V. Con người, Văn hóa – Xã hội và thời đạ
4. Mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay?
Hiện nay, trên phạm vi thế giới có 4 mâu thuẫn cơ bản sau:
- Thứ nhất: Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, nổi cộm nhất của thời đại, mâu thuẫn giữa hai chế độ chính trị đối lập. Nó xuyên suốt thời đại từ khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công cho đến lúc chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản được
xác lập trên phạm vi toàn thế giới, chủ nghĩa tư bản hoàn toàn bị thủ tiêu. Thực tiễn lịch sử từ sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga đến nay đã xác nhận mâu thuẫn này.
Sự vận động và giải quyết mâu thuẫn này có tác động, chi phối tới những mâu thuẫn còn lại của thời đại. Mặc dù ngày nay, một số nước xã hội chủ nghĩa đã có quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và nhiều quan hệ khác với các nước tư bản chủ nghĩa. Điều đó không có nghĩa là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản dịu đi hoặc không còn nữa. Trái lại, mâu thuẫn giữa hai chế độ này đang biểu hiện dưới dạng mới là vừa hợp tác, vừa đấu tranh, trong đấu tranh có hợp tác trên nhiều phương diện.
- Thứ hai: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân; giữa tư bản và lao động.
Đây là mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, trong đó mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cơ bản nhất. Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại thì mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội này vẫn là
khách quan vì giai cấp tư sản là giai cấp thống trị, nắm tư liệu sản xuất, còn giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê cho giai cấp tư sản. Mặc dù hiện nay do sự đấu tranh của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cùng với năng suất lao động cao do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ tạo ra, chủ nghĩa tư bản có những điều chỉnh trong chính sách xã hội, tăng phúc lợi xã hội. Song phân hoá giàu nghèo vẫn diễn ra quyết liệt. Sự phân hoá đó càng làm cho mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại và gay gắt.
- Thứ ba: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đếquốc.
Mâu thuẫn này được nảy sinh khi chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, biến các nước kém phát triển về kinh tế, văn hoá nhưng lại giàu về tài nguyên khoáng sản và dồi dào sức lao động thành hệ thống thuộc địa và phụ thuộc của chúng. Bằng những biện pháp tinh vi, các nước tư bản đang bóc lột các nước thuộc địa một cách thậm tệ, làm cho khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày càng gia tăng. Nhiều nước hiện nay không còn khả năng trả nợ. Tình trạng đói nghèo của các nước kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân dẫn tới những xung đột dân tộc, tôn giáo ở những nước này gia tăng.
Như vậy, hiện nay các nước chậm phát triển, một mặt phải tiến hành đấu tranh chống lại sự can thiệp và xâm lược bằng quân sự, bằng kinh tế, bằng văn hoá của các nước phương Tây, mặt khác phải đấu tranh chống lại nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu.. Tình trạng trên làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc ngày càng tăng.
- Thứ tư: Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau
Mặc dù các nước tư bản chủ nghĩa luôn có sự thống nhất với nhau về bản chất chế độ, về lợi ích giai cấp, về mục tiêu chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng, nhưng quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các tập đoàn tư bản luôn là quan hệ liên minh nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Song, giữa các nước tư bản chủ nghĩa có những mâu thuẫn về lợi ích quốc gia, lợi ích của mỗi tập đoàn tư bản, do vậy, luôn diễn ra những cuộc đấu tranh lúc ngấm ngầm, lúc công khai.
Mâu thuẫn trên là nguyên nhân nổ ra hai cuộc chiến tranh thế giới. Hiện nay
mâu thuẫn này được thể hiện thông qua mâu thuẫn giữa ba trung tâm tư bản lớn: Mỹ - Nhật - Tây Âu.
Việc xác định đúng những mâu thuẫn của thời đại ngày nay giúp chúng ta từngbước giải quyết mâu thuẫn và đưa lịch sử vận động, đi lên.