Đổi mới hình thức giáo dục và nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên

Một phần của tài liệu Tư tưởng HCM với việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên (Trang 26 - 27)

chúng ta hãy sống sao cho có mục đích, có lý tưởng, sống sao khi ta nhìn lại những gì đã qua mà ta không phải xót xa, ân hận những năm tháng đã sống hoài sống phí.

2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục cho đấu thanh niên hiện nay. đấu thanh niên hiện nay.

Hiện nay, do sự tác động, của nhiều yếu tố mà một bộ phận thanh niên nhất là học sinh, sinh viên đang có những biểu hiện “suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lớp sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Do vậy, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên trở nên vô cùng cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Sau đây là một số ý kiến đề xuất nhầm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay.

2.2.1. Đổi mới hình thức giáo dục và nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên thanh niên

Để công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên ngày càng được nâng cao và phát huy hiệu quả, trước hết cần phải đổi mới hình thức và nội dung giáo dục đạo đức. Hiện nay, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta còn nhiều hạn chế: việc giáo dục còn bị coi nhẹ; giáo dục đạo đức chỉ đơn thuần là những bài giảng lý thuyết, không gắn với thực tiễn; hình thức giáo dục còn nghèo nàn và khô cứng… Sự thay đổi chương trình học với những nội dung phù hợp sẽ giúp sinh viên được học những kỹ năng gắn liền với thực tiễn, từ đó tạo động lực để họ chủ động trong học tập.

Nội dung giáo dục đạo đức có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả giáo dục. Con người có đạo đức tức là ý thức được về trách nhiệm của mình đối với các giá trị sống. Môn đạo đức học phải trở thành môn học không thể thiếu được trong các trường đại học và phổ thông. Những vấn đề được đề cập trong giáo trình Đạo đức học mang tính khái quát cao, phong phú giúp cho sinh viên có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều tình huống cuộc sống, đồng thời khám phá thêm những tri thức mới.

Nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên cần gắn liền với giáo dục ý thức chính trị, trước hết là giáo dục thanh niên lý tưởng xã hội chủ nghĩa, về độc lập dân tộc. Những bài học này giúp cho thanh niên có cách hiểu đúng và niềm tin vào con đường Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, từ đó có thái độ tích cực trong xác định lập trường, thế giới quan, cố gắng phấn đấu vì sự nghiệp chung của nước nhà, đồng thời không bị dao động trước những tư

tưởng phản nghịch, chống phá. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức cho thanh niên cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục ý thức pháp luật. Đạo đức và pháp luật đều có chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Mặc dù giữa hai lĩnh vực có những điểm khác nhau nhất định nhưng chúng có sự bổ sung, tương trợ nhau. Sống và làm việc theo pháp luật, sống có đạo đức là tiêu chí của mọi xã hội. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng con người mới ở nước ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Việc thay đổi nội dung giáo dục đạo đức phải gắn với thay đổi hình thức giáo dục đạo đức. Hình thức và nội dung là hai phạm trù không tách rời, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhưng không vì thế mà hình thức trở thành cái thứ yếu, bị xem nhẹ. Đặc biệt, trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, việc đổi mới hình thức giáo dục có tác động lớn, giúp đạt hiệu quả cao. Trong quá trình truyền đạt tri thức, chúng ta có thể sử dụng kết hợp đa phương tiện trong giảng dạy, như sử dụng công nghệ tin học trình chiếu thay cho thuyết giảng thông thường, kết hợp với việc xem tư liệu hình ảnh, semina, thực tế… nhằm tạo cho thanh niên sự hứng thú học tập và có điều kiện thể hiện những ý kiến, đóng góp, sáng tạo của mình. Ngoài những môn học mang tính bắt buộc, chúng ta cũng cần làm phong phú thêm các hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên thông qua việc tổ chức các buổi ngoại khóa, nói chuyện về văn hóa ứng xử, sống đẹp, xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, thực hiện an toàn giao thông… nhằm giúp thanh niên trang bị những kỹ năng “mềm” trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tư tưởng HCM với việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên (Trang 26 - 27)