Tiêu chuẩn thiết kế của hai bồn định áp chứa Propane và Butane

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ vận chuyển, tàng trữ LPG lạnh của kho cảng thị vải (Trang 27 - 47)

• Ký hiệu bồn: TK-1501/TK-1601

• Công suất: 2000 tấn

• Chiều cao: 21m

• Áp suất thiết kế: 17,6 barg

• Áp suất vận hành: 12,7 barg

- Bồn chứa được thiết kế theo tiêu chuẩn ASME VIII DIV.1 hoặc ASME VIII DIV.2 và theo yêu cầu của chủ đầu tư.

-Thiết bị đo của bồn sẽ bao gồm hệ thống đo mức bồn với các báo động mứccao/ thấp, công tắc báo mức cao/thấp và báo động ở mức cao tiếp theo, hệ thống hiểnthị nhiệt độ, áp suất các yêu cầu khác.

- Các công trình kế cận tại địa điểm xây dựng là các kho chứa LPG dạng định áp. Việc bố trí các bồn chứa và các thiết bị khác có những nguy cơ cháy nổ phải được tuân thủ theo các tiêu chuẩn và khoảng cách an toàn.

3.3.2. Điều khiển vận hành bồn định áp Propane/Butane

Một mạch hồi tiếp điều khiển áp suất trong PST bằng việc điều chỉnh cấp nhiệt độ tới PST. Áp suất trong PST được đo biến thiên, trong khi một van 3 chiều là bộ phận điều khiển cuối. Việc điều khiển van 3 chiều cho sản phẩm lạnh qua thiết bị gia nhiệt (E -1501 cho Propane, E-1601 cho Butane/Propane) khi áp suất trong bồn PST thấp và qua thiết bị gia nhiệt dự phòng khi áp suất PST cao. Trong chế độ vận hành bình thường nó được đề nghị giữ áp suất PST ở mức mà giữ nhiệt độ sản phẩm gần với nhiệt độ môi trường xung quanh, vì vậy khí ngưng tụ và sự tăng lên tổng hợp của sinh vật được giới hạn.

Thông tin chi tiết đến điều khiển áp suất bồn được trình bày ở bảng dưới Áp suất bồn cao điều khiển tới đuốc:

Mô tả Đơn vị Áp suất cài đặt

Điểm cài đặt van an toàn Barg 17,6

Cảnh báo áp suất cao Barg 14,4

Áp suất vận hành cực đại Barg 12,7

Mô tả Đơn vị Áp suất cài đăt

Áp suất vận hành cực tiểu Barg 6,2

Cảnh báo áp suất thấp Barg 5,5

3.4. Hệ thống xuất, nhập LPG

3.4.1. Hệ thống nhập LPG

Hệ thống gồm hai cần nạp là LDA-0201 và LDA-0301 kích thước 12 inch, dung tíchcủa cần nhập lỏng là 2.400 m3/h, tách biệt được bọc cách nhiệt mới sẽ được lắp đặt đểnhập các sản phẩm Propane (C3) lạnh và Butane (C4) lạnh từ tàu lên các bồn chứa riêng biệt TK-0701 và TK-0801 thông qua các cần nạp tương ứng LDA-0201 và LDA-0301 tại jetty 1.Trong đó TK-0701 chứa Propane ở điều kiện áp suất từ 0,005 barg đến 0,1 barg với nhiệt độ -450C và TK-0801 chứa Butane ở điều kiện áp suất từ 0,005 barg đến 0,1 barg với nhiệt độ -5 0C. - Bốn cần xuất hiện hữu dùng để xuất các sản phẩm định áp C3 và C4 xuống tàu với công suất tối đa của mỗi cần xuất là 750 m3/h.

- Hai tuyến ống công nghệ để nhập LPG lạnh :

Đường ống nhập Propane

+ Kích thước (inch): 12

+ Vật liệu chế tạo: API 5L Gr.X-42 +Giới hạn ăn mòn cho phép (mm): 1, 5

+ Áp suất vận hành / thiết kế (barg ): -0.005/0.15 + Nhiệt độ vận hành / thiết kế (0C): -45/65

Đường ống nhập Butan

+ Kích thước (inch): 12

+ Vật liệu chế tạo: API 5L Gr.X-42 + Giới hạn ăn mòn cho phép (mm): 1, 5

Đối với các đường ống dẫn các sản phẩm lạnh thì sẽ được bọc cách nhiệt để ngăn sự xâm nhập nhiệt từ môi trường.

Ống hồi hơi BOG : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đường kính (inch): 6 + Công suất (m3/h): 2400

Mô tả quá trình nhập LPG:

Quá trình được thực hiện gồm trình tự các bước sau : Bước 1:Nhận yêu cầu nhập propane lên TK-0701

Bước 2:KCTV bắt đầu quá trình chuẩn bị trước khi nhập gồm:

• Tiến hành làm lạnh đường ống nhập từ van LDA-0201 đến TK-0701 xuống -400C

• Trao đổi thông tin và lên kế hoạch đón tàu an toàn

• Đấu nối LDA/VRA -0201 với tàu

• Thống nhất kế hoạch làm hàng với tàu , phương án hồi hơi

• Sắp đường nhập, đường xử lý BOG

Bước 3: Nhập propane từ tàu đến TK-0701 với lưu lượng 2400m3/h Bước 4:Theo dõi quá trình nhập hàng gồm các bước

• Theo dõi các thông số vận hành : mức bồn , nhiệt độ ,áp suất , tỷ trọng tại hệ thống DCS

• Theo dõi lưu lượng , tỷ trọng tại TGS nhằm phát hiện kịp thời sự phân lớp

• Kiểm soát hồi hơi thông qua blower hoặc hệ thống xử lý BOG

• Thường xuyên trao đổi thông tin với tàu đặc biệt khi mức bồn cao hoặc chuẩn bị dừng bơm

Bước 5: Dừng bơm: tháo cần và làm sạch , hoàn thành thủ tục và tàu rời cảng

Các thông số tiêu chuẩn đánh giá :

Thông tin sản phẩm (theo % mol)

TK-0701(propane) TK-0801(butane) Ethane 0.47 0.00 Propane 98.09 1.90 Iso-butane 1.19 30.44 n-butane 0.25 66.12 Iso-pentane 0.00 1.54

Tên cần nhập LDA-0201 LDA-0301 Sản phẩm nhập propane butane Làm việc 6 6 Áp suất(Barg) Thiết kế 17.6 17.6 Thử thủy lực 26.4 26.4 Làm việc -41 -3.9 Nhiệt độ(0C) Thiết kế -45/65 -45/65

Lưu lượng thiết kế (m3/h) 2400 2400

Áp suất sản phẩm

(Barg) trên tàu(min/max) 0.08/0.13 0.08/0.13 Đường ống hồi hơi propane/butane từ bồn về tàu :

VRA VRA-0201 VRA-0301

Sản phẩm hồi hơi propane butane

Áp suất(Barg) Thiết kế 0.135 0.135

Thử thủy lực 26.4 26.4

Làm việc -24 -24

Nhiệt độ(0C) Thiết kế -45/65 -45/65

Lưu lượng thiết kế (m3/h) 2400 2400

Áp suất hơi tại (Barg) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Manifold(max) 0.085 0.085

3.4.2. Hệ thống xuất LPG

Hệ thống xuất gồm ba bộ phận chính là :

• Hệ thống bơm : (P-1901A/B/C) và (P-2001A/B/C)

• Hệ thống đo đếm : FE-2201/2202 và FE-2301/2302

• Hệ thống xuất tàu gồm : cần hồi hơi VRA 101 và VRA 103/104 , cần xuất LDA 101 và LDA 103/104

Propane và butane cao áp được chuyển tới cho tàu thông qua các thiết bị bơm propane là (P- 1901A/B/C) và butane là (P-2001A/B/C) tải bơm trên mỗi chuyến tàu. áp lực propane / butane được định tuyến thông qua thiết bị đo đếm (FE-2201/2202 và FE-2301/2302) trước

Jetty2).Các đường hơi trở lại thông qua các cần hơi hiện có (VRA-101 tại Jetty 1 và VRA- 103/104 tại Jetty 2) được cung cấp để tránh những mối nguy hiểm của điều áp trong tàu.

Các thông số kỹ thuật :

FE-2202/2302

• Công suất: 750 m3/h

• Nhiệt độ thiết kế: -45/650C

• Áp suất thiết kế: 25 barg

FE-2201/2301

• Công suất: 750 m3/h

• Nhiệt độ thiết kế: -45/650C

• Áp suất thiết kế: 25 barg

Ống xuất LPG

• Đường kính (inch): 8

• Nhiệt độ thiết kế (0C): 0/45

• Áp suất thiết kế (barg) : 0/14.5

Ống hồi hơi LPG

• Đường kính (inch): 6

• Công suất (m3/h): 2400

Mô tả qui trình xuất LPG

Quá trình được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Nhận yêu cầu xuất hàng chấp thuận cảng vụ, chấp thuận của ban quản đốc Bước 2: Quá trình chuẩn bị hàng:

• Propane từ TK-0701 và butane từ TK-0801 chuyển đến TK-1501 theo tỉ lệ yêu cầu của khách hàng

• Quá trình trộn bupro thời gian với thời gian 2 giờ Bước 3:KCTV bắt đầu quá trình chuẩn bị trước khi xuất gồm :

• Cho tàu nhập cảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Đấu nối cần nạp

• Thông tuyến tại khu vực cầu cảng theo danh sách kiểm tra

• Kiểm tra tính sẵn sàng của tàu Bước 4: Bắt đầu xuất từ TK-1501 đến tàu Bước 5: Qúa trình xuất hàng

• Phối hợp cùng với tàu kiểm tra mức bồn,nhiệt độ,áp suất,hồi hơi và thông báo cho phòng điều khiển

• Liên lạc với phòng điều khiển để biết lưu lượng và khối lượng bơm

• Nhập thông số vào bảng Bước 6: Kết thúc xuất hàng

• Làm sạch và tháo cần nạp

• Kiểm tra và đóng các van đã mở

• Giám sát giám định

• Kiểm tra sai số

• Hoàn tất hồ sơ

3.5. CÁC HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ

3.5.1. Hệ thống nước làm mát

Hệ thống nước làm mát được lắp đặt để làm mát cho các dòng công nghệ và cho thiết bị ngưng tụ BOG.Bơm tuần hoàn (P-5001A/B, 2x100%) cung cấp dung môi làm mát tới tất cả thiết bị, làm mát hệ thống công nghệ. Chế độ vận hành của hệ thống nước làm mát như sau :

- Áp suất vận hành: 5,5 barg

- Áp suất vận hành cực tiểu: 3,0 barg - Áp suất vận hành cực đại: 9,0 barg - Nhiệt độđầu vào cực đại: 330C - Nhiệt độđầu ra cực đại: 430C

Nước làm mát có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bầu ướt cực đạilà 50C .

Đường cung cấp được điều khiển bằng LCV-5002. Và sử dụng các van tay (VB-2909, VB-2915) để điều khiển lưu lượng tới mỗi cột nước làm mát (CW- 5001A/B). Nước làm mát được làm mát trong cột nước và quay về chu kì nước làm mát bằng các bơm. Vì làm giảm sự bay hơi, cuốn theo và làm sạch, nước bổ sung được thêm vào cột nước làm mát. Bể chứa nước bổ sung cơ bản được cung cấp từ nước máy. Nước làm mát bị ức chế hóa học để làm tối thiểu hóa sự tăng lên của vi sinh vật từ không khí. Cột nước làm mát được chia tỷ lệ tự do hoạt động. Chất ức chế chống gỉ và ăn mòn được sử dụng để duy trì chất lượng nước làm mát theo yêu cầu.

3.5.2. Hệ thống tạo Nitơ

Hệ thống bao gồm: - Một máy nén khí - Một máy sấy khí - Một máy thổi nitơ

Hệ thống tạo nitơ nhằm cung cấp khí nitơ cho các mục đích vận hành và bảo trì dưới đây:

- Cung cấp khí trơ, hoặc hoạt động như khí nền cho các thiết bị khác nhau trong quá trình và khu vực off-side.

3.5.3. Hệ thống đuốc

Kho chứa LPG được trang bị hệ thống đuốc để thu gom và xử lý BOG từquá trình vận hành bình thường và khẩn cấp.

Theo điều kiện áp suất, hệ thống đuốc được chia thành: - Hệ thống đuốc LP

- Hệ thống đuốc HP

Hệ thống đuốc LP được thiết kếvới công suất 13711kg/h. Bộ đuốc LP (PK-5601) bao gồm: bình tách lỏng K.O (V-5601), gia nhiệt điện (E-5601), đáy đuốc (PK-5601), bình chứa propane(SK-5601), một đầu đuốc lớn và một vài cơ cấu điều khiển,các công cụ quan sát. Trong chế độ vận hành khẩn cấp BOG thoát ra được thu gom lại trong một chỗvà đi đến bộ đuốc LPG sau khi qua bình tách lỏng K.O . Và sau đó nó được đốt cháy tại đầu đuốc. Những giai đoạn này thì cần thiết cho việc vận hành an toàn nhà máy LPG.

Hệ thống đuốc áp suất cao HP thu gom tất cả các hydrocacbon trong trường hợp bảo dưỡng các bồn Propane và Butane cao áp tới phần đầu của đuốc và sau đó tới đuốc ở cạnh nhà máy qua điểm liên kết TP-13. Đầu đuốc được thiết kế cơ bản trên điều kiện sau : - Áp suất vận hành: 4,5 barg

- Nhiệt độ vận hành: 400C

- Áp suất đáy dưới áp suất hơi Butane tại nhiệt độvận hành cực đại. - Hệ số Mach cực đại nhỏ hơn 0,75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nito sẽ được sử dụng để làm sạch đầu đuốc HP trong quá trình bắt đầu khởi động. Như kinh nghiệm vận hành nhà máy hiện tại, tiếp tục làm sạch trong suốt chế độvận hành bình thường không được yêu cầu.

3.5.4. Hệ thống phun hóa chất

Hệ thống phun Hypoclorit

Bộ phun hypoclorit (PK-5002A/B) được phân ra 2 loại : - Bộ phun hypoclorit cho nước sông (PK-5002A) - Bộ phun hypoclorit cho nước làm lạnh (PK-5002B) Mỗi bộ phun hypoclorit gồm có:

- Một bồn chứa hypoclorit - Hai bơm hypoclorit

- Những phụ kiện kèm theo.

PK-5002A/B được thiết kế để điều chế clo từ hợp chất natri hypoclorit để tạo

hành gián đoạn hoặc liên tục. Hệ thống được thiết kế để vận hành 100% công suất và dự phòng. Công suất danh định của hệ thống cho nước sông là 5,5 l/h và cho nước làm lạnh là 2,5 l/h.

Bộ phun hypoclorit được thiết kế cơ bản dựa trên các điều kiện sau:

Hóa chất Hypoclorit

Đặc trưng Sự phát triển cực tiểu của sinh vật

Điều kiện quá trình

(Nước sông) Nhiệt độ vận hành : 280C Áp suất vận hành : 0,2~0,4 barg (Nước máy) Nhiệt độ vận hành : 330C Áp suất vận hành : 0,023 barg Điểm phun Các bơm hút nước cứu hỏa và dung môi Mức định lượng 1,2 ppm vol của toàn bộlỏng HC

Khối tồn chứa 7 đợt

Hướng an toàn Tồn chứa cách xa bồn tạo mùi

Bộ phun Hypoclorit cho nước làm mát

Hypoclorit được bơm tới bể nước làm mát để hạn chế sự sản sinh của sinh vật biển và giảm sự tích tụ bẩn của đường ống.Các bơm cung cấp hypoclorit cho hệ thống nước làm mát gồm 2 bơm, 1 vận hành và 1 dự phòng.

Hệ thống định lượng hóa chất

Hệ thống định lượng hóa chất (PK-5003) được thiết kế để cung cấp hóa chất cho bể nước làm lạnh để đạt được chất lượng nước theo yêu cầu của các thiết bị ngưng tụ BOG, các máy nén BOG, các bơm.

- Chất chống ăn mòn vì sựăn mòn tăng lên - Hypoclorit cho sựtăng lên của vi sinh vật

CHƯƠNG 4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN

4.1. CÁC MỐI NGUY HIỂM CHUNG

4.1.1. Các mối nguy hiểm từ sản phẩm khí

Các sản phẩm (propane, butane) đều có khả năng hóa hơi, trong không gian hạn hẹp các hơi này sẽ làm giảm nồng độ khí oxy trong không khí, gây khó khăn cho sự thở. Đồng thời chúng cũng là các chất khí cháy nổ khi tạo hỗn hợp với không khí hay oxy.

Tác động về mặt vật lý

- Hơi hydrocacbon nặng hơn không khí, thường tích tụ tại các điểm thấp gần mặt đất, nếu hít phải không khí có nồng độ hydrocacbon khoảng 0,1% trong vòng 5 phút, con người sẽ cảm thấy choáng váng, chóng mặt, nếu nồng đọ tăng đến 0,5% thì trong vòng 4 phút sẽ có triệu chứng như say rượu.

- Khi LPG lạnh tiếp xúc với da có thể gây bỏng lạnh.

Cháy nổ

- Khi tỷ lệ hơi hydrocacbon trong không khí đạt giới hạn nổ nếu có các nguồn đánh lửa, ngọn lửa trần sẽ gây cháy nổ.

- Hoặc trong trường hợp nhiệt độ hơi hydrocacbon bằng nhiệt độ bốc cháy của nó thì hơi hydrocacbon có thể bắt lửa khi trộn với oxy trong không khí ngay cả khi không có sự trợ giúp của ngọn lửa hay nguồn đánh lửa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tia lửa

Sự bốc cháy của hỗn hợp hydrocacbon và không khí có thể sinh ra tia lửa, chính tia lửa này là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ.

Các nguồn có thể sinh ra tia lửa:

- Sự cọ xát, chà xát giữa các miếng kim loại sắt với nhau hay giữa các miếng sắt với các vật liệu cứng như bê tông.

- Sự cọ xát của đế giày bằng sắt xuống nền hay với các vật liệu bằng kim loại.

- Sự rơi của các dụng cụ bằng sắt.

- Sự va đập của búa bằng thép lên một vật thể cứng như kim loại hay bê tông.

- Sự nghiến của đá mài.

- Tia lửa phát ra từ sự lơi lỏng khi lắp ráp các đầu mối điện.

Sét

Sét thường đánh vào các vật thể bằng kim loại như ống khói, bể chứa, tháp, các tòa nhà cao tầng do chiều cao của chúng. Sét đánh có thể làm hư hại cấu trúc hay dẫn đến cháy nổ nếu có tồn tại hỗn hợp hydrocacbon – không khí.

Tĩnh điện có thể sinh ra bởi sự chà xát các vật thể với nhau và có thể tích tụ để sinh ra tia lửa đủ mạnh để hình thành nên ngọn lửa hoặc các vụ nổ. Sự tĩnh điện có thể được sinh ra bởi sự chà xát của các sản phẩm lên bề mặt trong của đường ống, bể chứa và các thiết bị khác. Sự tĩnh điên cũng có thể do các hoạt động vận hành gây ra như đeo dây đai an toàn. Do vậy, cần có hệ thống nói đất riêng.

Sự ăn mòn

Bản thân propane, butane là những chất không ăn mòn kim loại, tuy nhiên nếu chũng nhiễm lưu huỳnh thì chúng gây ăn mòn mạnh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ vận chuyển, tàng trữ LPG lạnh của kho cảng thị vải (Trang 27 - 47)