Có không ít ý kiến cho rằng, cần phải coi việc phá sản ngân hàng là chuyện bình thường như phá sản doanh nghiệp, nhưng đối với một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và có tính lan truyền rộng như lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thì việc phá sản ngân hàng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy cho cả nền kinh tế, nhất là đối với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng với dư nợ tín dụng chiếm khoảng 120% GDP và vốn tự có của các ngân hàng hiện vẫn còn quá mỏng so với các nước trên thế giới và khu vực. Đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nước phát triển, đây chỉ là giải pháp cuối cùng khi chính phủ của các quốc gia này không thể nâng đỡ nổi các ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng không còn hiệu quả nữa. Ngay cả với cường quốc như Mỹ thì việc phá sản của các ngân hàng thời gian qua đã để lại rất nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội cho quốc gia này. Vì vậy, phá sản, giải thể ngân hàng sẽ chưa được các nhà quản lý Việt Nam tính đến trong bối cảnh hiện nay.
Vì vậy, giải pháp phù hợp nhất để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các ngân hàng. Quá trình này không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh hay giữa các ngân hàng yếu với nhau mà bản thân giữa các ngân hàng mạnh cũng cần có sự liên kết, sáp nhập, hợp nhất để tạo ra những ngân hàng lớn mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Nhất là khi sự hiện diện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam gia tăng.
Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là không phân biệt ngân hàng nhỏ hay ngân hàng lớn mà chỉ phân biệt ngân hàng mạnh hay ngân hàng yếu. Mục tiêu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là nhằm: (i) tạo ra một hệ thống ngân hàng lành
mạnh, hiệu quả, hoạt động ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có sức sống và khả năng cạnh tranh tốt trong môi trường kinh tế trong nước và quốc tế đầy biến động; (ii) người dân được tiếp cận sâu, rộng với mọi loại hình dịch vụ ngân hàng với chất lượng ngày càng cao; (iii) tạo ra một hệ thống ngân hàng đa dạng về loại hình, quan hệ sở hữu; đa dạng về qui mô: có các ngân hàng đủ mạnh để có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, có các ngân hàng làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng trong nước, có các ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ hoạt động trong những phân khúc thị trường khác nhau.
Trước năm 2005
Việt Nam cũng đang tiến hành đồng thời hai cuộc cải cách nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển đó là cải cách các doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống ngân hàng với nhiều biện pháp khác nhau.
Điểm lại lịch sử các cuộc sáp nhập đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997. Cuộc khủng hoảng này buộc nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản do những khoản cho vay trả góp, cho vay kinh doanh bất động sản, đánh bắt cá xa bờ không thu hồi được vốn, cộng với các vụ án chiếm đoạt vốn ngân hàng như vụ Epco- Minh Phụng, Tamexco, Trần Xuân Hoa, nước hoa Thanh Hương… làm cho hệ thống ngân hàng càng thêm suy yếu, đặc biệt ngân hàng TMCP nông thôn có nguy cơ mất vốn do hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay, mà cho vay sản xuất nông nghiệp lại chiếm 70-80%, nhiều trường hợp cho vay vùng sâu, vùng xa kém hiệu quả do mất mùa, lũ lụt… Trước tình hình đó ngày 14/08/2000, Thống đốc NHNN ra quyết định số 20/2000/QĐ-NHNN5 phê duyệt phương án chấn chỉnh, sắp xếp lại các tổ chức tín dụng cổ phần và chủ trương của nhà nước là các NHTM nào rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt thì có thể lựa chọn phương án sáp nhập sáp nhập hay bị mua lại bởi một tổ chức tín dụng khác. Khung pháp lý cho hoạt động M&A giai đoạn này là quyết định 241/1990/QĐ-NHNN5 ban hành ngày 15/07/1998 của thống đốc NHNN. Một số vụ sáp nhập diễn ra theo chiều hướng này có thể kể ra như:
Năm 1997 ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank) sáp nhập với ngân hàng TMCP nông thôn Đồng Tháp, năm 1999 Southernbank tiếp tục sáp nhập với NHTM Đại Nam, năm 2001 sáp nhập với NHTMCP Châu Phú, năm 2002 mua lại
Quỹ tín dụng Định Công (Hà Nội) và đến năm 2003 sáp nhập với NHTMCP Nông Thôn Cái Sắn (Cần Thơ).
Năm 2001 Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) mua lại ngân hàng TMCP Nông Thôn Tứ Giác Long Xuyên (An Giang), năm 2004 ngân hàng TMCP Nông Thôn Tân Hiệp (Kiên Giang) sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB).
Năm 2002 NHTMCP Thạnh Thắng (Cần Thơ) sáp nhập với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Năm 2003 NHTMCP Nông Thôn Tây Đô sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Cũng trong năm 2003 Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV) đã mua lại ngân hàng TMCP Nam Đô.
Năm 2003 công ty tài chính Sài Gòn (SFC) sáp nhập với NHTMCP Đà Nẵng hình thành NHTMCP Việt Á.
Hoạt động M&A ngân hàng giai đoạn 1997 đến 2004 diễn ra mang tính bắt buộc nhiều hơn tự nguyện. Góp phần làm giảm số lượng ngân hàng TMCP năm 1997: 51; 1999: 48; 2001: 39 và 2005: 37.
Từ năm 2005 cho đến nay:
Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006 có hiệu lực, sự ra đời của nghị định 10/2011/NĐ-CP ban hành ngày 26/01/2011. Bổ sung, sửa đổi một số điều của NĐ 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng , quy định về tăng vốn điều lệ của các ngân hàng và tổ chức tài chính, NHNN khuyến khích các ngân hàng tiến hành mua bán, sáp nhập lẫn nhau trong điều kiện khó khăn do khủng hoảng như hiện nay, trước đó NHNN cũng đã ban hành TT 04/2010/TT-NHNN hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại của các tổ chức tín dụng thay thế cho QĐ 241/1998/QĐ -NHNN5 ngày 15/07/1998. Đa số các ngân hàng đều mong muốn hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng đa ngành, đa nghề hay đầu tư chéo dưới hình thức cổ đông chiến lược nhằm mục đích các bên cùng có lợi, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chính điều này làm cho hoạt động M&A diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Các vụ sáp nhập, mua lại giai đoạn từ năm 2005 đến nay đã có trường hợp ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các tập đoàn tài chính ngân hàng nước ngoài hoặc sáp nhập, mua lại các ngân hàng trong nước, nhưng chưa có trường
hợp ngân hàng Việt Nam mua lại ngân hàng nước ngoài. Đó là do các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh có khả năng thực hiện các hợp đồng sáp nhập, mua lại có giá trị lớn mà ngân hàng trong nước không thể, trong khi đó các ngân hàng trong nước muốn liên kết với nước ngoài để khai thác thương hiệu, kinh nghiệm quản lý… và M&A chính là con đường ngắn nhất để xâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài. Một số thương vụ điển hình:
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank): Tháng 06 năm 2007 Eximbank đã ký kết thoả thuận bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 16 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, với giá bán gấp 8 lần mệnh giá, tương đương với 4.000 tỷ đồng. Tháng 08 năm 2007, Eximbank bán 25% cổ phần cho 4 nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (đây là một trong số ít tập đoàn TCNH lớn nhất của Nhật Bản và thế giới) 15% vốn điều lệ của Eximbank; nhà đầu tư VOF Investment Limited-British Virgin Islands mua 5%; Mirae Asset Exim Investment Limited thuộc tập đoàn Mirae Asset Hàn Quốc là 4,5% và Mirae Asset Maps Opportunity Vietnam Equity Balanced Fund 1 là 0,5%. Việc chọn cổ đông chiến lược là một tập đoàn ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản, được các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam đánh giá cao, bởi nó không chỉ cho phép Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và công nghệ, mà còn cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,... cho các doanh nghiệp Việt Nam là khách hàng của Eximbank xuất nhập khẩu, du lịch, xuất khẩu lao động và làm ăn với các đối tác Nhật Bản.
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Hà Nội (Habubank): Tháng 06 năm 2007 Habubank bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức). Việc ký thoả thuận này nằm trong chiến lược phát triển giai đoạn 2006 -2010 của Habubank. Thông qua việc hợp tác chiến lược này Deutsche Bank cũng cam kết thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật cho Habubank trong các hoạt động nguồn vốn, thị trường tiền tệ, quản lý rủi ro và cùng nhau tìm hiểu các cơ hội hợp tác kinh doanh chiến lược trong các lĩnh vực thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ đầu tư. Việc hợp tác giữa hai bên sẽ gia tăng giá trị cho các cổ đông, là bước đi chủ động của Habubank trong tiến trình hội nhập thông qua
việc tiếp cận với các thông lệ quản trị ngân hàng quốc tế tốt nhất với mong muốn góp phần tích cực làm vững mạnh thị trường tài chính Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank): Tháng 12 năm 2005, Ngân hàng HSBC tiến hành ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD.. Tháng 7/2007, Techcombank bán thêm 5% cổ phần cho HSBC và tháng 8 năm 2008, Techcombank tiếp tục bán thêm 5% cổ phần cho HSBC nâng tỉ lệ sở hữu của ngân hàng này lên 20%.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB): Ngày 22/10/2007, tại Hà Nội, VCB và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo đó, VCB và MB xác định sẽ là đối tác chiến lược quan trọng, lâu dài của nhau trong hoạt động đầu tư và liên doanh, liên kết, gồm các hoạt động cùng nhau góp vốn thành lập công ty, thành lập các liên minh tạm thời, cùng đầu tư vào các công ty, dự án đã được thành lập và các hoạt động đầu tư liên quan khác. VCB sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong MB lên tối thiểu 10% và trở thành cổ đông chiến lược của MB trong tương lai.
Các vụ sáp nhập, mua lại khác: Tháng 05/2008, tập đoàn OCBC (tập đoàn tài chính lớn thứ 3 Singapore) nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại VPBank lên mức 15%; tháng 03/2008 Ngân hàng Maybank (Malaysia) vừa mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP An Bình, tháng 02/2008 ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) bán 10% vốn điều lệ cho Ngân hàng BNP Paribas (Pháp).
Những vụ M&A dưới các hình thức mua bán cổ phần để trở thành đối tác chiến lược như trên thực sự không đơn giản chỉ là hợp tác vì các tập đoàn tài chính ngân hàng nước ngoài trước mắt là hợp tác chiến lược mua cổ phần của các ngân hàng nội địa (do bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu) nhưng về lâu dài có thể “nuốt chửng” ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính trong các cam kết khi gia nhập WTO, lúc đó các ngân hàng nội và ngoại đều cạnh tranh bình đẳng, không khống chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó các ngân hàng Việt Nam phải nhanh chóng thông qua sáp nhập, mua lại để tăng cường tiềm lực thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng tránh tình trạng bị các tập đoàn tài chính ngân hàng nước ngoài thôn tính khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Khác với những năm đỉnh cao, năm 2009, chỉ có hai thương vụ đang lưu ý mà ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng trong nước. Các thương vụ này cũng chỉ là để tăng tỷ lệ sở hữu lên 15 – 20%. Đó là BNP Paribas (BNP) nâng tỷ lệ cổ phần tại OCB lên 15%, và MayBank tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng An Bình lên 20%. Thương vụ đáng chú ý nhất trong nước đó là Oceanbank đã chọn Petrovietnam (PVN) làm cổ đông chiến lược từ đầu năm 2009, với tỷ lệ cổ phần PVN nắm giữ tại Oceanbank là 20%. Vốn điều lệ của ngân hàng này đạt 2.000 tỷ đồng sau khi có sự tham gia góp vốn của PVN. Trong các thương vụ nhỏ khác, Maritime Bank và các thành viên là cổ đông lớn của ngân hàng đã mua lại 45% cổ phần của MXBank. Trong đó, riêng Maritime Bank nắm 4,99% cổ phần của MXBank. Trước đó, vào đầu quý III năm 2009, thương vụ mua - bán lớn giữa DaiA Bank và Tập đoàn Tín Nghĩa tại tỉnh Đồng Nai cũng gây chú ý khi Tập đoàn Tín Nghĩa trở thành cổ đông lớn nhất, nắm giữ 49% vốn của DaiA Bank, thay vì tỷ lệ 11% trước đó. Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập CTCP Đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC). Theo kế hoạch, đến năm 2012, BIDC sẽ có tổng tài sản 303 triệu USD, tổng nguồn vốn huy động 216 triệu USD, cho vay đạt 210 triệu USD. Ngoài ra, CTCP Bảo hiểm Campuchia Việt Nam (CVI), trong đó IDCC nắm giữ 90% vốn cũng đã được phía Campuchia cấp phép thành lập.
Trong năm 2011 đã diễn ra một số cuộc M&A trong lĩnh ngân hàng, tuy chưaa nhiều nhưng cũng có những thương vụ khiến chúng ta quan tâm:
Ngân hàng TMCP Công Thương (Viettin Bank) bán 10% CP cho công ty tài chính quốc tế ( IFC) và đang hoàn tất thủ tục bán 15% cổ phần cho Nova Scotia (Canada).
Ngân hàng TMCP An Bình bán 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho IFC và Maybank (Malayxia).
Ngân hàng phát triển Mê Kông (MDB) bán 15% cổ phần cho Tập đoàn Temasek Holdings (Singapo).
Ngày 20/10/2011, Commonwealth of Australia (CBA) tăng vốn góp vào NHTMCP Quốc Tế (VIBank) lên 20%. VIB cũng đã tăng vốn chủ sở hữu lên 8.200 tỷ đồng.
Ngày 11/07/2011, ngân hàng OCB và BNP Paribas ký thoả thuận tăng phần vốn góp của BNP Paribas lên 20%.
Tổng Cty Bưu Chính Việt Nam (VNPOST) vào NHTMCP Liên việt với việc sáp nhập Cty Dịch Vụ Tiết Kiệm Bưu Điện (VPSC) và LienvietBank với tên mới là NHTMCP Bưu Điện Liên Việt. Với tổng vốn góp của VPSC là 997 tỷ đồng, tương đương 14.99% vốn điều lệ của ngân hàng. Đây là sự sáp nhập giữa một đơn vị không phải thuộc ngành tài chính, ngân hàng sáp nhập vào ngân hàng.
Ngày 30/09/2011, ngân hàng Vietcombank (VCB) đã ký kết với ngân hàng Mizuho (Nhật Bản), nhượng 15% cổ phiếu đã phát hành, đang lưu hành với giá trị tương đương 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng cho Muziho lớn nhất từ trước tới nay trong hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) tại Việt Nam. Vốn điều lệ của VCB tăng từ 19.600 tỷ đồng lên 23.174 tỉ đồng.
Ngân hàng phương đông (OCB) bán cổ phiếu cho tập đoàn BNP Pasabas, số cổ phiếu này tương đương với 20% vốn điều lệ của OCB.
Ngân hàng Phương Nam (Southermbank) bán 20% cổ phần cho United Overseas.
Ngân hàng TNHH Shinhan Việt Nam sáp nhập với ngân hàng liên hoanh Shihan Vina.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là sự hợp nhất tự nguyện giữa ba ngân hàng: Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TP HCM, dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nâng tổng số vốn điều lệ (tính tới cuối tháng 9) là 10.600 tỷ đồng và