Hoạt động của núi lửa tại các điểm nóng đại dương:

Một phần của tài liệu Địa chất môi trường - Tìm hiểu về núi lửa ppt (Trang 29 - 30)

a/ Điểm nóng(Hot spot):

Điểm nóng được đặc trưng bởi sự dâng lên chậm chạp của đá trong manti tạo ra núi lửa trên bề mặt trên bề mặt Trái Đất. Nhiệt độ của đá dâng lên là 1000C, nóng hơn đá

xung quanh, độ nhớt ít hơn và dâng lên bề mặt. Hầu hết các điểm nóng được hình dung như các chùm dung nham dâng lên hoạt động trong 100 triệu năm. Những cái khác liên tục liên quan đến khuynh hướng mở rộng của thạch quyển tạo các đới xung yếu hình thành núi lửa trẻ như Iceland ngày nay. Điểm nóng không di chuyển nhiều như các mảng kiến tạo, nó được dùng để lập biểu đồ chuyển động mảng. Chúng xuất hiện dưới đại dương và lục địa, trung tâm của các mảng, về phía các tâm kéo dài. Vào những năm 70 của thế kỉ trước, một đo đạc đã cho thấy điểm nóng đã tạo vòm núi lửa nâng lên với đường kính lớn hơn 200 km. Đo đạc được 122 điểm nóng hoạt động kéo dài trong 10 triệu năm, 53 điểm nóng dưới bồn đại dương và 69 điểm nóng dưới lục địa. Số lượng điểm nóng lớn nhất tập trung ở mảng châu Phi. Sự trôi dạt của mảng này diễn ra chậm hạp do sự va chạm của nó với mảng Âu-Á trong suốt 30 triệu năm. Mảng châu Phi hoạt động giống như sự tập trung manti ở lớp vỏ nhiệt để đốt nóng bên dưới nó. Khi hoạt động này dừng lại sẽ tạo nên các dịch chuyển ngang, di chuyển theo hướng Tây của Nam Mỹ tăng lên gấp đôi, tâm kéo dài ở giữa Đại Tây Dương cũng đang dịch chuyển theo hướng Tây, bỏ lại các điểm nóng phía sau, như tại Tristan da Cunda và St.Helena.

Điểm nóng dưới tâm kéo dài có một khối lượng lớn magma basal có thể phun trào. Chẳng hạn như tại Iceland, magma quyển mềm của quá trình kéo giãn được gia tố bởi magma manti bên dưới tạo nên một khối lượng lớn đá basal. Hoạt động núi lửa liên quan đến các điểm nóng của đại dương thì tương đối hòa bình, nhưng ở lục địa thì các núi lửa liên quan đến điểm nóng thì dễ phun nổ và bị tàn phá từ phía trong ra.

Một phần của tài liệu Địa chất môi trường - Tìm hiểu về núi lửa ppt (Trang 29 - 30)