Nhận xét

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán động lực của hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (Trang 42 - 49)

● TTCK ra đời và phát triển đã có tác động lớn tới nền kinh tế của nước ta trong những năm qua. Nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo đa dạng hàng hóa cho nền kinh tế việt nam nói riêng và tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm trong nước và thế giới . TTCK tạo cơ hội tốt cho các DNNN tiến hành CPH và giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ cả về quy mô sản xuất và tạo uy tín và tiếng vang cho các doanh nghiệp khi tham gia gioa dịch trên sàn chứng khoán.

● Bên cạnh đó TTCK cũng ảnh hưởng tới các DN trong tiến trình CPH như việc định giá DN, các DN dễ dàng bị thâu tóm nếu như không tỉnh táo trong việc bán cổ phần để huy động vốn và trong hoạt động M&A.

Chương 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:

3.1. Kết luận:

Cổ phần hóa đã diễn ra được 18 năm. TTCK đã bắt đầu được 9 năm. Nhưng dường như cả hai vẫn chưa trở thành lời giải cho những khúc mắc của nhau.

CPH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một giải pháp quan trọng để sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tiễn gần 18 năm thực hiện chủ trương CPH đã khẳng định: CPH là quá trình đa dạng hóa chủ sở hữu đối với DNNN nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất từ các nhà đầu tư và người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhằm hiện đại hóa nền kinh tế.

Trong thời kỳ đầu thực hiện CPH, đối tượng CPH chỉ tập trung vào các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề Nhà nước không cần nắm giữ, theo phương thức khép kín trong nội bộ với giá bán bằng mệnh giá. Đến nay, CPH đang được mở rộng sang các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, quy mô lớn, có khả năng sinh lời cao như: ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, hàng không, dầu khí... Phương thức thực hiện ngày càng công khai và minh bạch, IPO được tiến hành theo hình thức đấu giá rộng rãi ra công chúng. Thực tế CPH doanh nghiệp vừa qua tiếp tục minh chứng cho tính đúng đắn của chủ trương CPH của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, các DN sau CPH đều hoạt động có hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu như vốn điều lệ, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách... đều tăng cao hơn trước khi CPH. Theo ước tính, có trên 90% số DN sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, qua đó thu nhập của người lao động cũng tăng theo.

Tuy nhiên, tiến trình triển khai diễn ra khá chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2008, cả nước chỉ CPH được 74 DNNN, bằng 25% kế hoạch và chưa bằng 50% so với số thực hiện năm 2007. Chính phủ đặt mục tiêu, trong giai đoạn 2008 - 2010, cả nước phải CPH 948 trong tổng số 1.535 DNNN cần phải sắp xếp, chuyển đổi sở hữu.

3.2. Đề xuất:

3.2.1. Đối với việc CPH:

● Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho CPH DNNN vì đây là vấn đề rất nhạy cảm. Hiện tại các quy định pháp luật về CPH của chúng ta còn nhiều bất cập. Một số văn bản pháp quy ban hành chậm. Không ít cơ chế chính

sách không phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

● Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến về CPH: tuyên truyền về chủ trương, quan điểm, mục tiêu cũng như lợi ích về sự cần thiết của CPH trong sự phát triển nền KTTT. Cần tiếp tục nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và người lao động ở các ngành, các cấp, các doanh nghiệp để mọi người hiểu rõ sự cần thiết, cấp bách của việc cổ phần hóa doanh nghiệp là bởi sự sống còn của chính các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới kinh tế của đất nước và sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nền kinh tế kém phát triển.

● Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty cổ phần hoạt động và phát triển. Thống nhất các chính sách ưu đãi để khuyến khích các công ty cổ phần nâng cao hiệu qủa sản xuất, kinh doanh. Tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là trong việc giải quyết vấn đề quyền sử dụng đất, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, trong đáp ứng nhu cầu về vốn.

● Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong DN CPH : người lao động được mua cổ phần của doanh nghiệp với mức giá ưu đãi.

● Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH . Điều chỉnh lộ trình IPO phù hợp, tránh tình trạng thất thu.

3.2.2. Đối với TTCK:

● Cần tăng quy mô, chất lượng công ty chứng khoán theo hướng tái cấu trúc (phá sản, thâu tóm, sáp nhập); giảm số lượng công ty chứng khoán từ trên 100 như hiện nay xuống khoảng 50 công ty.

● Cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế mà cơ bản là hoàn thiện Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn; Tạo cơ chế để các cơ quan quản lý có tính độc lập; Tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và phát huy vai trò các Hiệp hội ngành nghề chứng khoán, vai trò tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức...

● Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tự quản, hiện đại

hóa và tăng cường năng lực hệ thống công nghệ tại các Sở giao dịch, Trung tâm Liên kết Chứng khoán, xây dựng và phát triển hệ thống công bố thông tin tự động.

● Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, áp dụng mô hình quản lý dựa

trên rủi ro, Nhà nước điều tiết thị trường thông qua các chính sách thuế, lãi suất, đầu tư, hạn chế can thiệp bằng công cụ hành chính.

● Ban hành các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng

yếu như giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán), giao dịch mua - bán bắt buộc, các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai...

● Sớm thống nhất được 2 Sở GDCK HOSE và HASTC thành một Sở

LỜI KẾT

Đất nước ta đã trải qua 18 năm cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và 9 năm chính thức đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trước hết là một yêu cầu bức xúc từ thực tế và hình thành do thúc đẩy bằng thực tiễn thử nghiệm hơn là ứng dụng từ một mô hình lý thuyết sao chép của nước ngoài, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là khâu quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc dân. Cả thị trường chứng khoán lẫn cổ phần hóa ở Việt Nam còn non trẻ và bộc lộ nhiều yếu kém nhưng hiện nay với gần 200 chứng khoán niêm yết trên cả hai sàn giao dịch TP.Hồ Chí Minh và Hà nội thì thị trường chứng khoán đang dần hoàn thiện để cung ứng một lượng lớn vốn cho thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ là động lực lớn để các công ty nhanh chóng niêm yết trên sàn giao dịch đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp và nhà nước.

Nguồn tài liệu tham khảo:

- Bài giảng Tài chính Chứng khoán – Th.S. Trần Đình Uyên

- Giáo trình Thị Trường Chứng Khoán ( Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh-PGS.TS. Bùi Kim Yến) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Website: http://s1.zetaboards.com http://tailieu.vn.com http://www.SAGA.vn http://www.mof.gov.vn http://www.gso.gov.vn http://www .vneconomy.vn http://www.ckvn.com http://www.hsx.vn http://www.hastc.ogr.vn http://www.tinnhanhchungkhoan.vn

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán động lực của hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (Trang 42 - 49)