Trộn thức ăn hay pha n−ớc uống:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuốc, Vacxin thú y - Chương 1 pptx (Trang 46 - 51)

- Gia cầm: chữa bệnh cầu trùng. Trộn 4% trong thức ăn hay 2% trong n−ớc uống. Dùng 3 ngày, nghỉ 2 ngày, dùng tiếp 3 ngày nữa.

- Phòng bạch lỵ gà. Trộn 4% trong thức ăn hay 2% trong n−ớc uống. Sau khi gà mới nở có thể lặp lại nếu cần, sau khi nghỉ 4 ngày.

- Phòng tụ huyết trùng gà: Dùng dung dịch 1 - 2% cho uống thay nuớc.

- Đối với bệnh cầu trùng trâu bò: cho uống 0,15 g/kg thể trọng trong ngày đầu, ngày sau cho uống với liều giảm đi một nửa, liên tiếp trong 3 ngày. Cho uống nhắc lại sau 3 tuần và 5 tuần.

SULFAMETHaZlN NATRI 20%

(Biệt d−ợc Sulmet)

1. Tính chất

Sulfamethazin Natri là loại dung dịch tiêm của Sulfamethazin - Sulfamethazin là loại Sulfamid đa giá, tính chất và công dụng giống nh− Sulfamerazin và Sulfadiazin. Thuốc có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn nh− cầu khuẩn, viêm phổi, viêm màng não, viêm cầu khuẩn xung huyết, trực khuẩn Coli...

Trong thú y dùng d−ới dạng Natri Sulfamethazin 20% để tiêm. (Tên th−ơng phẩm: Sulmet) Sulmet là dung dịch tiêm diệt trùng của Natri Sulfametazin trong n−ớc dùng pha thuốc tiêm. Hàm l−ợng Natri Sulfamethazin không đ−ợc ít quá 95% và không đuợc nhiều quá 105% so với l−ợng Natri Sulfamethazin tiêu chuẩn, cho thêm 0,1% Natri Thiosulfat làm chất ổn định thuốc.

2. Chỉ định

Sulfamethazin Natri dùng để điều trị các bệnh sau:

- Viêm phổi, phế quản - phổi gia súc.

- Viêm vú, viêm tử cung gia súc.

- Viêm dạ dày, ruột gia súc sơ sinh.

- Bệnh cầu trùng thỏ và gia cầm.

3. Liều l−ợng

Dùng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp thịt, tiêm d−ới da, tiêm phúc mạc hay tiêm vào vú. Liều dùng: 1 ml/kg thể trọng ngày sau giảm liều 0,5 ml/kg thể trọng trong 1 ngày Chó: Liều bắt đầu 1 ml/kg thể trọng trong 1 ngày

Sau giảm xuống 0,35 ml/kg thể trọng trong 1 ngày . Gia cầm: 5 - 10 ml pha trong 1 lít n−ớc cho uống.

SULFAGUANIDIN

Tên khác: Ganidan Biệt d−ợc: Sulgin

1. Tính chất

Sulfaguanidin là Sulfamid ít hấp thu qua niêm mạc ruột, nên dùng để điều trị nhiễm khuẩn đ−ờng ruột, có dạng bột trắng.

2. Chỉ định

Sulfaguanidin đ−ợc dùng để chữa các bệnh sau:

- Viêm ruột nhiễm khuẩn ở các loại gia súc.

- Viêm dạ dày cấp tính và mãn tính ở lợn, trâu, bò, thỏ.

- Các chứng ỉa chảy do nhiễm khuẩn ở lợn, trâu, bò, chó, ngựa.

- Chứng lỵ do nhiễm khuẩn ở lợn, trâu, bò, chó, ngựa.

- Dùng trong phẫu thuật đại tràng để phòng apxe ở gia súc.

- Các bệnh do nguyên sinh động vật ở loài chim và gà.

- Cầu trùng ở gia cầm.

3. Liều l−ợng

- Cho uống:

- Ngựa, trâu, bò: 30 - 40 g/ngày loại 250 - 400 kg

- Ngựa con, bê, nghé: 5-10 g/ngày loại 50-100 kg

- Lợn: 8-10 g/ngày loại 50-80 kg

- Chó: 2-5 g/ngày loại 5-10 kg

- Mèo: 0,5-2 g/ngày loại 1-3 kg

- Gia cầm: 0,25-0,5 g/ngày loại 1 kg

SULFADIAZIN

Biệt d−ợc: Adiazin, Debenal, Sulfaxinum, Sulfapurimidin

1. Tính chất

Sulfadiazin thuộc loại Sulfamid cổ điển bột trắng, tan trong n−ớc. Hiện nay ít đ−ợc dùng

2. Tác dụng

Sulfadiazin có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn gram (+) và gram (-).

3. Chỉ định

Đ−ợc dùng để chữa các bệnh sau:

- Bênh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi của các loại gia súc.

- Bệnh do tụ cầu khuẩn, liên cầu kuẩn: vết th−ơng, mụn, loét ở gia súc.

- Bệnh cầu trùng gà, bệnh lỵ gà, tụ huyết trùng gà.

- Nhiễm trùng đ−ờng sinh dục, viêm tử cung hoá mủ, nhiễm trùng sau khi đẻ ở gia súc.

- Viêm ruột, lỵ do trực khuẩn ở gia súc, gia cầm.

4. Liều l−ợng

Cho uống lúc đầu cao sau giảm dần:

- Trâu, bò, ngựa: 30-40 g/ngày chia làm 2-3 lần

- Bê, nghé: 8-15 g/ngày chia làm 2-3 lần

- Lợn: 1-6 g/ngày chia làm 2-3 lần

- Dê, cừu: 2-6 g/ngày chia làm 2-3 lần

- Chó trên 5 kg: 1,0-3 g/ngày chia nhiều lần

- Chó d−ới 5 kg: 0,5-1 g/ngày chia nhiều lần.

Chỉ dùng liên tục trong 4 - 5 ngày. Nếu sau 2 - 3 ngày triệu chứng bệnh không thuyên giảm thì không nên tiếp tục phải thay thuốc khác điều trị.

- Gia cầm trộn Sul-fadiazin 4% trong thức ăn hay 2% trong n−ớc uống, chữa bệnh cầu trtìng gà. Dùng thuốc liên tục trong 3 ngày, nbhỉ 2 ngày dùng tiếp đợt nữa 3 ngày liền.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuốc, Vacxin thú y - Chương 1 pptx (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)