TƢƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ GLUCOSE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ insulin ở bệnh nhân xơ gan có đái tháo đường (Trang 105 - 111)

CHỈ SỐ CHILD PUGH

4.4.1. Tƣơng quan giữa nồng độ glucose và chỉ số Child Pugh

Theo bảng 3.32 ở Child A có trung bình glucose là 9,06 mmol/l, Child B có trung bình glucose là 9,64 mmol/l và Child C có trung bình glucose là 9,40 mmol/l, sự khác biệt giữa nồng độ glucose và phân độ Child-Pugh không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Do đó, qua biểu đồ 3.15 cho thấy nồng độ glucose có tương quan thuận rất ít với chỉ số Child-Pugh có phương trình hồi quy tuyến tính là y=0,1259x + 7,942 và hệ số tương quan r=0,1265 (p>0,05).

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng là nồng độ G0 tương quan thuận rất ít với phân độ Child-Pugh có phương trình hồi quy là y =0,019x + 4,97 và hệ số tương quan r=0,026 (p> 0,05)

4.4.2. Tƣơng quan giữa nồng độ insulin và chỉ số Child Pugh

Trong nghiên cứu, qua bảng 3.33 chúng ta thấy khá rõ sự biến thiên tăng dần của nồng độ insulin máu theo chỉ số Child Pugh, ở Child A có insulin trung bình 13,11±4,72 U/ml, Child B có insulin trung bình là 16,57 ± 9,77 U/ml còn Child C có insulin trung bình 17,64±9,05 U/ml .

Do vậy, qua biểu đồ 3.16. cho thấy ở có tương quan thuận vừa giữa nồng độ insulin với chỉ số Child Pugh. Phương trình hồi quy là y=1,5498x+2,613, hệ số tương quan r=0,354 (p < 0,05). Kết quả phù hợp với Hoàng Trọng Thảng, Trần Hữu Dàng (2008) có phương trình hồi quy là y = 0,777x – 0,7128 với hệ số tương quan r = 0,34 (p>0,05), nghĩa là insulin máu lúc đói (I) càng cao thì chỉ số Child Pugh càng nhiều, xơ gan càng nặng [35].

4.4.3. Tƣơng quan giữa nồng độ insulin và glucose

Theo y văn việc tăng insulin tương ứng ít nhất một phần với cơ chế điều chỉnh khi có đáp ứng rối loạn glucose máu để đảm bảo sự hằng định nội môi, khi đó tế bào β của tuỵ sẽ tăng bài tiết, ngoài ra điều này có lẻ còn do sự bù trừ sinh lý khi mô ngoại biên bị giảm độ nhạy với insulin. Tế bào β của tuỵ bình thường có thể bù trừ cho sự giảm độ nhạy của insulin đến 80% bằng cách sản xuất insulin.

Định lượng sự thanh thải insulin đã giúp xác định được việc tăng bài tiết insulin của tuỵ và giảm thanh thải insulin ở gan, nó tỷ lệ nghịch với độ

nặng của Shunt cửa - chủ, cho nên tăng insulin máu có lẽ gắn liền với rối loạn chức năng, chức năng gan hơn là các Shunt. Trong xơ gan các hormon dạ dày, ruột, như GIP, GLP - 1 cũng tăng, bình thường chúng được giải phóng ra khi có thức ăn đi qua ống tiêu hoá [13].

Khi có kích thích của glucid, thì nồng độ các hormon này tăng một cách bất thường và sự đáp ứng của GIP mạnh hơn GLP-1.

Qua biểu đồ 3.17 cho thấy có sự tương quan thuận vừa giữa nồng độ insulin và nồng độ glucose với hệ số tương quan r = 0,346 (p< 0,05), phương trình hối quy tuyến tính là y = 0,9303x+7,686. Điều này cho thấy đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là xơ gan có đái tháo đường nên insulin và glucose cùng tăng (tỷ lệ thuận) là hợp lý.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu của 59 bệnh nhân xơ gan có đái tháo đường tại bệnh viện TW Huế chúng tôi có kết luận như sau:

1. Đặc điểm lâm sàng và nồng độ insulin ở BN xơ gan có đái tháo đƣờng

1.1. Triệu chứng lâm sàng Tỷ lệ có cổ trướng ít 40,7%, nhiều 39,0% Tỷ lệ lách lớn 67,3%; bàng hệ 98,2% Chán ăn 94,9%, mệt mỏi 98,3%, vàng da 64,4%, nốt nhện 66,1%, hồng ban 57,6%, phù nề 50,8%. 1.2. Triệu chứng cận lâm sàng + Công thức máu

-Thiếu máu hồng cầu 64,40%, lượng hồng cầu 3,37 ± 0,74 tr/mm3. -Thiếu máu bạch cầu 69,32%, lượng bạch cầu 6.520 ± 319,0 tb/mm3 -Thiếumáu tiểu cầu 83,05%, lượng tiểu cầu 102.000± 64.040 tb/mm3

+ Thông số chức năng gan

- Số lượng albumin trung bình 34,55 ± 8,40 g/l

- Số lượng bilirubin trung bình 53,85 ± 54,39 mol/l - Số lượng prothrombin trung bình 65,41 ± 19,40 

+ Men gan SGOT và SGPT

- Hoạt độ men SGOT trung bình 170,14 ± 167,29 IU/l . - Hoạt độ men SGPT trung bình 88,53 ± 107,21 IU/l.

1.3. Nồng độ glucose, insulin

- Nhóm bệnh 9,49 ± 3,13 mmol/l - Chứng 4,66 ± 0,40 mmol/l - Nhóm bệnh 16,34 ± 8,98 U/ml - Chứng 4,12 ± 3,61 U/ml

2. Tương quan giữa nồng độ đường máu, nồng độ insulin với độ nặng của xơ gan theo Child - Pugd.

- Tương quan giữa nồng độ đường máu và Child Pugh

Tương quan thuận không đáng kể giữa nồng độ glucose máu với chỉ số Child-Pugh, hệ số tương quan r =0,1265.

- Tương quan giữa nồng độ insulin với chỉ số Child Pugh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương quan thuận vừa giữa nồng độ I0 với chỉ số Child Pugh. Hệ số tương quan r=0,354 (p < 0,05).

- Tương quan giữa nồng độ insulin và glucose

Tương quan thuận vừa giữa nồng độ insulin và nồng độ glucose với hệ số tương quan r = 0,346 (p< 0,05).

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ insulin ở bệnh nhân xơ gan có đái tháo đường chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

1. Đái tháo đường ở bệnh nhân xơ gan là thường gặp. Do đó ở bệnh nhân xơ gan nên định lượng đường máu một cách thường qui.

2. Đái đường trong xơ gan có nồng độ insulin máu cao và phần lớn các thuốc uống hạ đường máu đều độc hại cho gan. Do đó cần đánh giá chức năng gan một cách đầy đủ và cân nhắc chọn lựa thuốc cũng như liều lượng thuốc.

Trang den:

1-20,22-33,35,37-40,44,49-54,58,62,66-92 65-63,61-59,57-55,48-45,43-41,36,34,21 mau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ insulin ở bệnh nhân xơ gan có đái tháo đường (Trang 105 - 111)