Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 45)

Bằng thực nghiệm Tyzzer (1929) [30] đã chứng minh có 2 mức miễn dịch trong bệnh cầu trùng:

Mức 1: Phát sinh khi con vật nhiễm một lượng nhỏ cầu trùng, khi đó sẽ tạo ra miễn dịch yếu và nếu gây nhiễm cho chúng một liều cầu trùng cao hơn (liều siêu nhiễm) thì chúng sẽ mắc bệnh lại.

Mức 2: Khi con vật nhiễm một lượng lớn cầu trùng, trong trường hợp này sẽ có miễn dịch khi con vật mắc lại. Tác giả cho rằng cường độ miễn dịch có liên quan đến số lượng cầu trùng xâm nhập vào cơ thể.

Rose và cs (1962) [29] đã chứng minh tính miễn dịch đặc hiệu theo loài nghiêm ngặt ở Eimeria bằng phương pháp kết tủa trên thạch.

Theo Horton Smith (1963) [28], thời gian miễn dịch tương đối dài nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là phương pháp gây miễn dịch.

Theo tác giả Kolapxki, Paskin (1980) [25], gà con từ 10-80 ngày tuổi nhạy cảm và nhiễm bệnh cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao. Gà nuôi với mật độ cao, độ ẩm không khí và độ ẩm chất độn chuồng cao, thức ăn không đầy đủ dinh dưỡng đều làm cho bệnh lan tràn. Sự nhiễm bệnh còn xảy ra qua đường tiêu hóa, dịch phát ra vào mùa xuân hoặc mùa hè.

Theo Morlow (1975) [27] cho rằng bệnh cầu trùng xảy ra chủ yếu xảy ra ở gia cầm non, E.tenella là loại cầu trùng gây bệnh mạnh nhất ở gà 1 tháng tuổi, E.maxima gây bệnh cho gà 1,5 - 2 tháng tuổi.

Theo Mantrinsky và Orkop (1996) [24] thì gà bị bệnh cầu trùng có thể làm rối loạn quá trình trao đổi sắt của huyết thanh và mức độ transfernin giảm, thành phần Hb cũng thay đổi.

Theo Mathis (1996) [23] thử độ mẫn cảm của cầu trùng đối với các loại thuốc: Amprolium, Sulfaquinoxalin và Sulfaquinoxalin primetalin cho thấy: Amprolium có hiệu lực cao nhất đối với E.tenella nhưng lại có hiệu lực thấp với E.acervulina nhưng lại có hiệu lực yếu đối với E.tenella. Hỗn hợp 2 loại thuốc trên có hiệu lực tốt với cả hai loại cầu trùng này.

Mới đây nhất là tác giả Archie Hunter (2000) [21] cho biết: Để phòng chống bệnh cầu trùng cho gà tốt, nhất là gà con không tiếp xúc với số lượng noãn nang lớn trong môi trường. Điều này có thể thực hiện được nhờ vệ sinh tốt, ngăn ngừa sự tích tụ phân trong chuồng, giữ cho môi trường luôn luôn khô. Ví dụ như: Máng nước không bị rò gỉ, tác giả còn nhấn mạnh: Đối với gà thịt nuôi trên đệm lót dày là điều kiện lý tưởng cho bệnh cầu trùng bùng phát nên biện pháp phổ biến là cho gà thịt uống thuốc diệt cầu trùng trong suốt đời sản xuất. Ông đưa ra một số thuốc sau: Quinolones, Ionphores, Sulphonamides… tác giả còn cho biết ở Mỹ vaccine sống đã phát triển là hỗn hợp noãn nang Emeria

phổ biến nhất. Cách sử dụng là pha vào nước cho gà từ 5 - 9 ngày tuổi uống và nó có hiệu quả cho tất cả các loại gà như gà thịt, gà đẻ, gà giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 45)