Một số xu hướng dự đoán hoạt động động sáp nhập, hợp nhất và mua lại trong

Một phần của tài liệu TRÀO LƯU SÁP NHẬP VÀ THÂU TÓM TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 42)

Các giao dịch mua bán, hợp nhất và sáp nhập trong ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2012 sẽ tăng về số lượng lẫn giá trị. Nhận định này dựa trên các cơ sở sau :

- Ngày 19/10/2011 Nhà nước công bố chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong 5 năm tới, việc củng cố, chấn chỉnh và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng.

- Theo dự thảo tăng vốn pháp định bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng thì các ngân hàng sẽ tăng vốn pháp định 5.000 tỷ đồng vào năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015.

- Thị trường tồn tại nhiều ngân hàng quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm.

- Một số ngân hàng mạnh tại Việt Nam đã công bố tầm nhìn chiến lược đến năm 2015 trở thành tập đoàn tài chính đa năng ví dụ như Ngân hàng TMCP Á Châu.

- Tỷ lệ sở hữu của nhiều ngân hàng ngoại chưa đạt đến mức 30% số cổ phần của ngân hàng trong nước.

Một số xu hướng được dự đoán trong hoạt động M&A ngành ngân hàng:

Việc sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện bảo đảm lợi ích của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên liên quan.

Ngân hàng có tình hình tài chính mạnh, có quy mô lớn để tiếp tục phát triển thành các ngân hàng trụ cột, các tập đoàn tài chính ngân hàng lớn sẽ được thành lập.

Việc tăng vốn pháp định 5.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 buộc các ngân hàng nhỏ hạn chế trong việc huy động vốn sẽ phải sáp nhập, hợp nhất với nhau để có thể tồn tại.

Các ngân hàng đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt của NHNN, có tính thanh khoản kém, nợ xấu cao, hoạt động không hiệu quả sẽ phải bắt buộc sáp nhập, hợp nhất nhằm đảm bảo an toàn cho người gửi tiền cũng như sự lành mạnh của toàn hệ thống.

Quá trình sáp nhập, hợp nhất với sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài, với hệ thống khắp toàn cầu và kinh nghiệm quản trị trong việc tiến hành mua bán, sáp nhập trở thành yếu tố thúc đẩy làn sóng M&A trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Việc sáp nhập giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện là thương vụ sáp nhập chưa có tiền lệ nào trong ngành ngân hàng đã mở ra một xu hướng mới trong việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại trong ngành ngân hàng Việt Nam đó là sự sáp nhập giữa một bên là ngân hàng và một bên tổng công ty nhà nước bằng cả tiền và giá trị của công ty thành viên. Với sự sáp nhập này đã nâng tổng số điểm giao dịch từ 60 lên đến hơn 10.000 điểm giao dịch mà Liên Việt Bank chưa khai thác hết.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG M&A NHTM TẠI VIỆT NAM.

Nhằm thúc đẩy quá trình sáp nhập, hợp nhất và mua lại trong ngành ngân hàng tại Việt Nam với mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng những tập đoàn tài chính đủ năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực. Chúng tôi đưa ra một số giải pháp và kiến nghị sau:

- Thứ nhất: Bắt buộc sáp nhập, hợp nhất đối với các ngân hàng yếu kém. Ngân hàng nhà nước cần phải có cuộc thanh tra, công bố rõ ràng minh bạch các ngân hàng đang hoạt động yếu kém, thanh khoản trục trặc, và bắt buộc những ngân hàng này phải chịu sự sáp nhập bắt buộc . Khi mà một ngân hàng có dấu hiệu hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận bị suy giảm, thường xuyên chịu sự giám sát của Ngân hàng nhà nước thì ngân hàng này bắt buộc phải bị sáp nhập với một ngân hàng khác hoạt động hiệu quả hơn. Trong một thương vụ sáp nhập như thế thông thường ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ kiểm soát tất cả tài sản cũng như phải thực hiện tất cả mọi nghĩa vụ của ngân hàng bị sáp nhập với cam kết giải quyết thỏa đáng quyền lợi của những người gửi tiền . Những cuộc sáp nhập như vậy chủ yếu là với mục đích bảo vệ lợi ích cho người gửi tiền và làm lành mạnh toàn hệ thống ngân hàng.

- Thứ hai: sáp nhập tự nguyện. Ngành tài chính Việt Nam có những ngân hàng hoạt động hiệu quả, tiềm lực mạnh, năng lực quản lý tốt với mục tiêu tăng trưởng một cách bền vững. Tuy nhiên xét về tiềm lực vốn thì các ngân hàng Việt Nam kể cả những ông lớn trong toàn hệ thống như Agribank, Vietcombank hay BIDV cũng chỉ có khoảng trên 900 triệu USD, thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philippines hơn 900 triệu USD). Những con số này phù hợp với nhận định về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là số lượng ngân hàng quá lớn, trong khi quy mô của từng ngân hàng là nhỏ, nếu so sánh về quy mô trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển nhất trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore và Indonesia. Như vậy cần đẩy mạnh chủ trương tự nguyện sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng mạnh

để tạo nên ngân hàng mạnh hơn, tạo nên tập đoàn tài chính có đủ thực lực để cạnh tranh cùng các nước trong khu vực.

- Thứ ba, hiện nay tại Việt Nam có hơn 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 100% vốn nước ngoài và những ngân hàng này chưa sở hữu tới 30% cổ phần các ngân hàng trong nước, do vậy sẽ có sự tham gia của ngân hàng nước ngoài vào làn sóng M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Những ngân hàng này với tiềm lực về vốn và kinh nghiệm quản lý ( đặc biệt là trong việc tiến hành mua bán, sáp nhập và điều hành giai đoạn sau đó) sẽ góp phần thúc đẩy quá trình M&A trong ngành ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

- Thứ tư, riêng đối với các cơ quan quản lý, để đẩy nhanh quá trình sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng cần có những giải pháp khuyến khích các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại, như chính sách ưu đãi về thuế, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và công khai, minh bạch thông tin để bản thân các ngân hàng cũng như người dân và toàn xã hội hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề hợp nhất, sáp nhập, mua bán lại ngân hàng, trong đó cần làm cho người gửi tiền, người vay tiền hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi các ngân hàng hợp nhất, sáp nhập.

- Thứ năm, đối với bản thân các ngân hàng cần phải chủ động nâng cao khả năng quản trị, am hiểu các nghiệp vụ, pháp luật liên quan đến M&A, đánh giá đúng vị thế của mình để tự bảo vệ mình trước những rủi ro cũng như để đạt được lợi ích trong quá trình sáp nhập, hợp nhất và mua lại.

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu đã khái quát được thực trạng mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua và những lợi ích mà quá trình mua bán và sáp nhập đem lại cho nền kinh tế . Đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì công tác sáp nhâp, hợp nhất và mua lại trong ngành ngân hàng còn khá mới mẻ . Những ngân hàng đã tiến hành sáp nhập , hợp nhất thì thời gian còn quá ngắn để đánh giá giai đoạn hậu M&A là thành công hay thất bại . Tuy nhiên lĩnh vực Tài chính – ngân hàng được đánh giá là một trong những khu vực năng động và sôi nổi nhất về hoạt động

mua bán, sáp nhập đặc biệt dưới chủ trương hiện nay của NHNN là phải tái cấu trúc các ngân hàng để xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn và hiệu quả. Để làm được điều này thì quan trong nhất các cơ quan quản lý cần phải đánh giá chính xác thực trạng của toàn hệ thống ngân hàng, phải minh bạch trong công tác điều tra và công khai những thông tin nhạy cảm như : tỷ lệ nợ xấu , tỷ lệ an toàn vốn , khả năng thanh khoản… của các ngân hàng trong toàn hệ thống. Phải có biện pháp mạnh đối với những ngân hàng yếu kém cũng như những chính sách hỗ trợ đối với những ngân hàng tự nguyện sáp nhập.

Cuối cùng mua bán và sáp nhập là giải pháp tối ưu để NHNN tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Trong quá trình đó chắc chắn sẽ có những ngân hàng không còn tồn tại nhưng cái mà chúng ta có được là một hệ thống ngân hàng lành mạnh và là điểm tựa vững chắc để kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững và cạnh tranh được với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu TRÀO LƯU SÁP NHẬP VÀ THÂU TÓM TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w