0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phương pháp phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 40 -125 )

5. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích đánh giá

Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các thông tin về thực trạng địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến hoạt động XNK.

Phương pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến động về các chỉ tiêu XNK qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng công cụ phân tích SWOT để đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và nguy cơ của thực trạng quản lý XNK qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phối hợp và tham gia ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý XNK để xây dựng phương pháp và tổ chức điều tra đạt kết quả cao.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của thành phố Móng Cái qua các năm - Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của KT-XH: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động XNK từ 2008 - 2012

+ Về kết quả tăng trưởng thương mại - XNK + Kết quả hoạt động xuất - nhập khẩu

+ Kết quả tăng trưởng thu ngân sách hoạt động XNK.

+ Dịch vụ ngân hàng tại Móng Cái và vấn đề thanh toán biên mậu + Về chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

+ Về công tác chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về cơ chế chính sách

+ Cơ chế chính sách về mô hình tổ chức hoạt động. + Cơ chế chính sách về XNK.

+ Cơ chế chính sách về thương mại thu hút đầu tư, thu hút dân số lao động, thu hút nhân tài.

+ Cơ chế chính sách về hỗ trợ nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

2.4. Mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu

Tổng số nhà quản lý đại diện cho các cơ quan quản lý XNK tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh: 108 người; Tổng số các cơ sở kinh doanh sản xuất, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đơn vị và cá nhân giao dịch XNK qua cửa khẩu là: 400 cơ sở, để có thể lấy mẫu đảm bảo tính địa diện và độ chính xác đề tài sẽ lựa chọn mẫu theo phân cấp theo nhóm đối tượng khác nhau và với quy mô mẫu xác định theo công thức của Slovin:

n = N/(1+Ne2)

Trong đó n là số lượng mẫu cần khảo sát lấy theo tỷ lệ các nhà quản lý; các DN và cơ sở kinh doanh, đơn vị và cá nhân có giao dịch XNK qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

N là số lượng tổng thể nhà quản lý XNK; các công ty và DN, đơn vị và cá nhân có giao dịch qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

e là sai số cho phép trong đề tài e = 0.05 Như vậy:

Số lượng các nhà quản lý được lựa chọn là 85 người.

Số lượng các cơ sở sản xuất, đơn vị và cá nhân có giao dịch xuất nhập khẩu được lựa chọn là 200 cơ sở.

2.5. Công cụ nghiên cứu

- Đề tài sẽ sử dụng chủ yếu bản câu hỏi được chuẩn bị sẵn làm công cụ thu thập thông tin về thực trạng quản lý XNK qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

- Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng và được phân theo thang đo 5 cấp của Likert từ 5 là hoàn toàn đồng ý đến 1 là hoàn toàn không đồng ý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, nằm ở toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc, bề ngang rộng nhất từ đông sang tây là 195 km, bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km, Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với 132,8 km đường biên giới đất liền và vị trí địa lý đặc biệt, Quảng Ninh có lợi thế của thị trường trung chuyển giữa Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Với vị trí địa lý thuận lợi, Quảng Ninh là điểm khởi đầu của Việt Nam trên vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ và nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6.023 km2, trong đó có khoảng 80% tổng diện tích đất là đồi núi. Bao gồm các loại đất như sau: Đất nông nghiệp 78.140 ha; Đất lâm nghiệp có rừng 295.553 ha; Đất chuyên dùng 44.349,8 ha; Đất ở 7.519 ha; Đất chưa sử dụng 185.519,5 ha.

Tài nguyên khoáng sản: Quảng Ninh còn có nhiều tài nguyên khoáng sản. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như than đá khoảng 3,5 tỷ tấn (chiếm tới 90% của cả nước), đá vôi 1,3 tỷ tấn, sét chịu lửa 14 triệu tấn, cao lanh 150 triệu tấn... Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tài nguyên nước và biển phong phú, đặc sắc. Lượng nước các sông ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Quảng Ninh đã xây dựng gần 30 hồ đập nước lớn với tổng dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tích là 195,53 triệu m3, phục vụ những mục đích KTXH. Toàn tỉnh có từ 2.500 đến

3000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản. Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngoài ra, có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển.

- Tài nguyên du lịch Văn hoá-Lịch sử- Tâm linh: Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch hiện đại tầm cỡ quốc tế, có cửa khẩu quốc tế, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long - 2 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và hiện nay được bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan mới của Thế giới do Tổ chức New7wonders bình chọn. Bên cạnhđó Tỉnh Quảng Ninh còn có khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, bãi biển Trà Cổ. khu du lịch Bãi Cháy, Vân Đồn, Cô Tô.... Quảng Ninh còn sở hữu nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị khác, là nguồn tài nguyên quý để phát triển du lịch văn hoá tâm linh theo hướng bền vững như: hơn 600 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng, trong đó có hàng trăm di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp tỉnh, 2.850 di sản văn hoá phi vật thể có giá trị được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, hơn 500 lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc như Yên Tử, Bạch Đằng, Tiên Công, Cửa Ông, Vân Đồn, Trà Cổ đã dần trở thành “thương hiệu” của Quảng Ninh, thu hút ngày càng đông đảo lượng khách thập phương tìm đến, trở thành ngày hội văn hoá lớn.

Có thể thấy Quảng Ninh là tỉnh hội tụ những lợi thế khác biệt:

- Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: Rừng-tài nguyên-biển-du lịch-biên giới-thương mại… hay còn gọi là “Việt Nam thu nhỏ”. Có điều kiện thông thương thuận lợi nhất với Trung Quốc thông qua hệ thống các cửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khẩu và điểm thông quan trên đất liền và trên biển. Tài nguyên đá và than đá thuận tiện cho công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây dựng. Có điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch: Biển, văn hóa tâm linh (Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Yên Tử, Cửa Ông, Vân Đồn…). Có chiều dài đường biển lớn nhất 250km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên.

- Tỉnh duy nhất có có 4 thành phố, 01 thị xã trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên), là tỉnh có đông nhất công nhân mỏ với tiềm năng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ rất lớn. Ngoài ra, tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu kinh tế đặc biệt Vân Đồn và khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

3.1.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Ninh Dân số và lao động

Dân số của tỉnh năm 2011 là 1159,5 nghìn người (chiếm khoảng 1,33% của cả nước) thuộc 21 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có số dân trên một nghìn người là Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ và Hoa. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm là 1,16 %. Cơ cấu dân số nam, nữ năm 2011 là 51,18% - 48,82%, nơi có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh là 190 người/km2. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh. Tuy diện tích đồi núi lớn, Quảng Ninh lại có tỉ lệ đô thị hóa tương đối cao với khoảng 52% dân số thành thị (Tổng Cục Thống Kê, 2012).

Tổng số người trong độ tuổi lao động của tỉnh 659,6 nghìn người, chiếm 56,9% tổng số dân. Cơ cấu dân số đang dịch chuyển hợp lý, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 76%. Chất lượng dân số đã được nâng lên rõ rệt; tuổi thọ bình quân của người dân Quảng Ninh đã đạt 73,2 tuổi vào năm 2011, tăng 3,2 tuổi so với năm 2001 (Sở Y tế Quảng Ninh, 2012).

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật. Tỉnh có quốc lộ 18 là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Hạ Long nối Quảng Ninh với Hà nội và các tỉnh Bắc Bộ; Quốc lộ 10 nối Quảng Ninh với Hải Phòng; đường sắt Bãi Cháy-Yên Viên; các tuyến giao thông đường biển và các cảng biển: Cái Lân, Cẩm Phả, Móng Cái, Tiên Yên,... Vì vậy, tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT- XH, xứng đáng là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.

Giáo dục, y tế

Theo số liệu của niên giám thống kê năm 2012, hệ thống trường lớp của Tỉnh ngày càng được hoàn thiện thêm, hiện có 355 nhà trẻ, nhóm trẻ, 202 trường mẫu giáo, 182 trường tiểu học, 149 trường THCS, 46 trường PTTH. Ngoài ra tỉnh còn có 07 trường Đại học và Cao đẳng.

Hệ thống y tế tiếp tục được đầu tư và phát triển, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh đã có 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Một số công trình văn hóa thể thao của tỉnh và các huyện thị được đầu tư xây dựng và nâng cấp.

Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Quảng Ninh có 14 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 3 huyện, thành phố biên giới giáp tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc, gồm huyện Bình Liêu; Huyện Hải Hà; Thành phố Móng Cái.

Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh được duy trì ở mức cao và ổn định, giai đoạn 2007-2011, GDP của tỉnh tăng bình quân hàng năm 12,38%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần qua các năm, tỷ trọng khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP và là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của tỉnh. Trong đó, GDP ngành dịch vụ - du lịch có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức cao nhất là 13,08%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 13,02 %/ năm, ngành nông - lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3,29 %/năm. GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 47,56 triệu đồng bằng 2,8 lần so với năm 2007. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo (Bảng 01).

Bảng 3.1: GDP tỉnh Quảng Ninh 2007-2011 phân theo ngành (Giá so sánh năm 1994) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 TTBq 2007- 2011 1. Tổng giá trị (tỷ đồng) 9.488 10.721 11.853 13.314 14.920 11,99

- Nông lâm nghiệp 683 698 723 732 762 2,78

- Công nghiệp-XD 5.035 5.716 6.350 7.115 8.032 12,39

- Dịch vụ-du lịch 3.770 4.307 4.780 5.467 6.126 12,91

GDP/ người (triệu đồng) 16,87 20,32 24,45 35,72 47,56 30

2. Cơ cấu ngành (%) 100 100 100 100 100 0

Nông lâm nghiệp 7,20 6,51 6,10 5,50 5,11 -8,20

Công nghiệp-XD 53,07 53,32 53,57 53,44 53,83 0,36

Dịch vụ-du lịch 39,73 40,17 40,33 41,06 41,06 0,83

(Nguồn: Số liệu Cục Thống kê Quảng Ninh năm 2011) 3.1.1.3. Tình hình hoạt động XNK qua địa bàn biên giới tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong số 25 tỉnh biên giới trong cả nước. Tỉnh Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái - là một trong những cửa khẩu quốc tế chính của cả nước. Kể từ năm 1996, Móng Cái là cửa khẩu quốc tế đầu tiên xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu nhằm phát triển kinh tế- thương mại cửa khẩu, tăng kim ngạch XNK trên địa bàn, đặc biệt là góp phần bảo đảm AN- QP vùng biên giới.

Thời gian qua, hoạt động XNK qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh tăng lên nhanh chóng góp phần vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khu vực biên giới. Thông qua hoạt động XNK hàng hóa, tỉnh Quảng Ninh còn phát huy được lợi thế của minh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước của tỉnh. Chi tiết về: Xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2012 - Xem tại Phụ lục 2.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, kim ngạch XNK trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh tăng từ 9,02 tỷ USD lên 11,98 tỷ USD. Kim ngạch XNK đạt tốc độ tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưởng bình quân hàng năm là 22,6%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của NK cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của XK. Do ảnh hưởng của

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 40 -125 )

×