Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng trình độ chuyên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội tt (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.5.Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng trình độ chuyên

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm bổ sung, cập nhật cho giáo viên những kiến thức khoa học bộ môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV theo quan điểm chuẩn hóa.

Việc bồi dưỡng ĐNGV phải góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, khả năng sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Nội dung bồi dưỡng ĐNGV gồm: Bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; về chuyên môn, nghiệp vụ; về văn hóa, tin học và ngoại ngữ; về năng lực công tác. Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, Tổ chức tư vấn, hướng dẫn giáo viên tự xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng

3.3.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đảm bảo mục tiêu: Đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Tổ chức công khai các chỉ tiêu kế hoạch, tiêu chuẩn và cơ cấu cán bộ, giáo viên đào tạo thạc sĩ theo từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện

Có sự chỉ đạo thống nhất về kế hoạch phát triển ĐNGV với các hành động cụ thể, thiết thực, được đưa vào nghị quyết của chi bộ Đảng, Nghị quyết Hội nghị cán bộ - công chức, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm. Có các quy định cụ thể về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.

Quán triệt tới từng cán bộ, giáo viên nhà trường phải có nhận thức đúng đắn, có thái độ tích cực với công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

3.3.6. Biện pháp 6: Đảm bảo chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Triển khai thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên xây dựng bầu không khí sư phạm lành mạnh.

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

Củng cố cơ sở vật chất nhà trường, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc, chăm lo đời sống cho giáo viên, làm tốt công tác thi đua - khen thưởng, động viên giáo viên tích cực công tác hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ tiết kiệm, ưu tiên cho quỹ khen thưởng, tạo cơ hội lao động cho giáo viên bằng chính nghề đồng thời tăng thu nhập chính đáng bằng năng lực của mình.

3.3.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Nghiên cứu các văn bản chỉ thị của Nhà nước, của ngành Giáo dục về chế độ chính sách ưu tiên đối với cán bộ giáo viên.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý, chế độ đãi ngộ bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với giáo viên, tạo động lực để đội ngũ giáo viên an tâm, phấn khởi , cống hiến công tác.

Có chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng, xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những giáo viên giỏi

Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng thêm hiệu quả giáo dục, cộng đồng trách nhiệm, phối hợp của gia đình và các tổ chức xã hội khác.

Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, đảm bảo đúng, đủ chế độ chính sách, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, mua sắm và sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học để tăng cường các điều kiện lao động, công tác.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Chi bộ, Ban giám hiệu, sự năng động linh hoạt, dám nghĩ dám làm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường.

Thường xuyên theo dõi các văn bản về chế độ ưu đãi, lương, thưởng, phụ cấp khác để làm đúng, đủ, kịp thời chế độ đối với giáo viên.

Thực hiện chi tiêu tiết kiệm, ưu tiên việc nâng cao thu nhập cho giáo viên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội tt (Trang 27 - 29)