Đặc điểm hoạt động của VINAPACO

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 34 - 84)

1. Khái quát chung về Tổng công ty giấy Việt Nam

1.3 Đặc điểm hoạt động của VINAPACO

1.3.1 Cơ cấu lao động:

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Tổng công ty giấy Việt Nam35

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch ± (∆) ± (%)

1. Tổng số lao động Người 2178 2143 35 1.63

+ Lao động trực tiếp 1451 1428 23 1.61

+ Lao động gián tiếp 727 715 12 1.68

2. Cơ cấu về giới tính Người

+ Lao động nữ 716 703 13 1.85

+ Lao động nam 1462 1440 22 1.53

3. Trình độ lao động Người

+ Đại học 371 347 24 6.92

+ Trung cấp 135 132 3 2.27

+ Công nhân kỹ thuật 1672 1664 8 0.48

Cơ cấu lao động của VINAPACO qua 2 năm tăng lên 35 người. Trong đó lao động trực tiếp tăng 23 người, lao động gián tiếp tăng 12 người. Laođộng trực tiếp tăng lên 23 người nhưng số lao động đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tăng lên điều này chứng tỏ VINAPACO ngày càng quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên VINAPACO nên cân đối cơ cấu lao động giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp ở mức hợp lý nhất để đảm bảo hiệu quả SXKD tối ưu.

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

1.3.2 Sơ đồ tổ chức VINAPACO:

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04 P. Tổng Giám đốc Kỹ thuật – Sản xuất TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT

P. Tổng Giám đốc Nguyên liệu P. Tổng Giám đốc đầu tư

P. Tổng Giám đốc Tài chính P. Tổng Giám đốc Kinh doanh Phòng Kế toán Tài chính P. Kinh doanh Tổng kho CN TCty tại TP HCM CN TCT giấy tại Đà Nẵng TT DVKD giấy tại Hà Nội P. Kỹ thuật Nhà máy Giấy NM Hóa chất Nhà máy Điện XN Bảo dưỡng C.ty Giấy Tissue S.Đuống Văn phòng P. Tổ chức Lao động P. Kế hoạch P. XNK và Thiết bị phụ tùng P. XDCB Ban quản lý dự án Nhà máy SX giấy và Bột giấy Thanh Hóa P. Lâm sinh Cty chế biến và XNK dăm mảnh Cty Vận tải và Chế biến lâm sản XN Khảo sát và thiết kế lâm nghiệp 36

Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại VINAPACO và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại các công ty con mà VINAPACO sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn góp của VINAPACO tại các Công ty con, Công ty liên kết. Hội đồng thành viên có quyền nhân danh VINAPACO để quyết định mọi vấn đề, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ hoặc các cơ quan Nhà nước khác, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động của VINAPACO và tổ hợp Công ty mẹ- con.

Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát do Hội đồng thành viên lập ra để giúp Hội đồng thành viên kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ VINAPACO,... Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng thành viên giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên.

Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, phù hợp với điều lệ của VINAPACO, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc của VINAPACO do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc giúp Tổng Giám đốc điều hành VINAPACO theo phân công và ủy

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

quyền của Tổng Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

Kế toán trưởng

Kế toán trưởng của VINAPACO do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng theo đề nghị của Tổng Giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của VINAPACO, giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính tại VINAPACO theo pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

Bộ máy giúp việc

Bộ máy giúp việc của VINAPACO là các phòng ban chuyên môn, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc của VINAPACO.

* Tổ chức bộ máy kế toán.

Nhằm đáp ứng nhu cầu, trình độ quản lý cũng như đặc điểm sản xuất của Tổng công ty, VINAPACO đã vận dụng hình thức “Vừa tập trung vừa phân tán”. Theo mô hình này, toàn công ty chỉ có một phòng kế toán, mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại đây. Những bộ phận trực thuộc không có bộ phận kế toán riêng biệt mà chỉ được hướng dẫn lập hoặc thu thập và kiểm tra chứng từ, định kỳ (tháng, quý, năm...) chuyển về phòng kế toán trung tâm.

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009.

Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ, ghi sổ trên máy tính.

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

1.3.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của VINAPACO.

- Hiện nay, VINAPACO bao gồm: 28 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 10 phòng ban chức năng; 06 đơn vị hạch toán báo sổ; 02 công ty con; 03 đơn vị sự nghiệp và 17 công ty liên kết. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của VINAPACO là sản xuất và cung ứng các loại giấy và bột giấy nên hình thức tổ chức sản xuất của VINAPACO là chuyên môn hoá ở các bộ phận sản xuất, dây chuyền sản xuất là khép kín.

Các đơn vị sản xuất của VINAPACO:

1. Nhà máy Giấy, gồm có 4 phân xưởng: Phân xưởng sản xuất bột giấy; Phân xưởng sản xuất giấy;Phân xưởng nguyên vật liệu; Phân xưởng gia công.

2. Nhà máy Điện 3. Nhà máy Hóa chất 4. Xí nghiệp Bảo dưỡng

5. Xí nghiệp Vận tải 6. Công ty Giấy Tissue Sông Đuống

1.3.4 Đặc điểm quá trình công nghệ sản xuất của VINAPACO.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của công ty là sản phẩm giấy như sau:

Nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ) được chặt thành mảnh qua hệ thống máy chặt nguyên liệu và thủ công. Sau đó rửa sạch rồi đưa qua hệ thống sàng để lọc ra những mảnh không hợp cách, các mảnh hợp cách được đưa vào nồi nấu theo tỷ lệ 50% sợi dài (dăm tre), 50% sợi ngắn (dăm gỗ). Quá trình đưa mảnh vào nồi nấu được vận hành bằng hệ thống thiết bị nghi khí điều khiển và hóa chất sử dụng là Na2SO4 và xút. Bột sau nấu được rửa sạch, dung dịch đen loãng thu

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

được sau quá trình rửa bột sẽ được chưng bốc rồi đưa vào nồi hơi thu hồi để tạo ra hơi phát điện. Bột sạch được sàng chọn để loại bỏ tạp chất sau đó được cô đặc tới 12% và chuyển sang giai đoạn tẩy trắng. Khi bột đã đạt độ trắng yêu cầu sẽ được chuyển sang phân xưởng Xeo để sản xuất giấy. Đầu tiên, bột giấy được bơm lên để nghiện trộn phụ liệu, gia liệu là bột ngoại với tỷ lệ 15-20% và phụ gia keo ADK, CaCO3…Tiếp theo dung dịch bột đã pha trộn gi liệu được xử lý qua một hệ thống phụ trợ để loại bỏ tạp chất rồi đưa lên máy xeo và tờ giấy ướt được hình thành. Giấy ướt được đưa qua sấy khô, sau đó giấy có độ khô từ 93- 95% được cuộn lại, cắt thành các cuộn giấy nhỏ có đường kính từ 90-100cm. Cuối cùng được chuyển qua bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng, những cuộn giấy đạt chất lượng sẽ được đem đi chế biến, bao gói rồi nhập kho hoặc giao cho khách hàng.

1.3.5 Đặc điểm cơ sở vật chất, kỹ thuật của VINAPACO.

VINAPACO đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật như dự án đầu tư nâng công suất 2 máy xeo giấy từ 400 m/ph lên 500 - 600 m/ph; Nâng công suất bột giấy từ 14 nồi lên 19 nồi/ngày, tạo sự cân đối giữa công suất nấu bột và xeo giấy; Nâng chất lượng sửa chữa và bảo dưỡng lớn; Rút ngắn được 50% thời gian sửa chữa định kỳ; Làm tăng thời gian chạy máy hữu ích, tăng sản lượng giấy. Công nghệ “Cải tiến hệ thống điều chỉnh độ pH và chế độ phụ gia” đã tăng được độ bảo lưu cao lanh từ 50-70%, đưa công nghệ ôxy già trong quy trình tẩy bột, thay đổi chất độn cao lanh làm tăng độ trắng độ mịn của giấy. Công trình giải quyết vấn đề dính bám ở thiết bị xử lý và chưng bốc dịch đen trong sản xuất bột giấy nhằm ngăn không cho nhựa cây dính bám vào thiết bị đã mang lại hiệu quả rõ rệt cả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Khi được áp dụng,

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

thời gian phải dừng thiết bị để rửa giảm từ 5-7 giờ xuống còn 1-2 giờ/ngày tính ra mỗi năm làm lợi tới 25 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VINAPACO cũng triển khai các dự án đầu tư nồi nấu bột số 4, dự án khử mực tại Công ty giấy Tissue Sông Đuống…áp dụng công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm có năng suất chất lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường.

Việc đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đúng hướng đã làm tiền đề cho VINAPACO có bước tăng trưởng nhảy vọt: sản lượng giấy sản xuất vượt bậc so với thiết kế ban đầu, chất lượng ngày một nâng cao và ổn định

2. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Tổng công ty giấy Việt Nam

2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty

* Thuận lợi:

- Tình hình chính trị trong nước ổn định, cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh được chính phủ quan tâm, VINAPACO luôn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, địa phương trong mọi hoạt động, việc làm, thu nhập của cán bộ, công nhân viên duy trì ổn định.

- VINAPACO đã chủ động được một phần gỗ nguyên liệu sản xuất bột giấy, tạo điều kiện ổn định trong sản xuất.

- Tập thể lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên VINAPACO đoàn kết, cùng chung sức xây dựng và vượt qua các khó khăn để thực hiện mục tiêu đề ra.

* Khó khăn:

- Tình hình thế giới diễn biến phức tạp như biến đổi khí hậu toàn cầu, động đất... trên nhiều khu vực, khủng hoảng nợ công trầm trọng ở nhiều quốc

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

gia. Trong nước chính sách thắt chặt tín dụng kiềm chế lạm phát đẩy lãi suất huy động vốn ở mức quá cao cộng với tỷ giá ngoại tệ tăng làm tăng chi phí sản xuất; chi tiêu, tiêu dùng giảm.

- Giá cả vật tư, nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào như gỗ nguyên liệu, bột giấy nhập khẩu, điện than, hóa chất…tăng khá nhiều.

- Vay vốn cho đầu tư, phát triển hạn chế, không đáp ứng tiến độ đầu tư ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và việc kinh doanh của VINAPACO. Vốn vay trồng rừng tiếp tục gặp khó khăn, tiến độ giải ngân cho các dự án trồng rừng rất chậm.

- Thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều vào các tháng đầu năm làm ảnh hưởng đến tiến độ khai thác gỗ nguyên liệu.

- Cạnh tranh trên thị trường giấy ngày càng khốc liệt do nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy với quy mô lớn trong nước ra đời và luôn không ngừng mở rộng cả về quy mô và chủng loại sản phẩm nên càng gây khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm giấy của VINAPACO.

- Cạnh tranh trên thị trường lao động diễn ra gay gắt. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

2.2 Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty giấy Việt Nam

2.2.1 Cơ cấu vốn kinh doanh

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn kinh doanh 5,585,50 0 100% 5,461,649 100% 123,851 2.27% Vốn cố định 3,294,177 58.98% 3,190,950 58.42% 103,227 3.23% Vốn lưu động 2,291,323 41.02% 2,270,699 41.58% 20,624 0.91%

Từ bảng ta thấy vốn kinh doanh cuối năm là 5,585,500 triệu đồng tăng 123,851 triệu đồng so với đầu năm là 5,461,649 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5,34%. Trong đó:

- Vốn cố định năm 2011 chiếm tỷ trọng 58.42%, năm 2012 chiếm tỷ trọng 58.98%, tăng từ 3,190,950 triệu đồng lên 3,294,177 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.23% do công ty có sự thay đổi về chi phí xây dựng cơ bản làm cho vốn cố định tăng lên về cuối năm.

- Vốn lưu động chiếm tỷ trọng 41.58%, cuối năm là 41.02% trong tổng vốn kinh doanh, tức là đã tăng lên 0.56% về mặt tỷ trọng. Như vậy công ty đã thay đổi cơ cấu vốn kinh doanh theo hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động, so với đầu năm thì VLĐ tăng lên 20,624 triệu đồng (từ 2,270,699 triệu đồng lên 2,291,323 triệu đồng) với tỷ lệ tăng tuơng ứng là 0.91% là do công ty trong năm 2012 đã tăng lượng hàng tồn kho lên. Tỷ lệ tăng VLĐ tương đối nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Qua đó ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là do cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng lên. Vì vậy, để có thể đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải chú trọng vào khâu quản lý VLĐ và VCĐ.

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

2.2.2 Nguồn vốn kinh doanh của công ty.

Cùng với việc tìm hiểu về cơ cấu tài sản để thấy được cái nhìn tổng quát hơn về tình hình bố trí và sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta cần tìm hiểu thêm về tình hình khai thác và huy động vốn của công ty.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tổng nguồn vốn 5,585,50 0 100 5,461,649 100 123,851 2.27% Nợ phải trả 4,600,83 2 82.37% 4,543,831 83.20% 57,001 1.25% Vốn chủ sở hữu 984,668 17.63% 917,818 16.80% 66,850 7.28%

Nợ phải trả của công ty ở đầu năm là 4,543,831triệu đồng chiếm tỷ trọng 83.20%, cuối năm là 4,600,832 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82.37% tăng

57,001triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1.25%. Điều này cho thấy trong năm qua công ty đã sử dụng thêm vốn từ bên ngoài để phục vụ hoạt động SXKD.

Ta biết rằng, tỷ trọng nợ phải trả chính là hệ số nợ, còn tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu là tỷ suất tự tài trợ. Hệ số nợ là một chỉ tiêu đo lường số vốn kinh donah đi vay trong tổng số vốn SXKD. Như vậy về mặt lý thuyết hệ số nợ càng cao thì mức độ rùi ro tài chính càng lớn. VCSH của công ty cuối năm là 984,668 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17.63% đã tăng 66,850 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7.28% so với đầu năm. Đánh giá chung về tình hình tổ chức huy động vốn của công ty, ta thấy có cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty vẫn chưa hợp lý, tỷ trọng vốn nghiêng về vốn vay. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn tốt nhưng làm cho công ty tự chủ về mặt tài chính thấp, chi phí sử dụng vốn khá

SV: Nguyễn Hồng Quân Lớp: CQ47/11.04

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 34 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w