Giai đoạn 2 (03/2009-12/2009)

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán động lực của hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (Trang 30 - 49)

Thị trường dần hồi phục bởi sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đưa ra các gói kích cầu vào thị trường trong nước, từ mức đáy 235,50 điểm, thị trường đã đảo chiều tăng mạnh. Sáng 11/3, TTCK tập trung của Việt Nam trở nên rất sôi động, mở đầu cho một loạt các phiên tăng điểm của TTCK. Các NĐT đã chứng kiến một tháng 3 tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11/2008. VnIndex không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh trong hai tuần cuối tháng, mức tăng kỷ lục trong nửa năm qua. Kết thúc tháng 3, VnIndex đã tăng lên 280,67 điểm, tăng 14%. Chỉ số HASTC tăng 17% lên 98,37.

Đến tháng 11, VnIndex đã đạt trên 600 điểm. Đây là mức tăng trưởng mà ít người nghĩ tới có thể đạt được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Mốc điểm này khiến các NĐT lạc quan, tin tưởng vào sự đi lên của thị trường này. Nhưng niềm tin của giới đầu tư không được kéo dài lâu khi đến cuối tháng 11, đầu tháng 12, thị trường lại giảm mạnh hơn 20% (VN-Index đạt 434,87 điểm vào ngày 17/12) so với mức đỉnh của năm 2009. NĐT một lần nữa rơi vào tâm trạng tuyệt vọng. Nguyên nhân của tình trạng giảm sâu là do những tin đồn thất thiệt của giới đầu cơ như Việt Nam phá giá tiền đồng, lạm phát tăng cao khiến NĐT thi nhau bán tháo cổ phiếu để trốn chạy khỏi thị trường. Cùng với việc thị trường vàng và thị trường ngoại hối tăng nóng cũng khiến tâm lý NĐT lo lắng, mất ổn định, gây tác động xấu đến TTCK... Đến cuối năm 2009, dù thị trường đã tiến thêm một bước, song chỉ số VnIndex cũng phải "lỗi hẹn" với mốc 500 điểm khi đóng cửa ở 494,77 điểm.

Tuy vậy, kết thúc năm 2009, mức vốn hóa toàn TTCK Việt Nam là 620 nghìn tỷ đồng. So với thời điểm cuối năm 2008 là 225 nghìn tỷ đồng, mức vốn hóa đã tăng gần 3 lần; Số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty, số lượng các NĐT tăng hơn 50% so với năm 2008, đạt 739.000 tài khoản; Giá trị danh mục của NĐT nước ngoài trên TTCK tính đến tháng 12/2009 đạt gần 6,6 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD… Với những kết quả này, theo đánh giá của UBCKNN, TTCK Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh do tác động tích cực từ kinh tế vĩ mô khởi sắc và từ hoạt động của các DN niêm yết liên tục khả quan. Mặt khác, kinh tế và TTCK quốc tế đã hồi phục qua thời kỳ khó khăn nhất, nên cũng tác động tích cực đến TTCK Việt Nam.

TTCK Việt Nam tiếp tục trải qua những thăng trầm và chỉ thay đổi rất ít so với cuối năm 2009. Tại phiên giao dịch ngày 31/3/2010, TTCK Việt Nam có những diễn biến trái chiều.

Trên sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh, VnIndex đóng cửa ở mức 499,24 điểm (giảm 1,48 điểm so phiên trước và tăng 4,47 điểm so với phiên giao dịch ngày 31/12/2009) với 52.760.980 cổ phiếu được khớp lệnh, đạt giá trị giao dịch là 2.014,789 tỉ đồng. Tại sàn Hà Nội, Hn-index giảm 3 phiên liên tiếp và đóng cửa tại mức 160,55 điểm, giảm 1,82 điểm so phiên trước và giảm 7,62 điểm so cuối năm 2009, khối lượng giao dịch đạt 22,46 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 750,44 tỷ đồng. Thị trường UpCom đóng cửa tại mức 44,92 điểm, giảm 1,06 điểm so phiên trước và giảm 8,90 điểm so cuối năm 2009, tổng khối lượng giao dịch đạt 472.952 cổ phiếu với giá trị giao dịch 6,9 tỷ đồng.

TTCK Việt Nam nhìn chung là đứng yên nếu không nói là giảm so với cuối năm 2009, điều này trái ngược với xu thế vận động trên TTCK toàn cầu.

2.3. Thực trạng Cô phần hóa của các DNNN tại VN:

2.3.1. Tiến trình thực hiện cổ phần hoá ở nước ta những năm vừa qua:

2.2.1.1.Giai đoạn thí điểm và mở rộng thí điểm (1992 – 06/1998):

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 202/QĐ-HĐBT chỉ đạo tiếp tục triển khai tiến hành cổ phần hóa DNNN bằng việc chuyển thí điểm DNNN thành CTCP. Để thực hiện Nghị quyết này theo chỉ thị số 84/TT ngày 4/3/1993 của Thủ tướng chính phủ đã chọn 7 DN, đồng thời cũng giao cho các bộ, các tỉnh, các thành phố trực thuộc Trung ương chọn 1 đến 2 DN để tiến hành thí điểm CPH.

Cuối năm 1993 đã có 30 DN đăng kí thực hiện thí điểm CPH nhưng vì nhiều lí do mà cả 7 doanh nghiệp đã được Chính phủ chọn và nhiều DN khác xin rút lui hoặc không tiếp tục làm thử.

Mặc dù có sự chỉ đạo sát sao của Đảng với quan điểm rõ ràng nhưng kết quả thu về không cao, tới tháng 4/1996 chỉ có 5 DN chuyển thành CTCP trong đó 2 trong tổng số 61 tỉnh thành và 3 trong số 7 bộ có DN CPH. Cả 5 DN này đều là DN nhỏ, sản xuất hàng hóa và dịch trong những lĩnh vực không quan trọng.

Với kinh nghiệm sau 4 năm tiến hành thí điểm CPH và trước nhu cầu về vốn của các DNNN, ngày 7/5/1996 Chính phủ đã chủ trương mở rộng CPH bằng Nghị định 28/CP với những qui định rõ ràng, đầy đủ và cụ thể hơn về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành trung ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập danh sách DNNN do mình quản lý sẽ được CPH cho đến năm 1997. Tinh thần của Nghị định 28/CP là chọn những DN mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng. Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành CPH các DN được chọn làm thử. Theo đó, đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện CPH trên cơ sở Nghị định số 28/CP.

Kết quả của giai đoạn thí điểm CPH mở rộng này là có 25 DNNN đã được chuyển thành CTCP. Việc triển khai thực hiện Nghị định 25/CP vẫn còn khá nhiều vướng mắc bất cập như phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi cho DN và người lao động sau CPH …, đây chính là nhưng rào cản bước đầu làm chậm tiến trình CPH,tuy nhiên nếu nhìn nhận một

cách khách quan thì CPH trong giai đoạn này cũng đã đạt được những kết quả khả quan.

2.2.1.2. Giai đoạn đẩy mạnh Cổ phần hoá (6/1998 - 1999):

Trên cơ sở những kết quả bước đầu của giai đoạn mở rộng CPH, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa DNNN.

Nhằm thực hiện quan điểm của đảng, ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP thay thế cho các văn về CPH trước đo ́,cùng với chỉ thị 20/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng chính phủ về đẩy nhanh tốc độ CPH, hạn chế bớt được những bất cập trong các văn bản chỉ đạo thực hiện trước đó. Nghị định này đã bước đầu cho những kết quả khả quan. Trong thời gian này, có thêm 340 DNNN và bộ phận DNNN được CPH. Đến cuối năm 1998 đã có 90 DNNN được CPH gấp 3 lần kết quả của những năm trước đó. Riêng năm 1999 có gần 250 doanh nghiệp CPH, gấp 8 lần so với 7 năm trước cộng lại. Chính sách khuyến khích đối với DN, người lao động trong DN CPH một cách rõ ràng và cụ thể hơn, khiến chủ trương CPH trở nên hấp dẫn đối với DN cũng như người lao động.

2.2.1.3. Giai đoạn tiến hành ồ ạt cổ phần hóa (2000 - 2005) :

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, đồng thời ra quyết định số 50/2002/QĐ-CP để tháo gỡ những vướng mắc của các văn bản trước đó, đưa ra các chỉ tiêu để đẩy nhanh tốc độ CPH DNNN. Vì vậy, chỉ trong 3 năm 2001-2003, có 979 DN được CPH, riêng năm 2003 có 611 DN và bộ phận DN. Năm 2004 CPH được 715 DN và là năm đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Như thế, tính đến hết năm 2004 cả nước đã có 2.242 DN và bộ phận DN được CPH. Theo Ban Chỉ đạo đổi mới DN, từ năm 2005, quá trình CPH bắt đầu thực chất, triệt để, vững chắc và có hiệu quả

hơn. Đến năm 2005 còn lại khoảng 1200 DN tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước. Toàn bộ số DN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn (khoảng 1400 doanh nghiệp) sẽ được tiếp tục CPH. Trường hợp không thể CPH được thì các DN sẽ được chuyển sang xử lý theo các phương án như giao, bán, giải thể, phá sản.

Một số số liệu cụ thể của Tổng cục thống kê về số lượng DNNN và số CTCP có vốn nhà nước cũng như các chỉ tiêu vốn, lao động, tài sản và doanh thu của từng loại DN từ năm 2000 đến 2005 như sau:

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 - Số DNNN (DN) 5355 5363 4845 4596 4086 - Số CTCP có vốn nhà nước (DN) 470 558 669 815 1096 - Số lao động DNNN (người) 2114324 225985 8 2264942 2249902 2040859 - Số lao động CTCP có vốn NN (người) 114266 144347 160879 184050 280778 - Tổng số vốn DNNN(tỷ VNĐ) 781705 858560 932942 112848 3 1338255 - Tổng vốn CTCP có vốn NN (tỷ VNĐ) 27211 39161 56094 76992 109520 - Giá trị TSCĐ DNNN (tỷ VNĐ) 263153 309084 332077 359952 487210 -Giá trị TSCĐ CTCP có vốn NN (tỷVNĐ) 7390 9937 12291 21180 25077 - DT thuần DNNN (tỷVNĐ) 460029 611167 666202 708045 838396 - DT thuần CTCP có 21934 29364 42535 62688 103867

vốn NN (tỷVNĐ)

(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)

Từ số DNNN có ở thời điểm 31/12/2000 là 5.759 DN đến 31/12/2005 chỉ còn 4.086 DN, đã giảm đi 1.673 DN, bình quân mỗi năm đã giảm đi 335 DN; tương ứng với tốc độ giảm chung trong 5 năm là 29,1% và bình quân mỗi năm đã giảm 6,6% số DN.

2.2.1.4. Giai đoạn cổ phần hóa hoàn toàn (2006 – 2010) :

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (hiệu lực thi hành từ 1/7/2006) thì đến 1/7/2010 là thời hạn cuối cùng để các DNNN chuyển đổi thành Công ty TNHH hoặc CTCP. Có 1.546 DN 100% vốn Nhà nước đang chờ chuyển đổi trước thời điểm 1/7/2010. Trong số này có 7 công ty mẹ theo mô hình tập đoàn, 11 tổng công ty 91, 77 tổng công ty 90…

Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ CPH những năm gần đây có xu hướng chậm lại. Nếu như năm 2005 có 724 DN được CPH thì năm 2006 còn 640 và năm 2007 chỉ có 150 DN. Trong năm 2008, Việt Nam thực hiện cổ phần hóa 98 doanh nghiệp, chuyển 92 doanh nghiệp khác thành công ty TNHH, chỉ đạt 35% kế hoạch đặt ra. Trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ có 20 doanh nghiệp được cổ phần hóa và 33 doanh nghiệp chuyển thành công ty TNHH một thành viên. Và đến hết năm 2009, cũng chỉ vỏn vẹn 60 doanh nghiệp được CPH.

Tính đến hết năm 2008, cả nước đã có 5.414 DNNN được sắp xếp lại. Trong đó, 3.836 DNNN được tái cấu trúc ở hình thức triệt để nhất là CPH.

CPH đã huy động được thêm khoảng 100.000 tỷ đồng vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia dưới hình thức mua cổ phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính đến hết năm 2009, đã có tới gần 4.500 doanh nghiệp, đơn vị đã hoàn tất CPH nhưng phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, có qui mô vốn, giá trị tài sản chưa đầy 30% trong tổng giá trị vốn, tài sản của khối DNNN.

Hạn cuối vào ngày 1/7/2010 đã sắp đến, nhưng còn nhiều DNNN vẫn chưa thể CPH.

2.2.2. Kết quả đạt được:

2.2.2.1. Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xét một cách tổng thể thì các DNNN CPH cũng có những thay đổi đáng kể. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp được cải thiện, nợ quá hạn được giải quyết hợp lý trong hơn 2.000 doanh nghiệp nhà nước. Tổng nợ trị giá 2.000-3.000 tỷ đồng được giải quyết mà không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Việc định giá tài sản của doanh nghiệp CPH được tốt hơn.

Kết quả một cuộc điều tra trên 850 doanh nghiệp sau CPH cho thấy vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139,7%, đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 24,9%, thu nhập trung bình tăng 12% và mức cổ tức trung bình chia cho các cổ đông cũng tăng 17,11%. Điển hình như công ty GEMADEPT khi bước vào CPH, vốn Nhà nước chỉ có 1.2 tỷ đồng được đánh giá lên thành 6 tỷ đồng, sau bảy năm hoạt động theo mô hình mới, tổng số vốn đã lên tới 140 tỷ đồng.

2.2.2.2. Đối với người lao động.

Việc các công ty cổ phần làm ăn hiệu quả đã tạo cơ hội lớn về việc làm cho người lao động. Phương thức CPH đã được tiến hành trong thời

gian qua như duy trì vốn nhà nước và phát hành thêm là 15,1%, bán toàn bộ vốn nhà nước là 15,5% và bán một phần vốn nhà nước cộng với phát hành thêm là 69,4%. CPH đã gắn kết với công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Giải quyết cho hàng nghìn lao động dư thừa mà không xảy ra vấn đề nghiêm trọng nào. Số lao động ở các doanh nghiệp đã thực hiện CPH tăng bình quân 12%, riêng công ty cơ điện lạnh Thành phố HCM (REE) số lao động tăng từ 334 người lên 731 người….

Về số lao động trong các CTCP có vốn nhà nước đến 31/12 hằng năm đã từ gần 62 ngàn người cuối năm 2000 lên gần 281 ngàn người cuối năm 2005, sau 5 năm đã tăng thêm gần 219 ngàn lao động, tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là hơn 4,5 lần và bình quân mỗi năm đã tăng 35,9%.

Một điều tra tiến hành trên 2.800 lao động cho thấy 81,7% người lao động có khả năng kiếm được công việc đem lại thu nhập cao hơn trong vòng sáu tháng kể từ khi rời khu vực DNNN. Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các CTCP tăng bình quân hàng năm là 20%.

2.2.2.3. Đối với Nhà nước:

Việc thực hiện chủ trương CPH DNNN đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn lớn trong xã hội. Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH đều tăng từ 10-15% so với giá trị ghi trên sổ sách.Như trường hợp công ty Đạm Phú Mỹ, vào thời điểm CPH, giá trị doanh nghiệp của Đạm Phú Mỹ được xác định là 3.800 tỉ đồng, tăng thêm 800 tỉ so với vốn đầu tư. Với mức khởi điểm đấu giá 50.000 đồng/cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp của Đạm Phú Mỹ tăng lên thành 19.000 tỉ đồng.

Đấu giá thành công 128,6 triệu cổ phần vào cuối tháng 4-2007 với giá bình quân 54.000 đồng/cổ phiếu, Nhà nước đã thu về gần 7.000 tỉ đồng, gấp 2,3 lần số vốn bỏ ra thành lập doanh nghiệp và vẫn giữ cổ phần chi phối

tuyệt đối ở công ty này. Nếu bán toàn bộ vốn nhà nước, Nhà nước sẽ thu về 20.520 tỉ đồng, đủ để xây dựng 4-5 nhà máy mới tầm cỡ Đạm Phú Mỹ. Chủ trương chuyển đổi DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh và giảm bớt gánh nặng cho nhà nước từ những khoản nợ kéo dài. Gần 20% vốn nhà nước đã được CPH và tổng giá trị nợ 2.000-3.000 tỷ đồng đã được giải quyết nhờ việc CPH.

2.4. Những tác động của TTCK đến tiến trình Cô phần hóa DNNN ở VN:

2.4.1. Tác động tích cực:

● TTCK có tác động hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành CPH cũng như việc thành lập và phát triển công ty thông qua việc: quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho nó và góp phần thu hút vốn đầu tư giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

Dẫn chứng:Thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2008, cả nước đã có

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán động lực của hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (Trang 30 - 49)