5.ỨNG DỤNG KINH TẾ LƯỢNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN

Một phần của tài liệu Lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho nhóm các công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33 - 35)

do Modigliani và Miller đề xuất (đã trình bày tại mục 3.1 ở trên), phân tích tác động của thuế và chi phí vốn đến sự thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà kinh tế học đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để kiểm chứng, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, cụ thể:

Nghiên cứu của Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Chen (2004) ở Trung Quốc cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) giữa hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (TDE) và Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Các nghiên cứu của Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Chen (2004) ở Trung Quốc cho thấy qui mô công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (TDE)

Mức tăng trưởng (Growth): Myers (1984) cho rằng nếu một công ty có hệ số nợ cao thì các cổ đông có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án mới vì lợi nhuận từ khoản đầu tư này có lợi cho chủ nợ nhiều hơn các cổ

đông. Mặc khác công ty trong giai đoạn tăng trưởng cần nhiều vốn để mở rộng đầu tư nên sử dụng nhiều nợ.

Ứng dụng kinh tế lượng trong nghiên cứu cơ cấu vốn:

o Quy trình phân tích kinh tế lượng

Nêu giả thiết về các mối quan hệ giữa các biến

Thiết lập phương trình toán học để mô tả các biến này

Ước lượng các tham số của mô hình nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các biến với số liệu thu thập được

Phân tích kết quả thu được: Xem xét kết quả có phù hợp về mặt lý thuyết hay không, kiểm định các giả thiết thống kê về các ước lượng có trong mô hình. Dự báo: Nếu mô hình phù hợp với lý thuyết kinh tế thì có thể sử dụng để dự báo

o Phân tích tương quan và thống kê mô tả

Trước khi xây dựng mô hình kinh tế lượng để mô tả quan hệ giữa cơ cấu vốn và các biến số liên quan, cần thực hiện các thống kê mô tả và phân tích tương quan giữa các biến với biến số phụ thuộc. Một số thống kê đặc trưng mô tả cho các biến như sau:

Kỳ vọng, trung bình mẫu Phương sai, độ lệch chuẩn

Khoảng biến thiên (Dispersion range): Khoảng cách từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất của dãy quan sát

Hệ số biến thiên (Coefficient of varation): Tỷ lệ giữa độ lệch chuẩn và giá trị trung bình

Hệ số bất đối xứng (Skewness): Mức độ đối xứng đối với phân phối

Hệ số tương quan: Giá trị của hệ số tương quan cho biết mức độ quan hệ tuyến tính giữa các biến có chặt chẽ hay không và còn cho biết chiều quan hệ giữa các biến.

o Phương pháp ước lượng

Phương pháp ước lượng sử dụng trong xây dựng mô hình kinh tế lượng thường được sử dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất (Less Square – LS). Tiêu chuẩn ước lượng của LS căn cứ trên tổng bình phương của các phần dư đạt giá trị cực tiểu.

6. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CÁC CÔNG TY VIỆT NAM 6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Thực tế không có một cơ cấu vốn tối ưu chuẩn cho các công ty ở các quốc gia, bởi cơ cấu vốn phụ thuộc vào môi trường vĩ mô của doanh nghiệp hay ngay cả trong một công ty cơ cấu vốn tối ưu cũng luôn thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh.

Để nghiên cứu bài học kinh nghiệm quốc tế, tác giả thấy rằng chỉ có Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhất, cùng hệ thống chính trị, cùng thuộc nhóm các nước đang phát triển, hai nước có nhiều điểm văn hóa – xã hội tương đồng. Trung Quốc mở cửa cải cách kinh tế từ năm 1978, sớm hơn Việt Nam 8 năm, sự nghiệp phát triển, đổi mới kinh tế thu được nhiều thành tựu, là những kinh nghiệm quý báu để Việt Nam nghiên cứu, học hỏi.

Bảng 1.4: Tỷ lệ nợ trung bình của các công ty XD và BĐS tại Trung Quốc

Đơn vị: 10 000 yuan Năm Tổng tài sản Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 1999 187,448,042 142,638,782

Một phần của tài liệu Lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho nhóm các công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w