0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Thành phần

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC, VACXIN THÚ Y - CHƯƠNG 1 PPTX (Trang 40 -44 )

Prednisolon axefat 0,5g

Oxytetracylin clohydrat 5g Chloramphenicol 10g Dung môi đặc biệt có DMSO vđ 100 ml.

2. Tác dụng

Tác dụng mạnh đối với cả vi khuẩn gram (+) và gram (-) đặc biệt là nhóm vi khuẩn gây các chứng viêm nhiễm đ−ờng hô hấp và tiêu hoá ở gia súc, ngoài ra còn có thể trị bệnh viêm đ−ờng tiết niệu và bệnh do Ricketsia, do xoắn khuẩn Leptospira ở gia súc, gia cầm.

3. Chỉ định

Chlortetrason đ−ợc dùng điều trị những bệnh:

- Bệnh tụ huyết trùng gia súc, gia cầm.

- Bệnh th−ơng hàn lợn, chó.

- Bệnh viêm phổi trâu, bò, lợn, chó.

- Bệnh viêm dạ dày, ruột lợn, chó.

- Bệnh nhiễm khuẩn đ−ờng hô hấp, đặc biệt hen suyễn của gà, lợn.

- Bệnh ỉa chảy ở gia súc non

- Hội chứng nhiễm trùng đ−ờng tiết niệu, sinh dục ở gia súc

- Bệnh do xoắn trùng và Riketsia ở gia súc.

4. Liều l−ợng

Tiêm thuốc vào bắp thịt, d−ới da, không tiêm mạch máu.

Có thể tiêm vào bao khớp, phúc mạc (đối với lợn, không tiêm vào phúc mạc cho bê, nghé...)

- Liều chung: 0,2 ml/kg thể trọng/một ngày.

- Đại gia súc lớn trên 100 kg: 20 - 30 ml/ngày

- Gia súc từ 50 - 100 kg: 10 - 20 ml/ngày.

Chú ý:

- Không dùng cho gia súc mang thai vào tháng thứ 3.

- Không dùng bơm tiêm bằng nhựa để lấy thuốc.

CHLORTETRADEXADung dịch tiêm Dung dịch tiêm 1. Thành phần Chloramphenicol Bp 1,0g Tetracyclin Hydrochlorid Bp 0,5g Dexamethason Acetat Bp 1,0g

Dung môi đặc biệt và chất ổn định vđ 10,0ml

2. Tác dụng

Chlortetradexa phối hợp tính kháng khuẩn mạnh của Chlortetradexa và Tetracyclin với tác dụng chống viêm, chống dị ứng cao của Dexamethason nên dùng Chloltetradexa có hiệu quả rất tốt trong điều trị của bệnh nhiễm khuẩn: Chế phẩm có hoạt phổ tác dụng rộng với cả vi khuẩn gram (+) và bTam (-) nh−: Pasteurella, Salmonella, Enterbacteri, Pyogenes, Colibacillus, Shigella, Streptococcus, Staphylococcus ức chế sự phát triển của Brucella, Clostridium, Erysiperothrie rhusiopathiae, Ricketsia, Leptospira, Mycoplasma.

3. Chỉ định

Tất cả các bệnh viêm nhiễm đ−ờng hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu và sinh dục của gia súc.

- Các bệnh nhiễm trùng máu, nhiễm trùng sau khi đẻ, viêm vú, viêm đa khớp ở gia súc.

- Bệnh viêm phổi, viêm ruột ở lợn, trâu, bò, chó.

- Bệnh th−ơng hàn ở lợn, trâu, bò.

- Bệnh tụ huyết trùng gia súc.

- Bệnh đóng dấu lợn.

- Bệnh ỉa chảy do E. Coli

- Bệnh Lepto ở gia súc

- Bệnh suyễn lợn, hen thở của gà

4. Liều l−ợng

Tiêm d−ới da (trâu, bò); tiêm bắp, tiêm phúc mạc (lợn)

- Đại gia súc: trên 400 kg: 30-40 ml/ngày

- Từ 250 - 400 kg: 20 - 30 ml/ngày

- Từ 100 - 250 kg: 10 - 20 ml/ngày

- Lợn, dê, cừu: từ 50 - 100 kg: 10 - 20 ml/ngày

Chú ý:

- Không dùng quá 25 ml mỗi chỗ tiêm với gia súc lớn và 10 ml ở gia súc nhỏ.

- Không dùng bơm tiêm nhựa để lấy thuốc tiêm.

- Lắc đều 2 - 3 phút tr−ớc khi lấy thuốc.

CHLORTYLODEXADung dịch tiêm Dung dịch tiêm 1. Thành phần Chloramphenicol Bp 10.000 mg Tylosin 3.000 mg Dexamethason acetat 30 mg Dung môi và các chất ổn định vđ 100 ml 2. Tác dụng

Sự phối hợp kháng sinh Chloramphenicol và Tylosin làm tăng phổ kháng khuẩn của chế phẩm, đặc biệt có thêm Dexamethason, là một Corticoid tăng khả năng chống viêm nhiễm, dị ứng.

Chlortylodexa tác dụng chủ yếu với vi khuẩn gây bệnh đ−ờng ruột, đ−ờng hô hấp. Đặc biệt chế phẩm tác dụng mạnh với Mycoplasma.

3. Chỉ định

Chlortylodexa đ−ợc dùng điều trị trong những bệnh:

Những bệnh nhiễm khuẩn gây ra do vi khuẩn gram (+) gram (-) và Mycoplasma:

- Bệnh viêm phổi, phế quản phổi, viêm thanh quản ở gia súc.

- Bệnh cúm lợn con

- Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn.

- Bệnh lỵ do Vibrio và Spirocheta

- Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn, trâu, bò.

- Bệnh đóng dấu lợn.

- Bệnh hen suyễn của gà (CRD)

- Bệnh viêm xoang, sổ mũi gia cầm.

* Tiêm bắp thịt cho gia súc

- Trâu, bò, ngựa: 30 - 40 ml/ngày

- Dê, cừu: 5 - 10 ml/ngày

- Lợn: 10 - 15 ml/ngày

- Lợn con, chó: 3 - 5 ml/10 kg thể trọng.

- Gia cầm: Tiêm d−ới da có thể tiêm thẳng vào xoang viêm 0,5 - 1 ml/kg thể trọng

THUốC SULFAMID

Sulfamid là họ kháng sinh đầu tiên có nguồn gốc hoá học. Tác dụng của Sulfamid là kiềm chế khuẩn, ức chế sự phát triển và sinh sản của các vi khuẩn làm vi khuẩn suy yếu và cuối cùng bị những cơ chế đề kháng của cơ thể tiêu diệt.

1. Tính chất

Sulfamid là thuốc bột màu trắng hay trắng ngà tuỳ từng loại, không mùi, không vị, ít tan trong n−ớc, trong cồn. Các dạng muối Natri của Sulfamid có khả năng hoà tan trong n−ớc (Thí dụ: Sulfathiazon Natri, Sulfadiazin Natri) và có thể dùng để tiêm hay hoà vào n−ớc uống.

Tuỳ theo tác dụng của nó mà ng−ời ta chia ra làm các Sulfamid chậm, nửa chậm, siêu chậm, Sulfamid nhanh, Sulfamid đ−ờng ruột, đ−ờng niệu, toàn thân và cục bộ.

Khi uống vào cơ thể phần lớn đ−ợc hấp thụ qua niêm mạc ruột non và ít hơn ở niêm mạc ruột già. Lúc đói hấp thụ cao hơn lúc no.

Sau khi thuốc vào cơ thể 3 - 4 giờ, nồng độ Sulfamid đạt đậm độ cao nhất trong máu.

Sau khi hấp thụ Sulfamid đ−ợc phân phối đều khắp cơ thể còn lại tích luỹ một phần trong gan. Thuốc bài tiết qua nhiều đ−ờng: phần lớn qua thận qua mật và một phần qua ống tiêu hoá và qua sữa.

Sulfamid nới chung ít độc, đ−ợc dùng nhiều trong thú y :

Trong khi dùng Sulfamid cần l−u ý hiện t−ợng Acetyl hoá. Hiện t−ợng này tiến hành phần lớn trong n−ớc tiểu, trong máu ít hơn và trong tổ chức ít nhất. Hiện t−ợng Acetyl hoá đã làm Sulfamid không còn tác dụng điều trị nữa, sản phẩm Acetyl hoá tích tụ ở thận, ít hoà tan sẽ gây nên sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi ống dẫn niệu gây chảy máu đ−ờng tiết niệu, bí đái.

2. Tác dụng

Sulfamid không có tác dụng trực tiếp giết chết vi khuẩn nó chỉ có tác dụng kìm hãm sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, nếu đậm độ của Sulfamid không đủ kìm hãm vi khuẩn sẽ tạo nên hiện t−ợng vi khuẩn kháng Sulfamid.

3. Chỉ định

Các Sulfamid đ−ợc sử dụng trong các bệnh gia súc, gia cầm sau:

- Các bệnh do các trực khuẩn gram (+)

- Các vi khuẩn kháng cồn toan (Vi khuẩn lao)

- Các bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

- Các bệnh nấm do Actynomyses.

Những điều cần biết khi dùng Sulfamid

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC, VACXIN THÚ Y - CHƯƠNG 1 PPTX (Trang 40 -44 )

×