ĐẾN XƠ GAN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Kể từ năm 1898 khi Nauuyn lần đầu tiên ghi nhận có sự rối loạn chuyển hoá glucose ở bệnh nhân xơ gan thì cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, sau đây là một số minh hoạ.
Năm 2002 Holstein và cộng sự nghiên cứu. Biểu hiện lâm sàng của ĐTĐ trên bệnh nhân xơ gan, khác với ĐTĐ típ 2 vì ít có tiền sử gia đình và các biến chứng tim mạch [61].
Tietge UJ (2004), nghiên cứu quá trình chuyển hóa glucose liên quan đến bệnh xơ gan mạn tính [85].
Năm 2009, Vater Donado nghiên cứu sự đề kháng insuline ở bệnh nhân xơ gan mạn tính và bệnh ung thư tế bào gan [86].
Năm 2100, Hung Ch, Wang JH nghiên cứu đề kháng insulin có liên quan với ung thư biểu mô tế bào gan trong bệnh viêm gan C [62].
Năm 2100, Kim
M Y, Baik S.K. nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và xơ gan [65].
Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về glucose máu trên bệnh nhân xơ gan.
Năm 2000 Đặng Thị Nga: Nghiên cứu khả năng dung nạp glucose ở bệnh nhân viêm gan virus cấp với kết quả rối loạn dung nạp glucose là 15.6%. [29]
Năm 2006 Trần Thừa Nguyên,Trần Hữu Dàng, Trần Trung Thông, Ngô Bình Châu: Nghiên cứu sự rối loạn dung nạp Glucose ở người tăng trọng béo phì có đề kháng Insulin, kết quả tỷ lệ rối loạn Glucose máu là 36.48% [31]. Năm 2007 Trương Công Dụng: Nghiên cứu tình sự biến đổi nồng độ Glucose và Insulin máu ở bệnh nhân xơ gan [11].
Năm 2008 Hoàng Trọng Thảng, Trần Hữu Dàng, Trương Công Dụng:
Nghiên cứu rối loạn dung nạp đường và đề kháng Insulin [33].
Năm 2008 Hoàng Trọng Thảng: Nghiên cứu tình trạng rối loạn đường máu và đái tháo đường ở bệnh nhân xơ gan, kết quả tăng Glucose máu ở bệnh nhân xơ gan sau nghiệm pháp dung nạp Glucose là 86%, DNG là 32%, xơ gan bị đái tháo đường chiếm 54% [34].
Năm 2008 Trần Hữu Dàng, Trần Thừa nguyên: Nghiên cứu kháng insulin ở phụ nữ mạn kinh, kết quả kháng insulin là 46,7% [31].
Năm 2009 Phạm Thị Thu Thuỷ: Nghiên cứu sự liên quan giữa đái tháo đường và nhiễm siêu virus gan C [40].
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU