Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở trường Đại học Dân lập Phương Đông tt.PDF (Trang 29 - 30)

Khuyến nghị về quản lý PT CTĐT ở cấp Nhà nước, Bộ, ngành liên quan:

2.1. Về hệ thống ngành nghề

Sự phát triển của kinh tế thị trường tại Việt Nam, cũng đã làm đổi mới cách quản lý giáo dục và cần thiết nhận diện lại hệ thống ngành nghề, chương trình đào tạo và có thay đổi trong tổ chức quản lý chương trình đào tạo cho phù hợp.

Việc quy hoạch hệ thống ngành nghề là cần thiết. Cần chấm dứt hiện tượng tên ngành nghề chồng chéo và tên ngành không sát với chương trình đào tạo thực tế.

Muốn vậy, Cơ quan quản lý giáo dục cấp Nhà nước nên có một bộ phận lấy các bản kế hoạch và định hướng phát triển đất nước, đặc biệt là định hướng phát triển kinh tế. Lấy đó làm nguồn dữ liệu, tham khảo hệ thống ngành nghề các nước phát triển để hoạch định lại và dự đoán trước hệ thống ngành nghề và định hướng đào tạo ngành nghề trong tương lai. Cơ quan này có nhiệm vụ mang tính chất dự báo. Muốn đào tạo theo nhu cầu xã hội, trước hết phải dự báo được số lượng theo ngành nghề và trình độ đào tạo ở tất cả các cấp từ quốc gia cho đến các vùng miền và địa phương. Sự “chào đời” của cơ quan dự báo nhu cầu xã hội với sự góp mặt của các bộ ngành trung ương và địa phương là lẽ tất nhiên khi hội nhập kinh tế, quá trình phân công lao động quốc tế sẽ theo hướng chuyên môn hóa.

Còn loại hình thứ hai, là dịch vụ nhận đặt hàng lao động trình độ cao của doanh nghiệp. Đơn vị này sẽ phải gặp các trường để kết nối cho doanh nghiệp - nhà trường ký hợp đồng với nhau. Đây là loại dịch vụ để hình thành thị trường lao động có trình độ cao mà nhà nước cũng phải làm trung gian.

2.2. Hình thành quy trình quản lý chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo là thương hiệu cho một trường. Muốn vậy, cần thực hiện được quy trình quản lý chương trình đào tạo cho hệ giáo dục đại học tại Việt Nam. Bước đầu tiên là hình thành hệ thống ngành nghề theo tiêu chuẩn, theo đó phải có bước đệm là từng trường phải nhận diện lại ngành nghề mình đang đào tạo. Bước nhận diện mất không ít thời gian và công sức, nhất là về tư tưởng của các lãnh đạo. Dù khó, nhưng nhất thiết phải làm. Thứ hai là các trường tự đánh giá chương trình đào tạo của nhau và nhất thiết công khai công nhận hay không công nhận các chương trình đào tạo tương đương của nhau.

Rõ ràng, sự chuyển động đầu tiên vẫn phải từ phía các trường. Bởi, thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, đổi mới cách dạy học, tạo ra “sản phẩm” phù hợp với yêu cầu xã hội là trách nhiệm của các trường, không ai làm thay được. Tuy nhiên, Nhà nước, Bộ, ngành cần trao quyền tự chủ cho các trường đại học để các trường tự chịu trách nhiệm về sản phẩm đào tạo của mình. Quản lý các trường theo cơ chế thị trường để các trường có sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo.

Như vậy là không thể có một chương trình cứng nhắc cho tất cả các trường các ngành mà phải là một chương trình linh hoạt hơn.

Lựa chọn quy trình quản lý PT CTĐT sao cho khi cần đánh giá CTĐT một trường đại học, dễ dàng nhận xét được tính hiện đại, tính thực tiễn và tính bản sắc của CTĐT trường đó đã xây dựng. Đồng thời phải nâng cao giá trị thương hiệu của các trường.

2.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và nâng cao ý thức của mọi thành phần xã hội, đặc biệt là của đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo tham gia của mọi thành phần xã hội, đặc biệt là của đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo tham gia vào việc phát triển chương trình đào tạo.

Chất lượng trong đào tạo ĐH, CĐ, nên hiểu một cách đơn giản như là các sản phẩm Việt Nam có thể đưa ra thị trường nước ngoài và người Việt Nam cũng có thể mua và sử dụng sản phẩm của nước ngoài. Theo cách hiểu đó, sản phẩm của giáo dục ĐH, CĐ chính là các sinh viên Việt Nam có thể tiếp tục việc học tập tại các hệ thống giáo dục ở các nước khác, cũng như sinh viên của các nước khác cũng có thể vào học ở các trường của Việt Nam. Một khi điều đó thực hiện được có nghĩa là đã đạt được yêu cầu về chất lượng và hội nhập.

Chương trình đào tạo phải được tất cả các đối tượng trong xã hội đánh giá: các cấp quản lý giáo dục Nhà nước; các chuyên gia trong lĩnh vực, ngành nghề liên quan; các doanh nghiệp, công ty cần sản phẩm của quá trình đào tạo, đến đối tượng học tập. Đối tượng học tập dựa trên chương trình đào tạo đã công bố để chọn lựa. Việc xây dựng một bộ công cụ để đánh giá chất lượng các CTĐT của các trường ĐH là cần thiết.

Cần có các văn bản liên kết giữa các Bộ, ngành quy định trách nhiệm đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội nhằm nâng cao mối quan hệ khăng khít giữa các cơ sở giáo dục và các tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở trường Đại học Dân lập Phương Đông tt.PDF (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)