4.1.1. Các mối nguy hiểm từ sản phẩm khí
Các sản phẩm (propane, butane) đều có khả năng hóa hơi, trong không gian hạn hẹp các hơi này sẽ làm giảm nồng độ khí oxy trong không khí, gây khó khăn cho sự thở. Đồng thời chúng cũng là các chất khí cháy nổ khi tạo hỗn hợp với không khí hay oxy.
Tác động về mặt vật lý
- Hơi hydrocacbon nặng hơn không khí, thường tích tụ tại các điểm thấp gần mặt đất, nếu hít phải không khí có nồng độ hydrocacbon khoảng 0,1% trong vòng 5 phút, con người sẽ cảm thấy choáng váng, chóng mặt, nếu nồng đọ tăng đến 0,5% thì trong vòng 4 phút sẽ có triệu chứng như say rượu.
- Khi LPG lạnh tiếp xúc với da có thể gây bỏng lạnh.
Cháy nổ
- Khi tỷ lệ hơi hydrocacbon trong không khí đạt giới hạn nổ nếu có các nguồn đánh lửa, ngọn lửa trần sẽ gây cháy nổ.
- Hoặc trong trường hợp nhiệt độ hơi hydrocacbon bằng nhiệt độ bốc cháy của nó thì hơi hydrocacbon có thể bắt lửa khi trộn với oxy trong không khí ngay cả khi không có sự trợ giúp của ngọn lửa hay nguồn đánh lửa.
• Tia lửa
Sự bốc cháy của hỗn hợp hydrocacbon và không khí có thể sinh ra tia lửa, chính tia lửa này là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ.
Các nguồn có thể sinh ra tia lửa:
- Sự cọ xát, chà xát giữa các miếng kim loại sắt với nhau hay giữa các miếng sắt với các vật liệu cứng như bê tông.
- Sự cọ xát của đế giày bằng sắt xuống nền hay với các vật liệu bằng kim loại.
- Sự rơi của các dụng cụ bằng sắt.
- Sự va đập của búa bằng thép lên một vật thể cứng như kim loại hay bê tông.
- Sự nghiến của đá mài.
- Tia lửa phát ra từ sự lơi lỏng khi lắp ráp các đầu mối điện.
• Sét
Sét thường đánh vào các vật thể bằng kim loại như ống khói, bể chứa, tháp, các tòa nhà cao tầng do chiều cao của chúng. Sét đánh có thể làm hư hại cấu trúc hay dẫn đến cháy nổ nếu có tồn tại hỗn hợp hydrocacbon – không khí.
Tĩnh điện có thể sinh ra bởi sự chà xát các vật thể với nhau và có thể tích tụ để sinh ra tia lửa đủ mạnh để hình thành nên ngọn lửa hoặc các vụ nổ. Sự tĩnh điện có thể được sinh ra bởi sự chà xát của các sản phẩm lên bề mặt trong của đường ống, bể chứa và các thiết bị khác. Sự tĩnh điên cũng có thể do các hoạt động vận hành gây ra như đeo dây đai an toàn. Do vậy, cần có hệ thống nói đất riêng.
• Sự ăn mòn
Bản thân propane, butane là những chất không ăn mòn kim loại, tuy nhiên nếu chũng nhiễm lưu huỳnh thì chúng gây ăn mòn mạnh.
4.1.2. Các mối nguy hiểm về điện
Dòng điện mà cơ thể con ngưởi chịu đựng được là rất nhỏ, do vậy khi làm việc với các thiết bị điện, các nơi gần nguồn điện phải chú ý thực hiện tốt các biện pháp an toàn.
4.2. CÁC HƯỚNG DẪN AN TOÀN
4.2.1. Tổng quan
Mọi hoạt động trong Kho cảng phải tuân thủ hệ thống an toàn đặc biệt là tuân thủ các qui trình đánh giá rủi ro khi làm việc. Khi làm việc với hóa chất cần tham khảo tài liệu MSDS đi kèm.
Các nguyên tắc an toàn tổng quát:
- Lau sạch cẩn thận mọi vết dầu mỡ dính trên da. Khi dầu mỡ dính trên da sẽ tạo điều kiện tốt cho các chất bẩn, bụi và các vi khuẩn gây hại bám vào da. Cần rửa sạch tayvà da bằng nước và xà phòng.
-
- Chỉ được hút thuốc tại những nơi cho phép.
- Nếu quần áo bảo hộ bị dính acid, chất ăn da, cồn, aromatic hydrocacbon (chất có khả năng gây ung thư) hay các chất hóa học khác, cần phải cởi quần áo ngay tức khắc và tắm bằng nước sạch.
- Các dụng cụ có khuyết điểm thì không nên sử dụng.
- Khi cắt kim loại với các dụng cụ không tạo lửa, cờ lê, búa máy hay máy dập, cần giám sát bề mặt thường xuyên để tránh các gờ sắc nhọn hay các vật bên ngoài. Khi có khí thì nên sử dụng các dụng cụ không tạo tia lửa.
- Sử dụng dụng cụ thích hợp đối với từng công việc cụ thể.
- Các dây đai an toàn, dây cứu sinh phải được sử dụng khi làm việc ở độ cao trên 2m. Nếu ở nơi nào đó không thể dùng được dây đai an toàn thì phải chuẩn bị một biên pháp dự phòng khác.
- Không chạy nhảy tại nơi làm việc.
- Không xao lãng khi làm việc.
- Không để các dụng cụ bừa bãi, nơi dễ rơi.
- Không di chuyển tại những nơi có các dụng cụ thiết bị lơ lửng dễ rơi.
4.2.2. Thiết bị điện
- Không nên cáu gắt khi làm việc với các thiết bị điện.
- Bao bọc, che chắn máy móc liên quan đến điện trong khu vực nguy hiểm một cách an toàn để tránh sự xâm nhập của khí gas cháy nổ.
- Các thiết bị phải được nối đất đúng cách.
- Không bao giờ được đóng công tắc hay ngắt nguồn đang mở trừ khi được phép làm việc đó bởi người giám sát.
- Tất cả các công tắc phải được cô lập nguồn năng lượng và khóa trước khi thiết bị công nghệ làm việc trở lại.
- Tất cả các cầu chì, bóng điện và tủ điện đang hoạt động phải được bao bọc kín.
- Khi thực hiện việc sửa chữa phần điện các máy móc, động cơ phải đối chiếu và tuân thủ theo qui trình cô lập nguồn điện.
- Phải đặc biệt cẩn thận nếu bạn mệt mỏi.
- Bất cứ khi nào các thiết bị điện trong điều kiện bảo dưỡng phải ngắt công tắc hay cầu chì và khóa chúng lại. Treo biển báo nguy hiểm lên công tắc và đặt một biển báo cô lập nguồn tại công tắc stop/start của mô tơ
4.2.3. Rò rỉ và cách xử lý
- Khi đã xảy ra rò rỉ, phải chú ý đến khả năng cháy nổ bởi sự tích tụ lại các vị trí thấp của các chất khí nặng hơn không khí.
- Khi một sự rò rỉ xảy ra, nhanh chóng di dời tất cả các ngồn đánh lửa xung quanh và đóng van để tắt nguồn khí.
- Tạo không gian thông thoáng tại điểm rò rỉ và khuếch tán hơi hydrocacbon bằng cách thồi nitơ.
4.2.4. Đề phòng hơi hydrocacbon
Phải giữ nồng độ hơi hydrocacbon trong khu làm việc thấp hơn 1000ppm thông qua việc tạo sự thông thoáng. Đây cũng là cách để đề phòng cháy nổ. Không được vào khu vực dự đoán có nồng độ hơi hydrocacbon cao do rò rỉ mà không đeo thiết bị thở.
4.2.5. Nguyên tắc an toàn cho các hoạt động vận hành cụ thể
• Lấy mẫu và làm sạch đầu nối lấy mẫu
• Cô lập van an toàn
• Các điểm xả vent ở trên cao dễ gây nguy hiểm
4.3. AN TOÀN HÓA CHẤT
Hầu hết các loại hóa chất đều có mối nguy hiểm tiềm tàng, nếu không sử dụng cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến con người và tài sản. Vì thế, bắt buộc rằng các đặc tính nguy hiểm của tất cả các hóa chất nên được nhận diện đầy đủ trước khi sử dụng.
4.4. PHÂN LOẠI KHU VỰC NGUY HIỂM
Kho Cảng đã được chia thành các khu vực khác nhau tùy thuộc vào mối nguy hiểm tại đó. Mỗi khu vực được xác định như sau:
- Zone 0: Là phần của khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ hiện diện liên tục hay hiện diện trong một thời gian dài.
- Zone 1: Là phần của khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ thường xuyên xuất hiên trong điều kiện vận hành bình thường.
- Zone 2: Là phần của khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ không thường xuyên xuất hiện trong điều kiện vận hành bình thường.
4.5. CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN
Các vòi nước tắm, rửa mắt an toàn được lắp đặt gần khu vực bồn chứa LPG, bơm LPG và khu vực cầu cảng 1 & 2 nhằm mục đích cung cấp nước rửa sau khi làm việc với LPG và
hóa chất nói chung. Trong phòng điều khiển/ khu vực văn phòng có đặt sẵn các tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu.
4.6. TÌNH HUỐNG ỨNG CỨU KHẨN CẤP
4.6.1. Các tình huống ứng cứu khẩn cấp
- Rò rỉ khí, LPG lớn gây ngạt, nhiễm độc hoặc dẫn đến cháy nổ do vỡ bục đường ống hoặc hư hỏng thiết bị.
- Sét đánh dẫn đến hư hỏng hệ thống thông tin liên lạc , hệ thống điều khiển , các đầu dò báo cháy , báo khí ... nếu hệ thống chống sét hoạt đông không hiệu quả.
- Tình huống khẩn cấp đe dọa an ninh
- Người bị thương hoặc tử vong vì bất kỳ nguyên nhân gì trong kho cảng .
- Sự cố cháy nổ từ nhà máy nhựa (PMPC) hay từ nhà máy chế biến condensate, khu vực lân cận ( rừng , cảng , ...) có nguy cơ lan truyền bức xạ ảnh hưởng đến KCTV
- Sự cố ngộ độc thực phẩm , hóa chất , ngạt khí ...
- Tình huống khẩn cấp sự cố thiên tai.
4.6.2. Nguyên tắc ứng cứu khẩn cấp
Báo động và huy động nguồn lực
- Trong tình huống khẩn cấp, báo động cần thực hiện bằng tín hiệu âm thanh hoặc bằng cả âm thanh và ánh sáng để cảnh báo mọi người và huy đông lựu lượng ứng cứu khẩn cấp.
- Tín hiệu báo động dạng còi hú với chu kỳ lặp nhỏ để thể hiện tính khẩn cấp và dễ phân biệt cho các tình huống khẩn cấp khác nhau và phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ hiện hành của ngành công nghiệp dầu khí.
- Tín hiệu báo yên dạng tiếng còi hú với chu kỳ lặp lại lớn thể hiện sự yên bình trở lại.
- Thông tin cho các lực lượng hỗ trợ ứng cứu và cơ quan quản lý cần được thực hiện thông qua các kênh liên lạc tin cậy nhằm bảo đảm hiệu quả của việc huy động ứng cứu.
- Công ty thông báo ngay theo phân cấp sự cố tới các cơ quan có thẩm quyền liên quan khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và tình huống khẩn cấp.
Giảm thiểu các nguy cơ
- Khi xảy ra tai nạn, các biện pháp giảm thiểu được sử dụng trước hết nhằm giảm nhẹ hậu quả cho con người, sau đó là môi trường và tài sản.
Sơ cứu và điều trị y tế
- Lực lượng ƯCKC tại chỗ phải thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu kịp thời đảm bảo rằng những người bị thương được cấp cứu phù hợp trước khi có thể được điều trị đầy đủ.
Sơ tán
- Lực lượng Bảo vệ có trách nhiệm sơ tán phải đảm bảo cho tất cả những người có mặt trong công trình đến nơi tập trung một cách an toàn và có tổ chức.
Khôi phục hoạt động
• Các đơn vị liên quan có trách nhiệm khôi phục hoạt động sau khi xảy ra tình huống khẩn cấp đảm bảo rằng:
- Tất cả những người bị thương đều được điều trị phù hợp.
- Môi trường được phục hồi lại trạng thái bình thường.
- Các thiệt hại, hư hổng của công trình được khắc phục.
• Các tình huống khẩn cấp phải được điều tra một cách hệ thống để tìm ra nguyên nhân tai nạn. Kết quả điều tra cần được tích cực rút kinh nghiệm để hoàn thiện năng lực ƯCKC cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.7. CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
4.7.1. Lực lượng vận hành
Trước khi thực hiện công việc, nhân viên vận hành phải được đào tạo:
- Huấn luyện an toàn theo các bước được quy định.
- Người lao động phải chắc chắn đã hiểu rõ nội dung được hướng dẫn và cam kết tuân thủ.
Trách nhiệm của nhân viên vận hành:
- Đảm bảo an toàn cho chính công việc của mình.
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định, qui trình, qui phạm, hướng dẫn về công tác an toàn.
- Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo/huấn luyện/hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như an toàn. Nắm vững và tuân thủ các qui trình làm việc, nội qui, qui định về an toàn, vệ sinh lao đông đã được hướng dẫn.
- Trước khi thực hiện công việc phải kiểm tra các phương tiện bảo vệ cá nhân, các điều kiện đảm bảo an toàn và qui trình thực hiện công việc.
- Khi được giao việc mới, nếu không được hướng dẫn thì phải hỏi lại người giao việc về cách thực hiện, các điều kiện làm việc an toàn trước khi làm việc.
- Sử dụng đúng phương pháp, quản lý tốt PTBVCN, trang thiết bị an toàn của đơn vị và Công ty. Trường hợp làm mất hoặc hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường.
- Kịp thời phát hiện và báo cáo ngay cho cấp trân các nguy cơ không an toàn, có khả năng gây tai nạn hoặc thiệt hại đến thiết bị, tài sản của Công ty.
- Tham gia ứng cứu sự cố, cấp cứu người bị nạn, dọn dẹp hiện trường sau khi sự cố đã được xử lý và kiểm tra.
4.7.2. Lực lượng bảo vệ
Nhân viên bảo vệ tại các cổng thuộc khu vực SXKD có trách nhiệm:
- Chỉ cho phép những người có nhiệm vụ vào trong Kho cảng.
- Kiểm tra giấy phép, yêu cầu ký tên vào sổ bảo vệ.
- Thu giữ diêm, bật lửa, máy ảnh, máy quay phim, điện thoại di động và các vật gây đánh lửa khác trước khi cho vào, trả lại chủ nhân các vật dụng trên họ trở ra.
- Không cho phép xe cơ giới đem các vật tư thiết bị ra, vào nếu không có giấy phép.
- Thường xuyên đi lại tuần tra canh gác xung quanh khu vực chịu trách nhiệm bảo vệ để kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho công trình như kẻ gian đột nhâp hoặc rò rỉ khí nếu có và thông báo ngay cho người quản lý khu vực.
4.7.3. Nhà thầu và lực lượng BDSC
Trước khi thực hiện công việc, nhà thầu/ lực lượng BDSC phải:
- Cung cấp danh sách nhân sự thực hiện công việc.
- Được hướng dẫn các quy định an toàn.
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định hướng dẫn về công tác an toàn.
- Cung cấp quy trình và kế hoạch triển khai công việc.
- Thực hiện đánh giá rủi ro và biện pháp kiểm soát.
- Biện pháp PCCC.
- Phổ biến quy trình làm việc, các yếu tố rủi ro và biện pháp phòng ngừa liên quan cho nhân viên thực hiện công việc.