–Nguyên nhân của các điểm yếu

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị (Trang 31 - 34)

Do nguồn nhân lực còn chưa đầy đủ và mạnh nên việc phát triển thị trường tại những khu vực tỉnh lẻ và miền Bắc, Trung không dễ dàng gì. Ngay tại công ty, việc tuyển chọn Phó Giám đốc kinh doanh cho công ty hiện cũng đang rất khó khăn vì đòi hỏi khá nhiều về trình độ kỹ thuật cũng như kinh doanh.

Mặt khác, công ty đang cần lượng vốn lưu động rất lớn để kinh doanh, mà nợ đọng của công ty khá lớn nên việc đầu tư cho nhà kho, bãi chứa hàng lớn là rất khó. Tuy nhiên công ty đã và đang có nhiều giải pháp cho việc này, trước mắt vẫn đang tạm thời thuê các bến bãi nhỏ để chứa hàng.

Về giá cả, Công ty luôn đi cùng chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn hoàn hảo, đảm bảo cho công trình tuổi thọ cao, có bảo hành. Nên các công trình quy mô lớn đòi hỏi độ tin cậy cao thì công ty vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho các nhà thầu.

CHƯƠNG III:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

3.1 –Phương hướng phát triển của công ty.

Mục tiêu phát triển của TEINCO

 Tăng trưởng doanh thu hàng năm trong giai đoạn 2006-2012 là 20- 25%/ năm và tăng lợi nhuận từ 10-20% trong giai đoạn này. Mở rộng và phát trỉển thị trường sâu rộng các vùng trên cả nước.

Phương hướng phát triển của TEINCO.

 Về lĩnh vực kinh doanh: Tập trung vào mảng thương mại, kinh doanh chủ yếu ở các sản phẩm địa kỹ thuật. Đó là sản phẩm và doanh thu chủ yếu của

công ty. Tuy nhiên thế cũng không bỏ rơi các dịch vụ phụ, mà phát triển đi kèm, tạo điều kiện cho các sản phẩm cùng hoàn thiện nhau, nâng cao uy tín cho công ty.

 Về mặt thị trường: Mở rộng thị trường ra cả nứớc- Hiện tại chủ yếu là ở phía Bắc mới có tại Hà Nội và Hải Phòng, chưa đủ mạnh để có thể là nhà cung cấp độc quyền trên toàn quốc được.

 Về mặt sản phẩm: Đa dạng hóa các sản phẩm, ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới. Luôn tìm tòi nhu cầu của thị trường, xem xét những công nghệ mới, cái nào có thể đưa vào kinh doanh và tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng phát triển tốt nhất thì nên thử và xem xét kinh doanh.

3.2 –Các giải pháp nhằm phát triển họat động kinh doanh của công ty.

Các biện pháp để phát triển:

 Tăng giá trị sản phẩm: cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ như : Tư vấn miễn phí cho các công trình có khả năng sử dụng sản phẩm của công ty, hỗ trợ kỹ thuật và các biện pháp thi công cho các công trình hợp tác lâu dài và có khả năng phát triển với công ty. Có thể tham gia phát triển các sản phẩm mới nếu đối tác hay công trình có nhu cầu sử dụng mà khả năng của công ty có thể đáp ứng.

 Tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn: Xây dựng bộ phận Marketing rộng hơn và chuyên nghiệp hơn. Công ty chưa có bộ phận Marketing một cách chuyên nghiệp và đầy đủ. Cần tạo lập thành một phòng ban riêng và cần ưu tiên, cần thêm nhiêu điều kiện để phát triển. Luôn quảng bá hình ảnh cho công ty, giới thiệu gần hơn và chi tiết hơn tới các khách hàng tiềm năng. Cần cho các nhà thầu, dự án và chủ đầu tư biết đến công ty từ khi chưa khởi công dự án, tạo khả năng phát triển cho công ty trong tương lai.

 Cải tiến hệ thống phân phối: kho, bãi, chi nhánh. Xây dựng những kho bãi chuyên nghiệp diện tích lớn để dễ dàng phục vụ những công trình lớn trong thời gian nhanh, tiết kiệm chi phí kho bãi do thuê...Tiến tới việc sở hữu hay thuê lâu dài nhiều nhà kho tại các vị trí thích hợp để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty trên toàn quốc.s

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w