Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Báo chí với hoạt động truyền thông phòng chống dịch cúm A H5N1 và H1N1 ở người (Khảo sát Báo sức khỏe và Đời sống, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và VTV 2005-2010 (Trang 65 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.Đánh giá chung:

2.4.1. Những thành công

Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Với thế mạnh của mình, báo chí đã tham gia tích cực trong việc tuyên truyền cho người dân hiểu và tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1 và H5N1. Một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy hiệu quả của truyền thông đại chúng là việc công chúng nhớ được nội dung thông điệp. Những khuyến cáo để phòng bệnh, những triệu chứng dịch…..được đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông đã tác động đến nhận thức từ đó hình thành nên tính tự giác tuân thủ những nội dung khuyến cáo đó.

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo chí đã tạo được dư luận xã hội và hành động xã hội tích cực. Trước diễn biến của tình hình dịch bệnh, báo chí đã thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác tình hình dịch bệnh đồng thời có phân tích, đánh giá đúng đắn, toàn diện. Từ những thông tin ban đầu: Dịch cúm A/H5N1, H1N1 là gì, triệu chứng, con đường lây nhiễm, số ca nhiễm bệnh trong nước và thế giới, biện pháp phòng chống hiệu quả, quá trình nghiên cứu sản xuất vacxin….đã giúp công chúng hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh và có thông tin hữu ích, biết, hiểu rõ vấn đề và từ đó có ý thức tự giác chủ động phòng chống dịch bệnh bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, giảm thiểu tới mức thấp nhất sự lây lan của dịch. Các chuyên gia y tế đã khẳng định: Cách tốt nhất để phòng, chống dịch là thông tin một cách đúng đắn về dịch bệnh, đưa ra những khuyến cáo và hướng dẫn người dân cách thức để phòng và điều trị cúm nếu mắc phải.

Đối với Báo Tuổi trẻ TP.HCM, Báo Sức khoẻ và Đời sống, VTV đã sử dụng tối đa ưu thế của mình để tuyên truyền, thông tin được cung cấp đến công chúng mang tính đa dạng, đa chiều, theo vệt thông tin. Báo chí cho đăng tải nội dung thông tin về dịch bệnh nhanh chóng, mạnh mẽ, chính xác, kịp thời đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng. Báo chí đã làm tốt công tác tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể định hướng cho công chúng những nhận thức và hành vi hiệu quả để phòng, chống dịch bệnh ở giai đoạn đầu của dịch bệnh cũng như khi dịch bệnh đã diễn biến lây lan phức tạp.

Với truyền hình VTV, phát huy lợi thế không bị hạn chế bởi khổ báo như báo in nên VTV có nhiều điều kiện chuyên sâu hơn để thông tin về dịch bệnh. Đặc biệt 02TV ra đời đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho truyền hình, đánh dấu sự phát triển của ngành sản xuất kinh doanh truyền hình trả tiền hiện nay của Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu: “Qua những cuộc điều tra xã hội học thì tôi thấy rằng những khàn giả của kênh 02TV rất hoan nghênh nội dung chương trình. Và tỷ lệ người xem 02TV, tôi biết là ngày càng nhiều. Thực tế này cũng có lý do của

nó. Bởi vì nội dung và kết cấu chương trình ngày càng đáp ứng nhu cầu cần thiết của người sử dụng thông tin. Là trưởng ban bảo trợ thông tin của kênh truyền hình 02TV, tôi luôn tự nhắc mình và những cộng sự của mình phải làm sao tạo điều kiện để 02TV được tiếp cận những thông tin mà người dân cần thiết một cách đầy đủ, phong phú và kịp thời”

Báo chí từ việc thông tin liên tục, cập nhật, chính xác đảm bảo tính khách quan chân thật về tình dịch phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 đã tạo hiệu quả thông tin sâu rộng trong đời sống xã hội, thực hiện tốt chức năng tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể. Báo chí đã huy động được sự tham gia hưởng ứng của các cơ quan, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân cùng chung tay phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Từ thông tin báo chí các cơ quan chức năng đã có những biện pháp kịp thời, hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tránh phát tán virút trong cộng đồng.

Tác giả luận văn đã điều tra ý kiến bạn đọc của báo Sức khoẻ và Đời sống, Tuổi trẻ TP.HCM và VTV (02TV) cho thấy công chúng đều đánh giá cao hiệu quả tuyên truyền về phòng, chống dịch của các phương tiện truyền thông đại chúng trên. Cụ thể theo bảng sau:

Điều tra ý kiến công chúng về hiệu quả truyền thông dịch cúm A/H5N1, H1N1 (tổng số 300 phiếu)

1.Nguồn tiếp nhận thông tin chính Số ý kiến Tỷ lệ

- Báo Sức khoẻ và đời sống 100 33%

- Tuổi trẻ TP.HCM 120 40%

- 02TV 80 27%

2.Nội dung thông tin quan tâm nhất

- Tình hình dịch

100 33%

- Phổ biến kiến thức 150 50%

-Chủ trương của Đảng, Nhà nước 50 17%

3.Hình thức thông tin dễ tiếp nhận nhất

- Bài phản ánh 50 17%

- Phỏng vấn 50 17%

4. Thực trạng thông tin của báo chí

- Thông tin đúng mực, kịp thời

250 83%

- Thông tin sai, thổi phồng 50 17%

5. Công chúng tham gia phản hồi thông tin đối với

- Báo Sức khoẻ và Đời sống 80 27%

- Tuổi trẻ TP.HCM 150 50%

- 02TV 70 23%

Tác giả luận văn điều tra ý kiến công chúng bằng bảng hỏi. Qua tổng hợp kết quả trên cho thấy khi tiếp cận những vấn đề về sức khoẻ công chúng đều tìm đến và được báo Sức khoẻ và Đời sống, Tuổi trẻ TP. HCM và VTV đáp ứng, thoả mãn nhu cầu thông tin. Trong đó thông tin cung cấp kiến thức về phòng chống dịch bệnh được công chúng quan tâm nhiều nhất, bởi lẽ có hiểu, nắm được kiến thức về dịch bệnh, triệu chứng….thì công chúng mới có thể chủ động phòng chống bảo vệ sức khoẻ bản thân. Điều này cho thấy, báo chí càng đi sâu phản ánh những vấn đề liên quan mật thiết đến con người, đến lợi ích của con người thì càng thu hút được sự quan tâm của công chúng. Qua khảo sát, tin cũng là thể loại được công chúng thích đọc nhất, bởi đây là thể loại cô đọng, ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với nhu cầu tiếp cận thông tin nhanh, nhiều nhưng trong khoảng thời gian ngắn nhất của công chúng.

Có được những thành công trên là do trước hết vấn đề chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong đó có công tác phòng chống dịch bệnh luôn được báo chí đặc biệt quan tâm. Các báo đã luôn bám sát đường lối của Đảng, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Những thông tin về dịch bệnh đảm bảo nguồn tin từ những cơ quan chính thống, có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế trong nước và quốc tế, đem đến một diện mạo tổng thể, chính xác, khách quan, khoa học trong tiếp nhận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông tin cho công chúng. Bên cạnh đó vì cùng khai thác một đề tài nên để tạo lập được chỗ đứng trong lòng công chúng, cơ quan báo chí, mỗi phóng viên đều luôn nỗ lực hết mình tìm hiểu sự kiện từ nhiều góc độ khác nhau để đem đến những thông tin thiết thực, hữu ích nhất cho công chúng, cho xã hội.

2.4.2. Những hạn chế:

Bên cạnh những thành công trên, hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh cũng còn những hạn chế, thiếu sót.

Về nội dung: Tình hình dịch bệnh nói chung, trong đó có dịch cúm A/H5N1 và H1N1 được các kênh truyền thông chú trọng tuyên truyền. Tuy nhiên, chính việc thông tin, tuyên truyền nhiều đôi khi mạnh mẽ hơn thực tế cần thiết đã khiến công chúng rơi vào trạng thái lo lắng, hoảng loạn trước dịch bệnh. Hơn nữa nhiều phương tiện thông tin đại chúng còn chạy theo xu hướng thương mại hoá báo chí, có những tin bài giật gân, câu khách, tạo nên ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý công chúng. Báo chí có khả năng tác động đến công chúng nhanh nhất và rộng rãi nhất do vậy khi những tác động tiêu cực này lan rộng ra cộng đồng thì kéo theo nhiều vấn đề phức tạp khác: người dân tẩy chay thịt gà, thịt lợn khiến cho ngành chăn nuôi không phát triển, nông dân điêu đứng, lao đao; đối tượng xấu trục lợi trên sợ sợ hãi, hoảng loạn của công chúng như tăng giá thuốc ngừa cúm, giá khẩu trang….Thông tin mang tính thổi phồng, nghiêm trọng hoá nguy cơ dịch bệnh hơn chính bản chất thực tế của đợt dịch đó đã gây hỗn loạn, mất ổn định xã hội và suy giảm nền kinh tế của đất nước.

Truyền thông là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa hai hay nhiều người để chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau về cùng vấn đề được quan tâm, từ đó dẫn đến những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Đó là sự tương tác, qua lại hai chiều, tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào truyền thông cũng đạt được tính hiệu quả này. Thông qua hoạt động báo chí nói chung và qua khảo sát báo Tuổi trẻ TP.HCM, Sức khỏe và Đời sống và VTV thì hạn chế về thông tin mang tính một chiều, áp đặt vẫn

tồn tại, sự tương tác với công chúng còn ít. Việc mở rộng khả năng tham gia của công chúng vào hoạt động giao tiếp đại chúng làm cho công chúng không chỉ đơn thuần là đối tượng tiếp nhận thông điệp được truyền tải, mà truyền thông đại chúng phải trở thành diễn đàn thể hiện dư luận xã hội về những vấn đề phản ánh các lợi ích, tạo nên mối quan tâm chung của quần chúng nhân dân. Đây chính là điều kiện cơ bản nhằm tạo nên các tương tác xã hội tích cực và ổn định đối với hoạt động truyền thông đại chúng.

Mặt khác nhiều bài báo có nội dung hời hợt, ngôn ngữ sử dụng chưa phù hợp với nội dung thông tin.

Về hình thức thể hiện tác phẩm: Báo Sức khoẻ và Đời sống cách thức tổ chức theo phương thức cũ, chưa có nhiều đổi mới theo hướng làm báo hiện đại. Thông tin một chiều, sự tương tác thấp, chưa chú ý nhiều đến ý kiến, sự phản hồi từ phía công chúng. Nhiều bài nội dung còn dàn trải, theo kiểu báo cáo, không tạo được điểm nhấn thu hút, hấp dẫn độc giả. Việc sử dụng ngôn ngữ phi văn tự như: biểu đồ, đồ thị…còn hạn chế. Có những bài dài kín chữ mà không để sapô, tít xen gây mệt mỏi cho công chúng trong việc tiếp nhận thông tin.

Khi truyền thông về dịch bệnh, báo chí vẫn còn tồn tại những hạn chế trên là do không ít nhà báo còn nặng về tính thương mại, muốn thông tin gây sốc, gây sự chú ý đặc biệt của công chúng mà thiếu đi những định hướng đúng đắn mang lại lợi ích thực sự cho nhân dân. Để tránh được điều đó, yêu cầu về bản lĩnh chính trị, cái tâm của người cầm bút được đặt lên hàng đầu, là kim chỉ nam cho nhà báo soi xét, đánh giá và phản ánh mọi sự kiện, hiện tượng. Mặt khác, kiến thức hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế cũng là rào cản lớn cho nhà báo khi đưa thông tin, nhà báo còn lúng túng, bị ngợp trong những số liệu, báo cáo mà chưa tìm ra được bản chất mối liên hệ qua việc so sánh, đối chiếu những dữ liệu với nhau. Khi bản thân người cầm bút chưa hiểu cụ thể, chính xác những nội dung thông tin mà mình đưa ra thì không thể mong công chúng hiểu thông điệp và làm theo thông điệp đó được.

Đối với báo Sức khoẻ và Đời sống: Là tờ báo của Bộ Y tế nên những vấn đề đăng tải trên báo đều là những vấn đề mang tính khoa học, chuyên ngành cao, đôi khi thiếu tính đại chúng, ngắn gọn, dễ hiểu, gây khó khăn trong tiếp nhận thông tin của quảng đại quần chúng nhân dân. Có hạn chế trên là do báo Sức khoẻ và Đời sống đăng tải nhiều các bài viết của cộng tác viên là lực lượng hoạt động trong ngành y tế. Điều này có tính hai mặt, thuận lợi là thông tin đảm bảo độ chính xác về chuyên ngành y, có tính học thuật cao, tuy nhiên, lại có bất lợi là các bài viết sử dụng thuật ngữ chuyên ngành nhiều, đội ngũ cộng tác viên hầu như không có nghiệp vụ về truyền thông nên những thuật ngữ chuyên ngành này không được chuyển tải thành đơn giản, dễ hiểu gây khó cho người tiếp nhận thông tin. Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội, tuy nhiên, 02TV cũng không tránh khỏi những hạn chế như: chương trình hoặc quá đi sâu chuyên môn với nhiều thuật ngữ chuyên ngành hoặc lại hời hợt đề cập sơ qua không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin của công chúng. Hình ảnh đôi khi không khớp với lời bình tạo nên sự khó hiểu trong tiếp nhận thông tin. Thông tin trên 02TV đáp ứng được nhu cầu thông tin sức khoẻ của công chúng, trong đó có nội dung về phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều khán giả chưa tiếp cận được, vì không phải gia đình nào cũng lắp cáp trung ương hoặc có đầu DTH. Ở vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn thì hầu như 02TV chưa phủ sóng đến.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã khảo sát thực trạng truyền thông về dịch cúm A/H5N1 và H1N1 với những nội dung chính như: tình hình lây lan của dịch bệnh, các chủ trương chính sách của Nhà nước và các bộ ngành liên quan, thông tin nâng cao nhận thức của nhân dân về dịch, công tác phòng chống và điều trị….Bên cạnh khảo sát nội dung tác phẩm báo chí, luận văn cũng khảo sát một số yếu tố trong hình thức thể hiện tác phẩm: ngôn ngữ, thể loại, hệ thống chuyên trang chuyên mục, diễn đàn…

Qua quá trình khảo sát các tác phẩm báo chí với đề tài dịch cúm A/H5N1 và H1N1 của báo Sức khoẻ và Đời sống, Tuổi trẻ TP.HCM và VTV cho thấy, báo chí phản ánh khá toàn diện những vấn đề liên quan đến dịch bệnh và thể hiện rõ vai trò tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể. Báo chí đã làm tốt nhiệm vụ định hướng dư luận, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có dịch cúm A/H5N1 và H1N1. Thông qua những thông điệp đó tác động mạnh đến tư tưởng, nhận thức của công chúng và hình thành những hành vi tích cực bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng, báo chí đã tạo nên được hiệu ứng xã hội rộng lớn trong quyết tâm chung xây dựng con người Việt Nam khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Bên cạnh khẳng định những thành công của báo chí, chương 2 cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế và bước đầu đưa ra những nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. Thực tế ngày đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của truyền thông báo chí về đề tài phòng, chống dịch bệnh.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO CHÍ VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚ M A/H5N1 VÀ H1N1 Ở NGƯỜI

Báo chí giữ vai trò quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Với nội dung thông tin có tính định hướng đúng, thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội dẫn đến hành động xã hội phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cùng một chủ đề về dịch bệnh, báo chí cung cấp thông tin quá nhiều, dồn dập, thậm chí nếu thông tin dịch bệnh bị thổi phồng sẽ khiến người dân hoang mang lo sợ thái quá về dịch bệnh. Sự hoang mang của công chúng bắt nguồn từ những nguồn thông tin không chính xác và khoảng trống về

Một phần của tài liệu Báo chí với hoạt động truyền thông phòng chống dịch cúm A H5N1 và H1N1 ở người (Khảo sát Báo sức khỏe và Đời sống, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và VTV 2005-2010 (Trang 65 - 74)