7. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng về hình thức tuyên truyền
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị xã hội, nhà báo là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng đó. Đối tượng mà báo chí hướng tới đó là quảng đại quần chúng nhân dân đông đảo. Do vậy, để quá trình truyền thông này đạt hiệu quả như mong muốn thì nhà báo không thể chỉ cứ cung cấp thông tin mà mình có với thể loại mình hay viết mà không
để ý đến liệu bài viết của mình có thu hút được công chúng hay không. Một tác phẩm báo chí hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi những thông tin, sự kiện được phản ánh trong nội dung mà còn bằng hình thức thể hiện, phương thức truyền tải thông tin. Có thể thông tin hay nhưng được truyền tải dưới hình thức không phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng thì hiệu quả thông tin cũng đạt được rất thấp. Truyền thông là quá trình hai chiều, công chúng và nhà báo phải có sự hiểu biết, quan tâm đến nhau. Nhà báo cung cấp tác phẩm đến người đọc mong muốn họ tiếp nhận thông tin hữu ích với sự hứng thú, nhiệt tình và công chúng cũng có những phản hồi lại để nhà báo ngày càng nâng cao chất lượng bài báo cả về hình thức và nội dung.
2.3.1. Chuyên mục, chuyên trang, diễn đàn
Đối với báo chí để thu hút, tăng hiệu quả truyền thông với công chúng ngoài việc đi sâu vào những vấn đề công chúng quan tâm thì hình thức thể hiện trong những chuyên trang, chuyên mục mang tính thường xuyên, liên tục cũng rất quan trọng. Khi người đọc tìm thấy nội dung hay trong chuyên trang chuyên mục thì những số báo sau nhất định họ sẽ tìm mua và đọc những nội dung trong trang mình quan tâm, yêu thích đầu tiên.
Truyền thông về phòng, chống dịch bệnh luôn là chủ đề được báo Sức khoẻ và Đời sống đặc biệt quan tâm. Báo luôn dành diện tích báo lớn để đăng tải những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh, những thông tin về dịch bệnh luôn được rút tít là những tin, bài đinh của trang 1. Những chuyên mục như: Thông tin y dược, Thuốc và sức khoẻ, Y học thường thức….được duy trì đều đặn với nhiều thông tin hữu ích về phòng, chống dịch cúm A/H1N1.
Đối với báo Tuổi trẻ TP.HCM thì đã xây dựng được những chuyên trang riêng về phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 như: Cúm gia cầm diễn biến và phòng chống, cúm gia cầm diễn biến và đối phó, cúm gia cầm ngày càng lan rộng và căng thẳng, cúm heo đang lan nhanh…Trong từng chuyên trang đó tập hợp các chùm tin, bài theo cùng nội dung, chủ điểm đã
xác định. Ví dụ: trong chuyên mục Cúm gia cầm diễn biến và đối phó (Thứ 6, ngày 18/2/2005) có chùm các tin, bài: Có 2 bài chiếm dung lượng lớn đó là “Phát hiện bệnh nhi viêm não do H5N1” phỏng vấn lãnh đạo Bệnh viện nhiệt đới TP.HCM, bài “Tái lập đàn gia cầm phải đăng ký” phỏng vấn Cục trưởng Cục thú y và 2 tin sâu về sản xuất và thử nghiệm vắc xin. Với chuyên trang theo nội dung tập trung như vậy rất thuận lợi cho công chúng trong việc tiếp nhận thông tin, bởi lẽ những thông tin cùng chủ đề được kết nối, bổ trợ, xâu chuỗi với nhau đem đến cho người đọc một góc nhìn tổng quan, toàn diện về tình hình dịch bệnh. Với những nhận thức đúng đắn và đầy đủ công chúng sẽ có những hành vi hưởng ứng tích cực thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Ngoài có những chuyên trang riêng về phòng, chống dịch, báo Tuổi trẻ TP.HCM cũng duy trì các chuyên mục đăng tải nội dung liên quan đến dịch bệnh như: Chuyên mục Hỏi đáp kỳ này là những câu hỏi đáp về dịch cúm, biểu hiện và cách phòng chống do các chuyên gia y tế trả lời; Chuyên mục Thời sự và suy ngẫm có nhiều bài viết mang tính bàn luận, mở rộng vấn đề liên quan đến dịch cúm A/H1N1 và H5N1. Những bài viết trong chuyên mục này có sức nặng, chiều sâu bởi trên cơ sở những dữ liệu được sâu chuỗi, so sánh, đối chiếu các bài viết đã phát hiện, khái quát được những vấn đề mang tính thời sự, nóng. Chuyên mục
Thường thức cúm A/H1N1 duy trì đều đặn, đặc biệt vào những thời điểm dịch đang có nguy cơ lây lan rộng. Chuyên mục trả lời những thắc mắc của bạn đọc về những vấn đề liên quan đến dịch cúm A/H1N1 và được các chuyên gia, người có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế giải đáp. Thông qua đó chuyên mục đã cung cấp cho công chúng những kiến thức cần thiết, hữu ích: Có nên uống thuốc tamiflu ngừa trước? (Thứ sáu, ngày 7/8/2009);Có nên uống thuốc bổ phòng chống cúm A/H1N1 (Thứ ba, ngày 11/8/2009); Khi nào người nhiễm cúm A/H1N1 bị cưỡng chế cách ly (Thứ tư, ngày 12/8/2009); Nếu test âm tính giả có thể uống Tamiflu? (Thứ sáu, ngày 23/10/2009)….
Đối với VTV: Khi dịch bệnh xuất hiện và bùng phát, thông tin về hoạt động phòng, chống dịch bệnh được đưa liên tục, thường xuyên trên Chương trình bản tin thời sự lúc 7 giờ. Đây là chương trình thu hút được sự quan tâm theo dõi nhất của công chúng, bởi lẽ những thông tin được đưa ra đều là những vấn đề nóng trong dư luận và những bình luận, đánh giá, định hướng mang tính chính thống của Đảng và Nhà nước. Kênh 02TV với chuyên mục: Bản tin 02, Nhật ký 02 cung cấp thông tin và những hình ảnh chân thực, sống động về tình hình dịch bệnh và những biện pháp phòng chống đã tạo hiệu quả truyền thông cao trong công chúng.
2.3.2. Hệ thống thể loại 2.3.2.1.Tin
Tin là một thể loại cơ bản của báo chí thuộc nhóm thông tấn. Đây là thể loại có khả năng thông tin nhanh nhất sự kiện, hiện tượng mới xảy ra, đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đáp ứng nhanh, chính xác, kịp thời những vấn đề mà công chúng quan tâm.
Qua khảo sát báo Sức khoẻ và Đời sống, Tuổi trẻ TP.HCM và VTV, tin luôn là thể loại xung kích được sử dụng nhiều nhất trong truyền thông về phòng, chống dịch bệnh. Các dạng tin: tin vắn, tin ngắn, tin sâu, chùm tin đều được sử dụng để cung cấp thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau. Nội dung tin được tập trung đăng tải nhiều nhất là thông tin về tình hình lây lan của dịch bệnh: số ca nhiễm, tử vong, hoạt động của Ban chỉ đạo, các bộ ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, kết quả nghiên cứu sản xuất văcxin phòng chống cúm…. “Liên tiếp ghi nhận trường hợp tử vong liên quan đến cúm A/H1N1” (Báo Sức khoẻ và Đời sống, số 173, ngày 29/10/2009), “ Sản xuất thành công mẻ vaccin cúm A/H1N1 đầu tiên” (Báo Sức khoẻ và Đời sống, số 180, ngày 10/11/2009). Trên cùng một trang báo được sử dụng nhiều, có thể tới 3 tin sâu: Thông tin dịch cúm gia cầm không được gây hoang mang cho người dân; Phải chống dịch cúm gia cầm quyết
liệt hơn để bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Tăng cường phòng chống viêm phổi do virut cúm A (Thứ 5, ngày 27/1/2005).
Bản tin thời sự VTV1, Bản tin 02TV cũng thường xuyên cung cấp thông tin về tình tình hình dịch bệnh. Những thông tin công chúng tiếp nhận qua truyền hình thường nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng hơn, bởi ngoài phần nội dung văn bản tin do phát thanh viên đọc còn có kèm thêm những hình ảnh minh hoạ chân thực, sống động, chi tiết và thực tế.
Đối với báo Tuổi trẻ TP.HCM cũng xác định tính hiệu quả của thể loại tin khi truyền thông về dịch bệnh nên thể loại này xuất hiện thường xuyên với tần suất rất cao trên mặt báo: Thành phố Hồ Chí Minh thêm 1 ca tử vong do cúm A/H1N1(Chủ nhật, ngày 6/9/2009); Ca tử vong thứ 4 liên quan đến cúm A/H1N1 (Thứ 4, ngày 9/9/2009); Ca tử vong thứ 5 do cúm A/H1N1 (Thứ 5, ngày 10/9/2009); Đắc Lắc thêm 3 điểm có cúm A/H1N1 (Chủ nhật, ngày13/9/2009); Ca tử vong thứ 23 liên quan đến cúm A/H1N1 (Thứ 2, ngày 12/10/2009); Tiêm văc xin ngừa cúm H1N1 vào quý 4 (Thứ 5, ngày 22/10/2009); Thêm 2 trẻ em tử vong do cúm H1N1 (Thứ sáu, ngày 23/10/2009); Thêm 4 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 (Thứ bảy, ngày 24/10/2009)….
2.3.2.2. Bài phản ánh
Bài phản ánh là một trong những thể loại được sử dụng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong công tác thông tin của cơ quan báo chí. Nếu tin ngắn chỉ thông báo về sự kiện, hiện tượng một cách cô đọng, súc tích, ngắn gọn nhất thì bài phản ánh lại có ưu thế riêng không chỉ thông báo mà còn phân tích và khái quát. Bài phản ánh thường được xây dựng trên một loạt các sự kiện đồng nhất, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một đề tài nhất định. Bài phản ánh cho phép người viết có thể dùng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng, vấn đề để có điều kiện làm sáng tỏ nội dung tác phẩm và ý đồ của tác giả.
Bài phản ánh là thể loại được các báo sử dụng nhiều và thể hiện được vai trò trong truyền thông về phòng chống dịch bệnh. Loại bài này thường
tập trung đưa thông tin sâu, chi tiết, tỉ mỉ hơn về các hội nghị, các cuộc họp xoay quanh vấn đề phòng, chống dịch cúm.. “Người cao tuổi – đích tấn công của virút cúm A/H1N1” (Báo Sức khoẻ và Đời sống). Trong bài viết về đối tượng người cao tuổi có nguy cơ nhiễm cúm A/H1N1 cao, tác giả Lê Hảo đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế về nguy cơ bội nhiễm cao nếu bị nhiễm cúm A/H1N1 và virút cúm có thể làm trầm trọng hơn các bệnh sẵn có ở người cao tuổi.
Đối với những vấn đề gây nhiều băn khoăn trong dư luận, các báo thường sử dụng dạng bài phản ánh phân tích để có thể luận giải, đánh giá, lật đi lật lại vấn đề nhiều hơn, sâu sắc hơn. “Có nên điều trị cúm A/H1N1 tại nhà” (Báo Tuổi trẻ TP.HCM, thứ 5, ngày 6-8-2009). Bài báo đã đưa ra kết luận “Câu trả lời của nhiều giới chức ngành y tế là tại Việt Nam chỉ nên cách ly tại nhà những trường hợp nghi ngờ” và không nên điều trị tại nhà vì không đủ điều kiện, tác giả đã đưa ra ý kiến của ông Nguyễn Trần Hiền: Tại Việt Nam nên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong trường hợp số bệnh nhân đông, khả năng thu nhận của bệnh viện hạn chế, ngành y tế sẽ thành lập các bệnh viện dã chiến. Luận giải cho vấn đề này tác giả đưa ra một lý do: “Một lý do nữa khiến giới chức trách và chuyên môn y tế lo ngại và khuyến cáo không nên điều trị tại nhà là bệnh nhân cúm A/H1N1 cần được sử dụng tamiflu càng sớm càng tốt…Nếu người dân tự sử dụng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc”.
2.3.2.3. Phỏng vấn
Phỏng vấn là thông qua việc trao đổi để lấy thông tin, cung cấp cho công chúng những thông tin mà họ quan tâm. Trong phỏng vấn, yêu cầu lựa chọn được đối tượng phỏng vấn phù hợp cũng như phương pháp đặt câu hỏi, dẫn dắt vấn đề để khai thác được nhiều thông tin của phóng viên là rất quan trọng.
Báo Sức khoẻ và Đời sống cũng đăng tải nhiều bài phỏng vấn các lãnh đạo bộ, ngành liên quan về công tác phòng, chống dịch: Kon Tum khẩn cấp
triển khai các biện pháp phòng chống đại dịch cúm ở người (Xuân Quyền, số thứ 7, từ 8-10/12/2005) phỏng vấn Giám đốc Sở y tế tỉnh Kon Tum về triển khai các biện pháp đối phó với dịch; “Giám sát chặt chẽ, giảm thiểu tác hại của đại dịch cúm A/H1N1” (16/6/2009) phỏng vấn TS. Trần Như Dương- Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Bài phỏng vấn xoay quanh nội dung: Biện pháp kiểm soát dịch cho từng giai đoạn, vai trò của hệ thống giám sát cúm, khó khăn và những nhận định về đại dịch cúm. Bài phỏng vấn được đăng tải trong thời điểm đại dịch đang bùng phát, người dân đã cần những hướng dẫn, những giải đáp của các cơ quan đầu ngành về kiểm soát dịch bệnh. Tính đúng thời điểm, đáp ứng được đúng nhu cầu, mong muốn thông tin của công chúng tạo nên hiệu quả truyền thông rất lớn, góp phần ổn định, định hướng nhận thức của công chúng, để từ đó hình thành ở công chúng những hành vi cụ thể, thiết thực phòng, chống dịch cho bản thân và cộng đồng.
Tính đúng thời điểm, đúng đối tượng phỏng vấn, đúng vấn đề công chúng đang quan tâm cũng được báo Tuổi trẻ TP.HCM được biệt chú trọng. Năm 2005 khi dịch cúm H5N1 đang diễn biến hết sức phức tạp, các bác sĩ của Việt Nam phối hợp với nước bạn đã nghiên cứu phát hiện viêm não đầu tiên do virút cúm A/H5N1, xung quanh phát hiện bất ngờ gây nhiều hoang mang trong dư luận về biểu hiện lâm sàng của cúm A/H5N1. Triệu chứng biểu hiện ở đường hô hấp hay có biểu hiện đa dạng, liệu các cơ sở y tế chỉ chú ý theo dõi biểu hiện về hô hấp thì có thể bỏ sót, chẩn đoán nhầm…Câu hỏi của phóng viên báo Tuổi trẻ TP.HCM đã được ông Trần Tịnh Hiền, phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM giải đáp trong bài phỏng vấn “Phát hiện bệnh nhi viêm não do H5N1” (Thứ sáu, ngày 18/2/2005).
Năm 2010 là thời điểm nóng của những vấn đề sau đại dịch H1N1 và phát dịch cúm H5N1, trong đó nổi lên là vụ việc Việt Nam chuyển từ mua nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị cúm từ hãng Rosch sang mua của Ấn độ trong khi giá thành đắt hơn và thời hạn sử dụng ngắn hơn. Báo Tuổi trẻ
TP.HCM đã có bài phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến. Giải đáp vấn đề công chúng đang quan tâm, bà Trần Thị Trung Chiến đã khẳng định rằng, Việt Nam cần nguyên liệu sản xuất thuốc sớm hơn nhiều so với thời điểm mà hãng Rosch có thể cung cấp. Do vậy để đảm bảo tiến độ thời gian thực hiện phòng chống dịch nên Việt Nam đã phải thay đổi hãng cung cấp nguồn nguyên liệu. Về giá cả bà cũng cho biết thêm: Tiểu ban hậu cần Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch và bộ Tài chính đã thương thảo và giá thành không đắt hơn so với các nước xung quanh. Cùng chủ đề về đối phó với dịch cúm A/H1N1 lây lan tại các trường học trong mùa tựu trường năm 2009, trên trang thời sự Báo Tuổi trẻ TP.HCM đã có 2 bài phỏng vấn đối với ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ công tác Học sinh sinh viên và ông Trịnh Quân Huấn - thứ trưởng Bộ Y tế. Òng Phùng Khắc Bình cho biết: Tại lễ khai giảng năm học mới, Bộ Giáo dục – Đào tạo yêu cầu các trường có phần thông tin về dịch cúm, phổ biến hoặc phát tờ rơi cho học sinh sinh viên biết thông tin về đại dịch này nhằm bảo vệ bản thân, góp phần bảo vệ cộng đồng.
Ông Trịnh Quang Huấn khẳng định ngành y tế đã có hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ của các trường học, ngành y tế đăng tải trên các trang web. Việc đóng cửa trường học tuỳ theo tình hình dịch xảy ra, khi có học sinh trong lớp nhiễm cúm A/H1N1 và đã tiếp xúc tại lớp, sẽ cách ly toàn bộ học sinh trong lớp, khi có dịch trong trường thì thành lập bệnh viện dã chiến. Mở cửa trường học trở lại phụ thuộc vào tình hình dập dịch. Ngày khai giảng đang đến gần những ý kiến mà các đồng chí lãnh đạo ngành y tế và giáo dục trả lời trong cuộc phỏng vấn đã giúp cho cha mẹ học sinh thấy được tình hình sức khoẻ của các em đang được các ban ngành liên quan quan tâm chu đáo và họ an tâm, tin tưởng hơn khi cho con tới trường bắt đầu năm học mới.
Đối với VTV, 02TV đã sử dụng nhiều thể loại này để truyền tải những