống các dốc phía Bắc của núi lửa. Toàn bộ dốc phía Bắc, phần cao hơn của nhánh phía bắc của đồng bằng sông Toutle, bị phá hủy. Rừng trên sườn dốc chuyển thành màu xám, tạo nên những đống tro, đá, tảng băng tan, những rãnh hẹp, những hố nước nóng

Đầu tiên dòng bùn chứa hỗn hợp của nước, tro núi lửa, đá, vật liệu vụn hữu cơ xảy ra vài phút sau khi núi lửa phún xuất. Những dòng chảy và kèm theo lũ đổ xuống thung lũng nhánh phía Bắc và phía Nam của sông Toutle với vận tốc 29 - 55km/h, đe dọa sinh mạng nhiều người sống dọc theo bờ sông. Mực nước của sông đạt đến ít nhất 4m, hầu như toàn bộ cầu trên sông bị phá hủy. Bùn nóng làm nhiệt độ sông tăng đến 380C. Bùn, mảnh vụn và đá cuội được mang xuôi dòng 70km tới sông Coulitz và xuôi dòng 28km xuống sông Columbia. Khoảng 40triệu m3 vật liệu được đổ xuống sông Columbia, làm giảm độ sâu của sông từ 12m còn 4.3 m trong khoảng cách 6km. Khi núi lửa được quan sát lại sau những lần phun trào, chiều cao cực đại của nó giảm khoảng 450m và cấu trúc đối xứng nguyên thủy của ngọn núi bây giờ là hình vòng cung lớn, dốc bao quanh hướng về phía Bắc. Hàng loạt các mảnh vụn luồng theo chiều ngang, dòng vụn núi lửa và dòng bùn đã phá hủy một khu vực khoảng 400 km2, giết chết 54 người. Hơn 100 ngôi nhà bị tàn phá bởi lũ, và xấp xỉ 800 triệu feet rừng cây trở nên bằng phẳng bởi sự nổ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 3 ti USD. Theo sau thảm họa phun nổ núi St.Helen, một chương trình đặc biệt được thiết lập để giám sát hoạt động của núi lửa, cụ thể là kiến trúc bởi dòng dung nham của mái vòm bên trong miệng núi lửa sinh ra bởi trận phun nổ ngày 18/5/1980. Suốt 3 năm đầu sau trận phun nổ ngày 18/5, có ít nhất 11 trận phun nổ đã xảy ra đã đẩy dòng dung nham hình mái vòm lên độ cao khoảng 250 m. Trong mỗi lần phun nổ này, dung nham được đẩy lên gần đỉnh của mái vòm và chảy chậm xuống đáy. Giám sát sự phát triển của mái vòm và sự biến dạng của miệng núi lửa cùng với nhiều kĩ thuật khác như giám sát sự phun khí, thì có lợi trong việc dự đoán sự phun nổ. Mỗi sự cố đã tăng thêm vài nghìn m3 vào kích thước của mái vòm. Vào năm 1995, 15 năm sau sự phun nổ chính, cả ngọn núi và vùng xung quanh nhiều nơi xanh lần nữa khi sự sống trở lại. Tuy nhiên, khung cảnh gò đống được tạo ra bởi sạt lở đất trồi lên, nhắc lại thảm họa năm 1980. Vùng đang trở thành địa điểm thu hút khách du lịch viếng thăm, năm 1993 là 1 triệu người.

Nhật có 19 núi lửa hoạt động. Cách đây gần 2000 năm, núi lửa Unzen ở Tây Nam Nhật Bản đã phun trào giết chết khoảng 15000 người. Núi lửa đã thức tỉnh sau giấc ngủ dài 200 năm của nó vào năm 1990. Nó phun trào dữ dội vào tháng 6 năm 1991 và chính quyền địa phương đã quyết định đúng dắn trong việc dư tản hàng ngàn người dân. Cuối năm 1993 khoảng 0,2km3 lava được phun lên và hơn 8000 dòng chảy dung nham xuất hiện đã làm cho Mt Unzen được vinh dự trở thành một trong số những trung tâm của những dòng chảy từ dung nham của thế giới. Núi lửa này đã cung cấp khu thí nghiệm tự nhiên mang tính quyết định cho các nhà khoa hoc để nghiên cứu các dòng chảy như thế này. Năm 1991 sự phún xuẩt đó đã sản sinh ra những dòng bùn có hại. Một con kênh được phác thảo đặc biệt được xây dựng để chứa những dòng bùn, nhưng những dòng đó chảy tràn qua con kênh và chôn lấp nhiều ngôi nhà trong bùn.

Một phần của tài liệu Địa chất môi trường - Tìm hiểu về núi lửa ppt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w